Tổng Cục Thuế lên tiếng về việc không có đề xuất giảm thuế thu nhập cho người làm công ăn lương

(Vietnamdaily) - Tổng Cục Thuế vừa lên tiếng liên quan đến việc thông tin cơ quan soạn thảo đã không chú trọng đối tượng là người làm công ăn lương do không có đề xuất giảm thuế thu nhập cá nhân cho đối tượng này.

Tổng Cục Thuế khẳng định, chính sách hỗ trợ về thuế đối với người dân, doanh nghiệp trong bối dịch Covid-19 đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp là phù hợp, từ đó góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sớm khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh. 
Trước đó, một số thông tin cho rằng, trong nội dung dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp thu ngân sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19, cơ quan soạn thảo đã không chú trọng đối tượng là người làm công ăn lương do không có đề xuất giảm thuế TNCN cho người làm công ăn lương.
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế khẳng định, theo quy định của pháp luật thuế TNCN hiện hành thì thu nhập làm căn cứ tính thuế là thu nhập người lao động thực nhận sau khi đã tính các khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo theo quy định.
Với quy định hiện hành thì người lao động có thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng sẽ không phải nộp thuế TNCN, đối với mức thu nhập cao hơn thì sẽ tính các khoản giảm trừ theo quy định và áp dụng biểu thuế lũy tiến.
Tong Cuc Thue len tieng ve viec khong co de xuat giam thue thu nhap cho nguoi lam cong an luong
 
Trường hợp cụ thể như người lao động có 2 người phụ thuộc và có đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc thì với mức thu nhập 22 triệu đồng/tháng thì không phải nộp thuế và không bị tạm khấu trừ thuế TNCN; Với mức thu nhập từ 23 triệu đồng/tháng thì nộp thuế ở bậc 1 với thuế suất 5% và số thuế khấu trừ hàng tháng chỉ là 39.250 đồng/tháng.
Như vậy, tổ chức trả thu nhập nào đó tạm khấu trừ thuế TNCN của người lao động theo mức thu nhập bình quân của năm trước ngay cả khi có mức thu nhập thấp 4,5 triệu đồng/tháng hoặc 20 - 25 triệu đồng/tháng với 2 người phụ thuộc là không đúng với quy định của pháp luật thuế TNCN.
Khi đề xuất giải pháp hỗ trợ cho người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công, Bộ Tài chính thấy rằng nếu áp dụng việc giảm thuế TNCN từ tiền lương tiền công trong 06 tháng cuối năm 2021 thì đối tượng được hưởng sẽ chủ yếu rơi vào nhóm có thu nhập nhập cao không đúng với mục tiêu hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bởi vì số thuế từ nhóm cá nhân có thu nhập cao chiếm 87% trong tổng số thu từ thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công.
Do đó, để thực hiện việc hỗ trợ đúng đối tượng, các bộ, ngành đã trình Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 ngày 2/6/2020 về việc điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh, theo đó mức giảm trừ cho bản thân tăng từ 9 triệu lên 11 triệu đồng/tháng, mức giảm trừ cho người phụ thuộc tăng từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng/tháng.
Với quy định mới này đã có tác động điều chỉnh giảm thu nhập tính thuế đến khoảng 6 triệu người lao động, giảm thu NSNN là 10,8 ngàn tỷ đồng, trong đó có khoảng 1,2 triệu người lao động đang thuộc diện chịu thuế ở bậc 1 thì theo quy định mới thuộc diện không phải nộp thuế.

Thuế thu nhập cá nhân tính thế nào khi nhận tiền Tết?

Theo quy định, sẽ có 16 trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân trong năm 2020.

Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2012) quy định khoản thu nhập của cá nhân phát sinh từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Có rất nhiều các khoản thu nhập được miễn thuế.

Thuế thu nhập cá nhân lỗi thời: 'Bào mòn' cuộc sống người dân

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền giảm trừ gia cảnh được áp dụng dựa trên tính toán của cơ quan chức năng, nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, việc tính thuế TNCN lỗi thời đã “bào mòn” cuộc sống của người lao động, nhất là trong bối cảnh khó khăn của đại dịch COVID-19.

Đại dịch COVID-19 kéo dài khiến nền kinh tế đình trệ, hàng loạt doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng, thậm chí tạm dừng hoạt động. Theo Tổng cục Thống kê, 4 tháng qua, cả nước có hơn 5 triệu người động bị ảnh hưởng như giảm lương, nghỉ làm không lương, mất việc làm. Thế nhưng, chính sách hỗ trợ cho lao động có nguồn thu nhập bị suy giảm vẫn chưa được bộ, ngành lên tiếng.

Thu nhập sụt giảm do dịch COVID-19, trong khi chi phí sinh hoạt vẫn đắt đỏ, anh Trần Nguyên (32 tuổi, trú tại huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, thu nhập chỉ đủ trang trải qua ngày, ráo mồ hôi là hết tiền. Theo anh Nguyên, con anh mới được 6 tháng, vợ anh trước đó mới đi làm, chưa có hợp đồng. Vợ anh nghỉ việc nên không có thu nhập.

Giả thuyết người ngoài hành tinh có liên quan vụ tàu ngầm Liên Xô mất tích

Năm 1968, K-129 - tàu ngầm của Liên Xô mất tích bí ẩn khi thực hiện chuyến tuần tra phía Bắc Thái Bình Dương. Một giả thuyết cho rằng, nguyên nhân khiến tàu ngầm K-129 gặp nạn có liên quan đến người ngoài hành tinh.

Gia thuyet nguoi ngoai hanh tinh co lien quan vu tau ngam Lien Xo mat tich
K-129 được biết đến là tàu ngầm Liên Xô đóng tại căn cứ hải quân Rybachiy. Đây là tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy năng lượng điện-diesel lớp Golf II. Nó đi vào vận hành vào năm 1959.