Tôi lấy chồng xa bố mẹ đẻ không cho của hồi môn

Về đến nhà, bố mẹ chồng chào đón nhiệt tình. Nhưng trong bữa cơm đầu tiên, tôi thấy tủi thân lắm vì nhớ nhà.

Quê tôi ở một ngôi làng xa xôi, bố mẹ đều là những người nông dân chân chính. Nuôi 3 đứa con ăn học, bố mẹ phải chịu nhiều vất vả và khổ sở. Tôi là chị cả trong nhà nên ngoài việc học tôi thường xuyên giúp đỡ bố mẹ chăm em, dọn việc nhà. Khi tốt nghiệp cấp 3, tôi không thi đại học mà đi kiếm việc làm thêm với mong muốn phụ giúp gia đình.

Lên thành phố tìm việc, rất may tôi được nhận làm công nhân của một nhà máy lớn với mức lương ổn định. Hàng tháng tôi tiết kiệm được một chút, cũng gửi về cho bố mẹ nuôi em. Thời gian trôi đi nhanh chóng, tôi cũng đã 27 tuổi.

Đến tuổi bạn bè cùng trang lứa đều lập gia đình thì tôi vẫn chưa một mảnh tình vắt vai. Lúc đó, em gái tôi vừa trúng tuyển đại học, tôi muốn đi làm thêm vài năm nữa để trang trải cho gia đình, nhưng bố mẹ tôi khuyên tôi nên lo chuyện chồng con. Mẹ tâm sự: "Con hi sinh cho gia đình và các em thế là đủ rồi, giờ con phải tạo dựng cuộc sống của riêng mình".

Nhiều năm qua, làng quê tôi cũng phát triển nhanh chóng nhờ đô thị hóa. Bố mẹ muốn tôi về quê để lấy chồng gần nhà, tiện qua lại. Nhưng số phận lại không như ý, tôi tình cờ gặp chồng ở thành phố. Anh cũng là dân nơi khác lên làm ăn. Qua lời anh kể thì gia đình cũng ở mức bình thường, bố mẹ dễ tính và thân thiện.

Toi lay chong xa bo me de khong cho cua hoi mon

Sau 6 tháng yêu, tôi thấy chồng là người thẳng thắn và trung thực nên đồng ý cưới. Anh cũng bàn bạc rằng cưới xong, hai đứa về quê anh làm ăn chứ không thuê nhà ở thành phố nữa. Tôi cũng đồng lòng vì dẫu sao sống ở quê vẫn dễ chịu hơn nơi đô thị xa hoa này.

Khi tôi về báo cáo với gia đình, bố mẹ phản đối lắm vì bảo con gái lấy chồng xa sẽ khổ. Tôi làm căng lên thì mẹ tuyên bố sẽ không cho một đồng của hồi môn nào nếu tôi cứ làm theo ý mình. Thế là đám cưới được tổ chức trong diện thân mật. Đúng như lời mẹ tuyên bố, lúc tôi lên xe hoa về nhà chồng, tôi không được bố mẹ cho lấy một vật kỉ niệm nào.

Về đến nhà chồng, bố mẹ chồng chào đón nhiệt tình. Nhưng trong bữa cơm đầu tiên, tôi thấy tủi thân lắm vì nhớ nhà, lại nghĩ cảnh bao năm đi làm để phụ giúp bố mẹ, giờ ông bà lại không cho tiền của. Lúc ngồi ăn cơm tôi phát khóc. Tưởng mẹ chồng an ủi nhưng ai ngờ bà bỗng bảo: "Con có bao nhiêu tiền mừng và của hồi môn thì đưa hết đây cho mẹ, mẹ giữ hộ cho. Lấy chồng xa phải theo cái lệ của nhà chồng, mẹ giữ thôi chứ không chi tiêu đến".

Trước khi cưới, tôi đúng là có được số vốn 300 triệu tiền tiết kiệm dắt lưng chứ không có của hồi môn. Giờ mẹ chồng đưa ra yêu cầu quái đản như thế, tôi nhất định không đồng ý. Tiền của tôi thì tôi phải là người nắm giữ chứ.

Tôi thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình, mẹ chồng bảo tôi láo không nghe lời. Nhưng rõ là vô lý lắm, chưa gì bà đã "phủ đầu" tôi như vậy nhưng chắc chắn tôi không phải đứa dễ bắt nạt. Những ngày tiếp theo tôi phải sống sao với mẹ chồng cho yên ổn đây?

Ngày nào cũng dậy từ 3h sáng, tôi vẫn bị mẹ chồng chê lười

Vì đang khó chịu với con dâu nên sẵn mấy bà hàng xóm sang chơi, mẹ chồng lại được đà nói xấu tôi.

Tôi lấy chồng sớm, khi đó mới 19 tuổi. Ngày ấy còn nhỏ dại có nghĩ xa được đâu, thấy có người yêu mình, thương mình là về nhà xin bố mẹ cưới luôn. Bố mẹ vốn cũng chẳng đồng ý, khuyên tôi nên đi kiếm việc làm ổn định rồi hẵng lấy chồng nhưng tôi nhất quyết không nghe. Vậy là cuối cùng bố mẹ đành phải gật đầu để tôi lên xe hoa.

Vì tôi và chồng đều còn trẻ, anh cũng chỉ hơn tôi 2 tuổi, không có việc làm ổn định nên cuộc sống khá khó khăn, đành phải sống chung với nhà chồng chứ không thể ra riêng được. Lúc mới cưới, chồng vẫn đi làm đều đặn tại một công ty thực phẩm, công việc của anh là bốc vác hàng hóa lên xe rồi giao tới các cửa hàng trong thành phố.

Nhà 3 người ung thư gan, “thủ phạm” không ngờ

Cô Vương Lệ thường xuyên mua trứng về rửa sạch rồi cất tủ lạnh trữ mát ăn trong thời gian dài. Nào ngờ, rửa trứng lại làm trứng nhiễm khuẩn, khiến cả gia đình ung thư gan.

"Bác sĩ, ông có chắc không? Tại sao gia đình tôi dễ bị ung thư gan như vậy?", một người phụ nữ trong bệnh viện lo lắng hỏi. Đó chính là cô Vương Lệ, 46 tuổi, người Phúc Kiến, Trung Quốc.
Theo Vương Lệ, cô vẫn thường ăn uống bình thường, không ham mê rượu bia, không hút thuốc, không có thói quen xấu nhưng dạo gần đây, cân nặng của cô tiếp tục giảm, không chỉ Vương Lệ mà cả chồng và con trai của cô đều sụt cân trong khoảng thời gian này.