Toàn cảnh diễn biến về tình hình Biển Đông

Tình hình biển Đông càng trở nên căng thẳng hơn khi Trung Quốc tăng cường các tàu hải cảnh, tàu đánh cá, máy bay... bảo vệ giàn khoan trái phép Hải Dương 981 đặt trên vùng biển Việt Nam.

Ngày 1/5/2014, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã hạ đặt trái phép phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 
Cùng với đó, các tàu hải cảnh, hải giám, tàu quân sự, máy bay trực thăng bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc liên tục có mặt tại đây, sẵn sàng phun nước, đâm va, phá hủy các tàu, làm bị thương lực lượng kiểm ngư của Việt Nam để ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp cận giàn khoan.
Việt Nam cũng có những thông báo chính thức về tình hình tại Biển Đông cũng như thái độ của Việt Nam với dư luận thế giới.

Video nóng tàu TQ rượt đuổi, đâm tàu kiểm ngư VN

(Kiến Thức) - Tàu Hải cảnh mang số hiệu 37102 của Trung Quốc hung hăng, rượt đuổi rồi đâm trực diện vào ca bin của tàu kiểm ngư Việt Nam.


Theo nguồn tin từ Cục kiểm ngư Việt Nam, hai chiếc tàu Hải cảnh của Trung Quốc (trong đó chiếc tàu mang số hiệu 37102) đã hung hăng rượt đuổi, rồi đâm thẳng vào ca bin của tàu kiểm ngư 765 Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp  vào trung tuần tháng 5 này.

113 Online 23/5: Tóm gọn "đại ca" giả danh công an... đi cướp

(Kiến Thức) - Hai băng nhóm giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân gây hoang mang dư luận đã bị Công an Phú Nhuận và quận 10, TP HCM triệt phá. 

Trước đó, ngày 19/5 tổ tuần tra phòng chống đua xe của đội Cảnh sát giao thông Tân Sơn Nhất thuộc phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an TP HCM phát hiện và bắt giữ 4 đối tượng là Lê Văn Thanh, Lê Hoàn Tâm, Nguyễn Tùng Dương và Vũ Trần Hoàng Phong về hành vi làm giả thẻ ngành công an để chặn xe, cưỡng đoạt tiền của người đi đường.

Trung Quốc không có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa

Không chịu rút giàn khoan trái phép Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc còn tìm mọi cách biện minh cho những hành động phi pháp của mình.

Việc Trung Quốc ra sức ngụy biện vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng biển mà họ gọi là Tây Sa, cách đảo Tri Tôn 18 hải lý, trong khi vị trí này cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 119 hải lý, cách ranh giới ngoài vùng đặc quyền kinh tế theo công ước luật biển là 80 hải lý là tuyên bố hết sức vô lý. Bởi vị trí đặt giàn khoan không liên quan đến vùng biển Tây Sa của Trung Quốc. 

Trong tình hình này, Trung Quốc cố tìm mọi cách để biện minh cho những hành động phi pháp của mình. Bởi sự thật Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa) là thuộc chủ quyền của Việt Nam đã được các triều đại Việt Nam thiết lập trên danh nghĩa Nhà nước.

Các bản đồ cổ của Việt Nam và tài liệu của phương Tây đều xác nhận về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Còn trong tất cả các bản đồ cổ của Trung Quốc đều xác định cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Ngoài Hải Nam, không có bất cứ đảo nào khác ở biển Đông. Và sự chiếm đóng hiện nay của Trung Quốc chỉ là kết quả của việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp đối với quần đảo này của Việt Nam từ năm 1974.

TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ nói về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ nói về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông Richard Cronin (Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Stimson) cho biết: “Trung Quốc lý luận rằng họ gọi cái gọi là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trong đó có đảo Tri Tôn, một đảo trong cả quần đảo đó, có vị trí gần nhất với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Từ đó, họ cho rằng họ có quyền đưa giàn khoan vào vùng nước kề cận đảo đó. Nhưng theo công ước LHQ về luật biển, một đảo nhỏ như vậy không thể tuyên bố chủ quyền đối với vùng nước kề cận”.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Thắng, Hội luật gia ra tuyên bố về Trung Quốc nói: “Đảo Tri Tôn là một cồn cát, một cồn cát theo công ước luật biển nó không thể được hưởng đầy đủ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. mà nó chỉ có tối đa 12 hải lý mà thôi. Vị trí từ giàn khoan của Trung Quốc đến đảo Tri Tôn là 17 hải lý do vậy nó không nằm trong vùng biển mà đảo Tri Tôn được hưởng theo công ước luật biển”.

Theo các chuyên gia, vị trí mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 sâu vào trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước luật biển của LHQ.

Hơn nữa, một trong những nội dung quan trọng của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) là các bên phải giữ nguyên trạng không tiến hành chiếm đóng mới, giải quyết các bất đồng bằng tinh thần xây dựng. Nhưng bằng việc hạ, đặt giàn khoan Hải Dương 981, tiến hành xây dựng đường băng trên đảo Gạc Ma của Việt Nam tại Trường Sa và gần đây Trung Quốc tuyên bố cấm đánh bắt cá trong vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đang đi ngược lại tất cả các nội dung của DOC mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết.

Tàu Trung Quốc bày mưu khiêu khích tàu Việt Nam

Ngày 22/5, các tàu của Trung Quốc cố tình gây hấn để lực lượng làm nhiệm vụ chấp pháp Việt Nam đâm húc, rồi quay phim, chụp ảnh lại nhưng ta không mắc mưu. 


EU, Nga, Ukraine chuẩn bị cuộc họp 3 bên về khí đốt

Ủy ban châu Âu (EU), Nga và Ukraine sẽ có cuộc họp 3 bên nhằm giải quyết xung đột về khí đốt ở Đức vào ngày 26/5.

Trong lá thư gửi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/5, Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso cho biết: "Việc tiếp tục đàm phán giữa Ukraine và Nga về vấn đề khí đốt là rất "cấp thiết".