Tình trạng phi công Vietnam Airlines mắc COVID-19: Vừa dùng ECMO, vừa phải lọc máu

Sau hơn 3 tuần, tình trạng của bệnh nhân 91, phi công Vietnam Airlines vẫn đang rất nặng, vừa dùng ECMO vừa phải lọc máu liên tục kết hợp thêm thuốc an thần.

Tại buổi tập huấn trực tuyến về Covid-19 với 700 điểm cầu sáng nay (11/4), PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, tình trạng của bệnh nhân 91 vẫn đang rất nặng.
Bệnh nhân 91, 43 tuổi, phi công của Vietnam Airlines, nhập viện điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ ngày 18/3.
Đến ngày 6/4, bệnh nhân sốt cao, suy hô hấp, phải hỗ trợ ECMO. Một ngày sau, bệnh nhân 91 tiếp tục diễn biến nặng, suy đa tạng.
Tinh trang phi cong Vietnam Airlines mac COVID-19: Vua dung ECMO, vua phai loc mau
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM nơi bệnh nhân 91 điều trị. 
Sáng nay, bệnh nhân tiếp tục phải sử dụng thêm thuốc an thần và lọc máu liên tục ngày thứ 5. Bệnh nhân vẫn đang rối loạn đông máu, gây đông màng lọc, chưa loại trừ có thuyên tắc sâu. Ngoài ra, bệnh nhân bị nhiễm trùng, suy tim phải, viêm phổi nặng.
Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy, bệnh nhân dương tính yếu với virus SARS-CoV-2 (nồng độ virus giảm gần ngưỡng âm tính).
Tín hiệu hy vọng nhất của ca bệnh này hiện nay là tải lượng virus SASR-CoV-2 của bệnh nhân giảm. Hội đồng chuyên môn và các bác sĩ đang dồn sức để điều trị cho bệnh nhân nặng.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, bệnh nhân 91 có sức khoẻ tốt nhưng tiến triển nặng ngoài liên quan đến độc tính virus thì bệnh nhân này còn bị béo phì với chiều cao 1,83 m, nặng 100 kg.
Bệnh nhân này cũng có phản ứng miễn dịch rất mạnh, khả năng đáp ứng điều trị kém.
Đến nay, đây là bệnh nhân mắc Covid-19 nặng nhất cả nước. 3 bệnh nhân khác vẫn đang thở máy gồm bệnh nhân 19, bệnh nhân 161 và bệnh nhân 251.
Bệnh nhân 19, sau khi ngừng tuần hoàn 3 lần trong đêm 8/4, hiện tình trạng đã cải thiện hơn, không tổn thương não, nghe, đáp ứng được các yêu cầu của bác sĩ.
Bệnh nhân 161, 88 tuổi, từ BV Bạch Mai chuyển sang BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương có tiền sử bị tai biến, xuất huyết não và liệt 1/2 người bên trái. Hội đồng chuyên môn đang xem xét thời điểm để mở nội khí quản cho người bệnh.
Bệnh nhân 251, 64 tuổi, vừa được chuyển lên từ BV đa khoa Hà Nam có tiền sử gout nặng, uống rượu, xơ gan. Ca bệnh này đã được các bác sĩ khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai, BV Nội tiết Trung ương và hội đồng chuyên môn tư vấn trao đổi về vấn đề dinh dưỡng, điều trị gout, xơ gan, chống đông…

Bệnh nhân Covid-19 thứ 148 đã đi tập gym, cà phê, ăn uống khắp Hà Nội

(Kiến Thức) - Trong 1 tuần trước khi cách ly, bệnh nhân Covid-19 thứ 148 , quốc tịch Pháp, đã đến nhiều quán cà phê, ăn uống và phòng tập gym ở Hà Nội.

Khẩn: Toàn quốc “nói không” với xét nghiệm COVID-19 dịch vụ theo yêu cầu

(Kiến Thức) - Trong giai đoạn hiện nay, các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, không xét nghiệm dịch vụ theo yêu cầu.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vừa có văn bản khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét nghiệm COVID-19.

Tử vong do COVID-19 thấp hơn 6 lần ở quốc gia có tiêm vắc xin phòng lao

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu mới cho thấy các quốc gia áp dụng tiêm vắc-xin phòng chống lao cho người dân đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 thấp hơn 6 lần hơn so với các quốc gia không sử dụng.

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) cho thấy, ở các quốc gia có chương trình tiêm chủng vắc- xin BCG phòng lao rộng rãi có tỷ lệ tử vong do COVID-19 thấp hơn gần 6 lần so với các quốc gia không sử dụng nó.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy ở những nước đưa vắc-xin phòng bệnh lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 thiệt mạng thấp hơn so với các quốc gia khác.

Nghiên cứu này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và chưa được đăng tải lên các tạp chí chuyên ngành, chưa được đánh giá rộng rãi (công đoạn để các nhà khoa học kiểm chứng và đánh giá độ tin cậy của các công trình nghiên cứu của đồng nghiệp).

Nhóm chuyên gia sử dụng các dữ liệu được công khai và ước tính tỉ lệ bệnh nhân COVID-19 thiệt mạng ở 50 quốc gia có số ca nhiễm SARS-CoV-2 nhiều nhất.

Sau đó họ sẽ nhìn vào mối liên hệ giữa các số liệu này và một số yếu tố liên quan như năng lực của nền kinh tế, tỉ lệ dân số già... và cả chương trình tiêm chủng vắc-xin BCG của từng quốc gia tương ứng.

Tu vong do COVID-19 thap hon 6 lan o quoc gia co tiem vac xin phong lao
Các quốc gia áp dụng tiêm vắc-xin phòng chống lao cho người dân đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 thấp hơn 6 lần hơn so với các quốc gia không sử dụng. Ảnh minh họa. 

Vắc-xin BCG được tìm ra cách đây 99 năm, có tác dụng phòng bệnh lao và nằm trong chương trình tiêm chủng bắt buộc cho trẻ em dưới 14 tuổi ở nhiều nước.

Các thử nghiệm trước đây đã phát hiện ra những người được tiêm vắc-xin phòng lao đã cải thiện hệ thống miễn dịch và có thể tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng.

Ví dụ, trong một thử nghiệm giữa người Mỹ bản địa, tiêm vắc-xin BCG ở thời thơ ấu có thể chống lại bệnh lao tới 60 năm sau khi tiêm vắc-xin.

Vắc-xin BCG được sử dụng để chống lại bệnh lao nhưng từ lâu nó đã được biết là có lợi ích sức khỏe khác như giúp hệ thống miễn dịch lại nhiễm trùng đường hô hấp.

Cơ chế chính xác của loại vắc-xin này giúp chống lại các bệnh nhiễn trùng khác (ngoài mục tiêu) vẫn chưa rõ, nhưng có một điều chắc chắn rằng vắc-xin này có thể giúp tăng cường miễn dịch bẩm sinh.

Ngoài ra, vắc-xin ngừa lao còn có tác dụng tăng cường bảo vệ chống lại các bệnh về đường hô hấp và đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận.

Ở Anh, tất cả các học sinh từ 10- 14 tuổi được tiêm vắc-xin từ năm 1953 đến 2005. Khi tỷ lệ nhiễm lao giảm, các bác sĩ đã từ bỏ tiêm phòng đại trà vào năm 2005, chuyển sang tiêm cho những người có nguy cơ cao, ví dụ, em bé có người thân bị nhiễm bệnh.

Các nhà nghiên cứu hy vọng vắc-xin BCG giúp tăng tốc cho hệ thống miễn dịch ở trạng thái sẵn sàng cao và có thể phát hiện, tiêu diệt virus trước khi virus tàn phá cơ thể.

Gần đây, một số nước thử nghiệm tiêm vắc-xin BCG trong việc hạn chế sự lây lan của SARS-CoV-2 trong cộng đồng.
Có khoảng 4.000 nhân viên y tế ở Australia tình nguyện tham gia thử nghiệm kéo dài sáu tháng của Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch (MCRI).
Trong khi đó ở Hà Lan, một nhóm nghiên cứu cũng thực hiện phương pháp này trên 1.000 nhân viên y tế.
Các thử nghiệm vắc-xin BCG chống lại COVID-19 khác đang diễn ra ở Úc, Đan Mạch, Đức, Mỹ.
Hiện tại các nhà khoa học vẫn tìm hiểu hiểu rõ hơn vì sao vắc-xin BCG có thể chống lại không chỉ bệnh lao mà cả các vi khuẩn gây bệnh khác. Tuy nhiên, ngay cả khi vắc-xin BCG được chứng minh là có hiệu quả, người dân cũng không nên dự trữ và tự ý sử dụng.