Tình cảm xoay ngược vì chiếc váy

Nước mắt chị rơi… Anh bối rối. Đã lâu rồi, tâm trạng của chị mới trái ngược hoàn toàn với anh như vậy.

Chị chầm chậm mở tủ quần áo, rồi nhẹ nhàng đóng lại. Vẻ mặt thoáng buồn, chị cầm điện thoại nhắn tin: “Thôi, mọi người đi vui vẻ. Mình có việc đột xuất nên phải ở nhà”.
Đã bao lần rồi chị thấy mình không được như những người đàn bà khác. Hễ tiệc tùng, cưới hỏi là họ xúng xính váy áo sắc nọ màu kia. Còn chị? Nào có phải chị không mua nổi cho mình một chiếc váy. Chồng chị cũng rất thoáng trong việc vợ sắm sửa, “tân trang”. Thế mà, kể từ hôm ấy…
Hôm đó, chị nhận được lời mời đi phỏng vấn tại một công ty. Về nhà, chị đỏ mặt kể cho chồng nghe sự tình. Mặt anh chuyển từ đỏ sang tím, bàn tay nắm chặt: “Trời ơi là trời, bảo ở nhà chăm con mà không chịu. Chỉ anh đi làm là đủ rồi! À, có phải do em mặc váy ngắn không? Còn chuyện gì giữa hai người mà em chưa kể cho anh không?...”. Chị giải thích rằng “ông dê xồm” đó mới kịp kéo ghế lại gần, mắt dán vào chân chị, hoảng quá chị bỏ chạy. Anh tức giận: “Từ nay, không váy viếc gì hết!”. Nói rồi anh lao thẳng vào tủ đồ, quăng bỏ hết váy của vợ. Chị nước mắt ngắn dài thay cho mọi lời bào chữa...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Cũng kể từ ngày đó, anh bỗng đổi tính. Dù cảm thấy khó chịu nhưng chị vẫn nhẫn nhịn chiều ý chồng. Chị là vậy, từ nhỏ đến lớn không dám trái lời ai. Ba má nói gì cũng “dạ”, chồng bảo sao cũng “vâng”, đến nỗi thằng con bé xíu cũng có thể “điều khiển” được mẹ làm theo ý muốn của nó. Chị là người hiền lành và nhu mì đến mức thụ động. Cuộc sống của chị hết lệ thuộc người này đến người khác, hiện tại là lệ thuộc vào chồng. Cô em gái hỏi: “Như vầy chị có buồn không?”. Chị cười: “Chị chỉ buồn khi ba má buồn, chồng chị buồn, các em buồn”. Cô em tặc lưỡi, còn điều gì là của riêng chị đây?
Anh chọn chị làm vợ vì anh biết mình là người gia trưởng, thậm chí độc đoán. Anh nói chị phải nghe, dù đúng dù sai. Chuyện chiếc váy lần này không phải do chị, rõ ràng là thế. Nhưng anh bảo là tại chị. Và rồi, định kiến của anh về chiếc váy trở thành nếp nghĩ của chị. “Ừ thì vì mình. Ừ thì không mặc váy nữa. Có sao đâu”, chị lại thản nhiên, nương theo chồng.
Thỉnh thoảng đi đâu về anh lại kể một câu chuyện như để “bêu gương” cho chị. Anh nhấn giọng to, rõ ràng: “Hôm nay, trong đám cưới em thằng bạn anh có mấy bà sồn sồn mà vẫn diện váy ngắn ngồi ưỡn ẹo, thấy trai đi ngang là mắt sáng lên. Đàn bà gì mà…”. Có lần, đang chở chị anh bỗng tăng ga đuổi theo xe cô gái phía trước: “Em thấy chưa? Gió thốc ngược váy, nhìn thấy xanh đỏ tím vàng luôn kìa!”. Tiếng anh cười giòn đanh, chị cũng cười…
Đã lâu rồi, chị không ra khỏi nhà, ngày nào cũng lui cui với bó rau, con cá, mớ thịt. Thi thoảng, để “đổi gió” chị cũng ngỏ lời muốn đi cùng chồng. Anh gật đầu nhưng với điều kiện chị phải “kín cổng cao tường”. Chuyện đó anh khỏi phải nói chị cũng biết.
Rồi một ngày, chị thấy trên trang cá nhân của chồng có bức hình khá thân mật của anh và một cô gái, có lẽ cùng cơ quan. Cô ta mặc váy, anh thì cười rất tươi. Chị nghĩ ngợi, mơ hồ về một nỗi buồn tủi trong thẳm sâu tâm hồn. Chuông reo! Chị vội vàng ra mở cửa cho chồng như mọi ngày, anh nhìn chị, hớn hở: “Hôm nay anh mới được tăng lương!”. Nước mắt chị rơi… Anh bối rối. Đã lâu rồi, tâm trạng của chị mới trái ngược hoàn toàn với anh như vậy.

Đớn đau phận người vợ tật nguyền bị chồng “bỏ rơi”

Chị bị ngã khi đi hái sấu kiếm tiền nuôi con, bị đứt tuỷ và liệt mãi mãi. Kể từ đó, chồng chị trở mặt, cư xử phũ phàng và cuối cùng là cưới vợ khác, bỏ mặc vợ cho bố mẹ vợ chăm sóc.

“Phận người đàn bà như bèo gặp nước, nước trôi về đâu thì bèo trôi về đấy. Nhưng bèo còn có chỗ để bám khi không muốn chảy theo những dòng nước xiết. Chứ phận đời như tôi thì bám vào đâu, cay đắng nhưng vẫn phải nhẫn nhịn, vì đứa con và cũng vì hạnh phúc của người chồng “bạc tình” mà chấp nhận”.

Hai hàng nước mắt chảy dài nghẹn ngào trên gương mặt xạm đen của chị Nhĩ khi nói chuyện về cảnh đời của mình khiến chúng tôi không khỏi xót xa.

Ôm tủi nhục để sống mỏi sống mòn

Tinh thần, thể xác ngày càng “xuống cấp”, chị quyết định ly hôn. Nhưng chưa kịp gửi đơn ra tòa thì...

Lâu lắm rồi tôi mới gặp lại chị. Ở cái tuổi 43 nhưng chị chẳng khác nào đứa trẻ 13, 14 tuổi. Không phải chị trẻ mà chị nhỏ, người bé tí tẹo, chỉ còn da bọc xương…

Chị có ba đứa em. Bố mẹ chị là công nhân. Năm chị học lớp 11, bố chị mắc bệnh nặng, qua đời. Mẹ chị phải về hưu non để ra ngoài làm kiếm tiền nuôi các con ăn học. Chị học xong lớp 12 thì nghỉ, đi làm để giảm gánh nặng cho mẹ.

Thời gian dần trôi. Lần lượt ba đứa em của chị học hết phổ thông, rồi lên cao đẳng, đại học và lập gia đình. Lúc này chị đã bước vào cái tuổi mà mọi người thường cho là... ế - 32 tuổi. Ba năm sau, chị gặp anh. Anh trẻ hơn chị năm tuổi, chẳng có việc làm, gia đình cũng nghèo khó. Nhưng với suy nghĩ “có còn hơn không”, chị nhắm mắt lấy anh.

Vợ chồng chị ở nhà mẹ đẻ, cuối tuần mới về nhà chồng. Thời gian đầu, anh có vẻ “ngoan”, gia đình vợ kêu làm gì thì làm nấy. Nhìn chị và anh quấn lấy nhau như đôi sam, mọi người ai cũng mừng cho chị. Một năm, hai năm, rồi bốn năm qua đi nhưng anh chị vẫn chẳng có con. Lúc đầu ai cũng nghĩ là lỗi do chị, vì chị đã lớn tuổi. Đến bệnh viện phụ sản khám thì bác sĩ cho hay chị hoàn toàn có khả năng sinh sản, “mắc mứu” nằm ở chỗ “tinh binh” của anh quá yếu. Gia đình chị, nhất là mẹ chị khuyên hai vợ chồng chị vào TP.HCM hoặc ra Hà Nội làm thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng anh không đồng ý.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Rồi anh xin được một chân lái xe taxi, thế là anh chẳng còn “ngoan” nữa. Anh lấy lý do công việc rồi đi sớm về khuya, chẳng thèm ngó ngàng gì đến chị. Mẹ anh khăng khăng “cái đứa con dâu khô đét như que củi” mới chính là thủ phạm không biết “đẻ đái” gì. Bà tìm mọi cách thể hiện “quyền lực của mẹ chồng”, mắng chó chửi mèo, xài xể chị. Những lúc như vậy, anh không an ủi vợ mà còn đổ thêm dầu vào lửa. Chị chán, không muốn về nhà chồng nữa nhưng mẹ chị bắt phải về, vì “ở đâu cái thói có chồng mà không về nhà chồng. Muốn cho thiên hạ bôi tro trát trấu lên mặt mẹ mày à?”.

Tinh thần, thể xác ngày càng “xuống cấp”, chị quyết định ly hôn. Nhưng chưa kịp gửi đơn ra tòa thì em gái chị chia tay chồng rồi dẫn con về nhà mẹ ở. Thế là chị phải “hoãn” ý định bỏ chồng.

Hai năm sau, khi chuyện của em gái đã lắng xuống, chị nói với mẹ sẽ bỏ chồng. Mẹ chị đỏ mặt tía tai: “Vì mẹ, mày cứ sống vậy đi. Em mày đã ly hôn, giờ mày mà ly hôn nữa, thiên hạ người ta sẽ chửi vào mặt mẹ mày đấy. Thôi thì mẹ lạy chị, chị thương lấy cái thân già của mẹ, đợi mẹ chết rồi chị muốn làm gì thì làm”…

Chị đành lặng lẽ ôm tủi nhục để sống mỏi sống mòn.