Tín dụng đã tăng 9,35%, cao hơn mức tăng của cùng kỳ các năm trước đại dịch

(Vietnamdaily) - Tính đến 30/6/2022, tín dụng đã tăng 9,35%, là mức cao hơn so với mức tăng của 6 tháng đầu năm của cả những năm trước đại dịch COVID-19. 

Chiều ngày 14/7, tại hội nghị phát triển thị trường bất động sản ngày 14/7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, với vai trò là ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì trong những năm qua, căn cứ mục tiêu lạm phát, tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết của Quốc hội, NHNN điều hành tín dụng theo chỉ tiêu định hướng hàng năm.
Trong chỉ đạo điều hành, tại Chỉ thị đầu năm, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên theo chủ chương của Chính phủ, kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản.
Năm 2022, NHNN định hướng tín dụng tăng khoảng 14%, cao hơn mức tăng 13,61% trong năm 2021 và12,17% năm 2020. Tính đến 30/6/2022, tín dụng đã tăng 9,35%, là mức cao hơn so với mức tăng của 6 tháng đầu năm của cả những năm trước đại dịch COVID-19. Cho tới thời điểm hiện nay, dù lạm phát đang chịu sức ép gia tăng trong thời gian tới, NHNN vẫn giữ chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 là 14%.
Tin dung da tang 9,35%, cao hon muc tang cua cung ky cac nam truoc dai dich
 
Với vai trò là cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, nhu cầu tín dụng bất động sản thường là với thời hạn trung và dài hạn (hiện nay khoảng 94% dư nợ có thời gian từ 10-25 năm), trong khi đó nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn với mức lãi suất thay đổi theo thị trường (khoảng 80% là tiền gửi ngắn hạn).
Nếu các tổ chức tín dụng không cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay phù hợp, có thể đối mặt với rủi ro thanh khoản, không đáp ứng nhu cầu chi trả tiền gửi cho người dân. Bởi vậy, NHNN đã ban hành đầy đủ hành lang pháp lý để tổ chức tín dụng thực hiện vai trò cho vay, mua trái phiếu, bảo lãnh, trong đó cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, mua trái phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, quy định về hoạt động bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai;
Ban hành các quy định về tỷ lệ an toàn, các giới hạn tín dụng để bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng cường công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm đúng mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh; tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, bảo đảm an toàn, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật và chủ trương, chính sách của Nhà nước...
Trong 6 tháng cuối năm 2022, tình hình kinh tế thế giới bất trắc, khó lường, tác động tới kinh tế, tiền tệ trong nước. Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ yêu cầu thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ để phục hồi kinh tế nhưng tại các Nghị quyết này, mục tiêu bao trùm vẫn phải bảo đảm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi vậy, trong nửa cuối năm 2022, NHNN chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng triển khai đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ được giao của ngành ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Đối với tín dụng, NHNN tiếp tục điều hành theo chỉ tiêu định hướng 14% đã đề ra từ đầu năm. Đồng thời theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế, đặc biệt là diễn biến lạm phát, tiến độ giải ngân đầu tư công, giải ngân theo chương trình phục hồi để có giải pháp điều hành phù hợp, dòng vốn nước ngoài có tiếp tục đổ vào Việt Nam hay không...

Tất bật cùng người dân Lục Ngạn đi hái vải từ lúc nửa đêm

Chỉ còn ít ngày nữa người trồng vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) sẽ thu hoạch xong vụ vải 2022. Những ngày này, người dân nơi đây đang tất bật thức trắng đêm thu hoạch vải, kịp đem đi bán vào sáng sớm để được giá cao.

Tat bat cung nguoi dan Luc Ngan di hai vai tu luc nua dem

Cứ mỗi mùa vải đến độ thu hoạch, người dân khắp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) lại chong đèn hái vải từ nửa đêm đến rạng sáng để kịp mang đi tiêu thụ.

Tat bat cung nguoi dan Luc Ngan di hai vai tu luc nua dem-Hinh-2

Từ 2h sáng, khi mọi người đang yên giấc, gia đình ông Trần Văn Bình tại thôn Muối, xã Giáp Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) đã cùng nhau lên đồi thu hoạch vải thiều. Vào lúc sáng sớm vải thường được giá cao, nếu thu hoạch muộn, ánh nắng mùa hè chiếu vào khiến quả vải mất màu, mẫu mã không còn đẹp nên khó bán hơn, giá sẽ thấp hơn.

Nhiệt điện Phả Lại báo lãi giảm mạnh do doanh thu lao dốc 97%

(Vietnamdaily) - Kết thúc quý 2/2022, Nhiệt điện Phả Lại báo lãi 74 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ 2021.

CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) công bố BCTC quý 2/2022 với doanh thu đạt 1.290 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng giảm gần 10% xuống 1.170 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp đạt 119,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm 76 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính giảm mạnh 97% xuống còn 6,8 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do hụt cổ tức, lợi nhuận được chia so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 9% lên 29,6 tỷ đồng.

Gang thép Cao Bằng báo lãi quý 2 lao dốc 88% về còn 18 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Sau khi trừ các loại chi phí, Gang thép Cao Bằng chỉ lãi ròng vỏn vẹn gần 18 tỷ đồng, suy giảm 88% so cùng kỳ.

CTCP Gang thép Cao Bằng (UPCoM: CBI) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2022 với doanh thu thuần 499 tỷ đồng, lao dốc 50% so cùng kỳ. Lợi nhuận gộp cũng chỉ ở mức 38 tỷ đồng, giảm mạnh 77% so cùng kỳ năm trước.

Sau khi trừ các loại chi phí, Gang thép Cao Bằng chỉ lãi ròng vỏn vẹn gần 18 tỷ đồng, suy giảm 88% so cùng kỳ.