Tìm thấy hòn đá chứa 30.000 viên kim cương ở Nga

(Kiến Thức) - Hòn đá lạ có chứa 30.000 viên kim cương bên trong vừa được phát hiện tại mỏ kim cương Udachny, Nga.

Hòn đá hiếm có màu đỏ và xanh lá cây, rộng 30mm, và đặc biệt là nó có tới 30.000 viên kim cương cực nhỏ, hình khối bát giác hoàn hảo tập chung trong đó.
Xem clip: Hòn đá chứa 30.000 viên kim cương ở Nga (nguồn: NLĐ)

Công ty khai thác mỏ Alrosa phát hiện ra hòn đá hiếm tại mỏ kim cương Udachny ở Nga. Nhà địa chất học Larry Taylor của Đại học Tennessee, Knoxville, người đã trình bày các kết quả nghiên cứu về hòn đá lạ cho biết: “Điều mê hoặc tôi là hòn đá có chứa trong nó tới 30.000 viên kim cương cực nhỏ, không phải là một viên kim cương lớn”.
Hòn đá hiếm có chứa 30.000 viên kim cương.
 Hòn đá hiếm có chứa 30.000 viên kim cương.
Mật độ kim cương của tảng đá cao hơn bình thường gấp 1 triệu lần. Kết quả chụp X-quang cho thấy những viên kim cương bên trong hòn đá có hình dạng bát diện. Màu đỏ và màu xanh lá cây của hòn đá lạ hình thành từ những tinh thể như garnet, olivin và pyroxen. Trong khi đó, kim cương kết tinh từ chất lỏng thoát ra ở vỏ đại dương của Trái đất. Sự kết hợp của các loại khoáng chất đã tạo nên hòn đá kỳ lạ này. Tuy nhiên, phản ứng hóa học xảy ra trong những viên kim cương vẫn còn là một bí ẩn.
Các quặng kim cương trung bình có từ 1-6 carat/tấn. Một carat nặng bằng 1/5 của 1 gram hoặc 0,007 ounce.
Tuy có số lượng kim cương lớn trong tảng đá, nhưng những viên kim cương lại quá nhỏ để có thể chế tác thành đá quý. Hòn đá quý hiếm đặc biệt được quyên tặng lại cho Viện Khoa học Nga dùng vào việc nghiên cứu.
Hòn đá có chứa số lượng kim cương đáng kinh ngạc như này sẽ giúp các nhà khoa học khám phá ra những đầu mối quan trọng về lịch sử địa chất Trái đất cũng như nguồn gốc của các loại đá quý được đánh giá cao.

Nín thở xem loạt khoảnh khắc kền kền đọ hàm chó rừng

(Kiến Thức) - Móng vuốt sắc nhọn cùng chiếc mỏ hung dữ và hàm răng nhọn hoắt - vũ khí nào sẽ giúp chủ nhân của nó giành thắng lợi?

Trong hình là cuộc chạm trán của một con chó rừng và đối thủ kền kền lưng trắng để tranh giành thịt trâu ở Botswana. Cả hai loài đều có nhu cầu cao đối với con mồi bị bỏ lại, do vậy cuộc chiến hết sức cam go.
 Trong hình là cuộc chạm trán của một con chó rừng và đối thủ kền kền lưng trắng để tranh giành thịt trâu ở Botswana. Cả hai loài đều có nhu cầu cao đối với con mồi bị bỏ lại, do vậy cuộc chiến hết sức cam go.

Những dị nhân Việt ăn tươi... rắn lục đuôi đỏ, thú sống

(Kiến Thức) - Từ rắn lục đuôi đỏ đến các loài côn trùng, thú sống... đều được các dị nhân này “ăn tươi, nuốt sống” một cách ngon lành.

Một trong những dị nhân có sở thích rợn người này đầu tiên phải kể đến lão nông Nguyễn Hữu Quyền, 55 tuổi, ở xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ông Quyền có hơn 40 năm ăn đủ các loại thịt sống, kể cả rắn lục xanh đuôi đỏ, từ côn trùng ốc ếch, cá mú tanh ngòm, cho đến thịt của các loại động vật như lợn, bò, trâu hay gà vịt, ông đều ăn sống một cách ngon lành. Ảnh: ANTĐ.
Một trong những dị nhân có sở thích rợn người này đầu tiên phải kể đến lão nông Nguyễn Hữu Quyền, 55 tuổi, ở xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng  Trị. Ông Quyền có hơn 40 năm ăn đủ các loại thịt sống, kể cả rắn lục xanh đuôi đỏ, từ côn trùng ốc ếch, cá mú tanh ngòm, cho đến thịt của các loại động vật như lợn, bò, trâu hay gà vịt, ông đều ăn sống một cách ngon lành. Ảnh: ANTĐ.  

Ông Quyền được nhiều người gọi là “ma cà rồng” vì sở thích ăn động vật sống khiến nhiều người kinh khiếp. Rắn lục đuôi đỏ là loại rắn cực độc, khiến người dân cả nước kinh sợ, nhưng với lão Quyền “dị nhân” thì đó lại là món ăn bổ dưỡng, ngon ngọt, có lúc ông ăn liền đến 2 con rắn lục đuôi đỏ. Ảnh: Wikimedia.
Ông Quyền được nhiều người gọi là “ma cà rồng” vì sở thích ăn động vật sống khiến nhiều người kinh khiếp. Rắn lục đuôi đỏ là loại rắn cực độc, khiến người dân cả nước kinh sợ, nhưng với lão Quyền “dị nhân” thì đó lại là món ăn bổ dưỡng, ngon ngọt, có lúc ông ăn liền đến 2 con rắn lục đuôi đỏ. Ảnh: Wikimedia. 

Tuy có thói quen ăn sống tất cả các loài động vật một cách kinh dị, nhưng ông Quyền vẫn sống khỏe, chưa bao giờ gặp vấn đề về sức khỏe dù người bình thường chỉ cần ăn đồ chưa chín hẳn đã đau bụng quằn quại. Ảnh minh họa: nguồn Listverse.
Tuy có thói quen ăn sống tất cả các loài động vật một cách kinh dị, nhưng ông Quyền vẫn sống khỏe, chưa bao giờ gặp vấn đề về sức khỏe dù người bình thường chỉ cần ăn đồ chưa chín hẳn đã đau bụng quằn quại. Ảnh minh họa: nguồn Listverse. 

Khi gặp và chứng kiến cảnh dị nhân Ngô Văn Tùy (sinh năm 1959, trú ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) nhai ăn sống các loài động vật thì chắc chắn nhiều người phải “dựng tóc gáy”. Ảnh: NLĐ.
Khi gặp và chứng kiến cảnh dị nhân Ngô Văn Tùy (sinh năm 1959, trú ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) nhai ăn sống các loài động vật thì chắc chắn nhiều người phải “dựng tóc gáy”. Ảnh: NLĐ. 
Dị nhân đảo Lý Sơn có sở thích quái đản, đó là ăn tươi nuốt sống bất kỳ con vật nào. Ông thường xuyên sục sạo ngoài đồng kiếm các con vật sống để ăn. Ông Tùy nổi tiếng với “thâm niên” gần 30 năm ăn sâu bọ, côn trùng, rắn, rết, ếch nhái sống. Ảnh: VTC News.
Dị nhân đảo Lý Sơn có sở thích quái đản, đó là ăn tươi nuốt sống bất kỳ con vật nào. Ông thường xuyên sục sạo ngoài đồng kiếm các con vật sống để ăn. Ông Tùy nổi tiếng với “thâm niên” gần 30 năm ăn sâu bọ, côn trùng, rắn, rết, ếch nhái sống. Ảnh: VTC News.
Ngay cả con rắn có nọc độc kịch độc (ảnh), loài rắn đặc trưng trên đảo Lý Sơn, còn đang sống và rất khỏe mạnh cũng được ông Tùy chén gọn gàng. Những chất kịch độc ở trên da cóc và ở răng rắn miễn nhiễm với người đàn ông kỳ lạ này. Ảnh: VTC News.
Ngay cả con rắn có nọc độc kịch độc (ảnh), loài rắn đặc trưng trên đảo Lý Sơn, còn đang sống và rất khỏe mạnh cũng được ông Tùy chén gọn gàng. Những chất kịch độc ở trên da cóc và ở răng rắn miễn nhiễm với người đàn ông kỳ lạ này. Ảnh: VTC News. 

Làng ăn sâu bọ ở Tây Nguyên. Thường vào đầu mùa mưa, các loại sâu ăn lá thường đến Tây Nguyên làm hại mùa màng của dân. Sâu sinh sôi nảy nở nhanh chóng và có mặt ở khắp các cành cây, ngọn lá. Lúc này, chúng trở thành món ăn ngon, bổ dưỡng cho nhiều người dân nơi đây. Ảnh: Infonet.
Làng ăn sâu bọ ở Tây Nguyên. Thường vào đầu mùa mưa, các loại sâu ăn lá thường đến Tây Nguyên làm hại mùa màng của dân. Sâu sinh sôi nảy nở nhanh chóng và có mặt ở khắp các cành cây, ngọn lá. Lúc này, chúng trở thành món ăn ngon, bổ dưỡng cho nhiều người dân nơi đây. Ảnh: Infonet. 

Cảnh sâu bò lổm ngổm trên mặt đất khiến ai thấy cũng kinh hãi, nhưng những dị nhân ở Tây Nguyên có thể ăn sâu sống, nhai ngấu nghiến một cách ngon lành. Ảnh: Infonet.
Cảnh sâu bò lổm ngổm trên mặt đất khiến ai thấy cũng kinh hãi, nhưng những dị nhân ở Tây Nguyên có thể ăn sâu sống, nhai ngấu nghiến một cách ngon lành. Ảnh: Infonet. 

Với người dân Tây Nguyên, sâu là món ăn bổ dưỡng. Lúc đầu khi mới ăn sâu họ không quen lắm sợ bị bệnh tật vào người. Nhưng sau này ăn nhiều đâm ra ghiền. Có khi một thời gian dài không được ăn sâu lại thèm. Ảnh: Tin tức.
Với người dân Tây Nguyên, sâu là món ăn bổ dưỡng. Lúc đầu khi mới ăn sâu họ không quen lắm sợ bị bệnh tật vào người. Nhưng sau này ăn nhiều đâm ra ghiền. Có khi một thời gian dài không được ăn sâu lại thèm. Ảnh: Tin tức. 

Tuy không nhai ngấu nghiến thú sống như những dị nhân kể trên, nhưng màn nuốt sống trăn, rắn của kỷ lục gia Quốc Cường cũng khiến không ít người phải rùng mình. Hành nghề nuôi dạy trăn và rắn độc hơn 20 năm, anh Cường đã nuốt vào bụng hơn 200 con rắn độc. Ảnh: Đất Việt.
Tuy không nhai ngấu nghiến thú sống như những dị nhân kể trên, nhưng màn nuốt sống trăn, rắn của kỷ lục gia Quốc Cường cũng khiến không ít người phải rùng mình. Hành nghề nuôi dạy trăn và rắn độc hơn 20 năm, anh Cường đã nuốt vào bụng hơn 200 con rắn độc. Ảnh: Đất Việt. 

Dị nhân Hồ Thị Liên, 53 tuổi, ngụ ấp Chánh, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An không khiến người khác phải ngạc nhiên vì khả năng “ăn tươi, nuốt sống” các loài động vật, mà là khả năng ăn hoa thay cơm. Suốt hơn 7 năm, bà Liên ăn hoa thay cơm, và đó là món khoái khẩu của bà. Cũng từ đó, bà Liên không ăn được cơm và cá thịt nữa. Mỗi bữa bà chỉ ăn một rổ nhỏ hoa vạn thọ chấm với nước muối pha loãng để sống. Ảnh: Báo pháp luật.
Dị nhân Hồ Thị Liên, 53 tuổi, ngụ ấp Chánh, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An không khiến người khác phải ngạc nhiên vì khả năng “ăn tươi, nuốt sống” các loài động vật, mà là khả năng ăn hoa thay cơm. Suốt hơn 7 năm, bà Liên ăn hoa thay cơm, và đó là món khoái khẩu của bà. Cũng từ đó, bà Liên không ăn được cơm và cá thịt nữa. Mỗi bữa bà chỉ ăn một rổ nhỏ hoa vạn thọ chấm với nước muối pha loãng để sống. Ảnh: Báo pháp luật. 

2 viên kim cương huyền thoại gắn với lời nguyền chết chóc

Đây là 2 viên kim cương tạo nên huyền thoại không chỉ vì thuộc hàng đắt giá nhất thế giới, mà còn vì gắn với những lời nguyền.

Nổi tiếng nhất trong số những bảo vật được cho là bị nguyền rủa, viên kim cương đen mang tên The eyes of Brahma (con mắt của Brahma) hiện được trưng bày tại London (Anh). Những người từng sở hữu nó đều gặp rủi ro, thậm chí mất mạng.
 Nổi tiếng nhất trong số những bảo vật được cho là bị nguyền rủa, viên kim cương đen mang tên The eyes of Brahma (con mắt của Brahma) hiện được trưng bày tại London (Anh). Những người từng sở hữu nó đều gặp rủi ro, thậm chí mất mạng.
Về xuất xứ, viên kim cương này bị coi là được ăn cắp từ một bức tượng Brahma ở thành phố Pondicherry (Ấn Độ) bởi một tu sĩ. Nó nặng 195 carats. Kể từ đó, nó lưu lạc, chu du khắp thế giới và qua tay nhiều người.
 Về xuất xứ, viên kim cương này bị coi là được ăn cắp từ một bức tượng Brahma ở thành phố Pondicherry (Ấn Độ) bởi một tu sĩ. Nó nặng 195 carats. Kể từ đó, nó lưu lạc, chu du khắp thế giới và qua tay nhiều người.
Khoảng năm 1912, The eyes of Brahma thuộc về công chúa Nga Nadia Vygin Orlov, vì thế được đổi tên thành Black Orlov.
 Khoảng năm 1912, The eyes of Brahma thuộc về công chúa Nga Nadia Vygin  Orlov, vì thế được đổi tên thành Black Orlov.
Năm 1932, viên kim cương xuất hiện trở lại với tư cách là vật sở hữu của thương gia châu Âu J.W.Paris. Ông đem nó đi bán ở Mỹ. Ít lâu sau, vào ngày 7/4/1932, thương gia này nhảy từ tòa nhà trọc trời ở Mahattan xuống, chết.
 Năm 1932, viên kim cương xuất hiện trở lại với tư cách là vật sở hữu của thương gia châu Âu J.W.Paris. Ông đem nó đi bán ở Mỹ. Ít lâu sau, vào ngày 7/4/1932, thương gia này nhảy từ tòa nhà trọc trời ở Mahattan xuống, chết.
15 năm sau, ngày 2/12/1947, chủ cũ của viên kim cương, công chúa Nadia Vygin Orlov được phát hiện chết không rõ nguyên nhân tại Rome. Một tháng sau, thành viên khác của Hoàng gia Nga là công chúa Leonila Viktorovna – Bariatinsky tự sát. Khi biết Leonila cũng từng là chủ của viên kim cương đen, người ta bắt đầu tin rằng thần Brahma đã áp lời nguyền lênbáu vật này.
 15 năm sau, ngày 2/12/1947, chủ cũ của viên kim cương, công chúa Nadia Vygin  Orlov được phát hiện chết không rõ nguyên nhân tại Rome. Một tháng sau, thành viên khác của Hoàng gia Nga là công chúa Leonila Viktorovna – Bariatinsky tự sát. Khi biết Leonila cũng từng là chủ của viên kim cương đen, người ta bắt đầu tin rằng thần Brahma đã áp lời nguyền lênbáu vật này.
Để phá bỏ lời nguyền, chủ nhân sau đó đã chia viên kim cương thành 3 mảnh, mỗi mảnh khoảng 67,50 carats. Ba phần này cũng lưu lạc khắp nơi, đến năm 1990 mới “tao phùng” tại một buổi đấu giá ở New York (Mỹ).
 Để phá bỏ lời nguyền, chủ nhân sau đó đã chia viên kim cương thành 3 mảnh, mỗi mảnh khoảng 67,50 carats. Ba phần này cũng lưu lạc khắp nơi, đến năm 1990 mới “tao phùng” tại một buổi đấu giá ở New York (Mỹ).
Người chủ hiện nay tin rằng với việc bị chia nhỏ, The eyes of Brahma đã không còn bị nguyền rủa, không đem lại bất hạnh đến cho người sở hữu nữa. Ngược lại, những viên kim cương này càng được giá bởi huyền thoại đáng sợ trong suốt 1.000 năm khiến chúng càng trở nên cuốn hút hơn.
 Người chủ hiện nay tin rằng với việc bị chia nhỏ, The eyes of Brahma đã không còn bị nguyền rủa, không đem lại bất hạnh đến cho người sở hữu nữa. Ngược lại, những viên kim cương này càng được giá bởi huyền thoại đáng sợ trong suốt 1.000 năm khiến chúng càng trở nên cuốn hút hơn.
Một viên kim cương khác cũng có huyền thoại bí ẩn và đáng sợ không kém, đó là viên kim cương xanh hiện mang tên The Hope (hy vọng), nặng 45,52 carats.
 Một viên kim cương khác cũng có huyền thoại bí ẩn và đáng sợ không kém, đó là viên kim cương xanh hiện mang tên The Hope (hy vọng), nặng 45,52 carats. 
The Hope được tìm thấy tại mỏ kim cương Kollur tại Golconda và thuộc về bức tượng thần Sita tại Ấn Độ. Lời nguyền của nó cũng được cho là bắt đầu linh nghiệm từ khi nó bị đánh cắp và qua tay nhiều người.
 The Hope được tìm thấy tại mỏ kim cương Kollur tại Golconda và thuộc về bức tượng thần Sita tại Ấn Độ. Lời nguyền của nó cũng được cho là bắt đầu linh nghiệm từ khi nó bị đánh cắp và qua tay nhiều người.
Nạn nhân đầu tiên của The Hope là nhà vận chuyển kim cương người Pháp Jean Baptiste Tavernier. Ông bị một bầy chó hoang ở Ấn Độ xé xác vào năm 1642, ngay sau khi bán nó cho hoàng đế Louis 14 (ảnh). Viên kim cương xanh này sau đó được chế tác thành hình trái tim.
 Nạn nhân đầu tiên của The Hope là nhà vận chuyển kim cương người Pháp Jean Baptiste Tavernier. Ông bị một bầy chó hoang ở Ấn Độ xé xác vào năm 1642, ngay sau khi bán nó cho hoàng đế Louis 14 (ảnh). Viên kim cương xanh này sau đó được chế tác thành hình trái tim.
Năm 1789, chủ sở hữu viên kim cương lúc đó là vua Louis 16 cùng vợ làhoàng hậu Marie Antoinette bị chặt đầu trong Cách mạng Tư sản Pháp. The Hope, cũng như nhiều bảo vật hoàng gia khác, đã biến mất trong tao loạn.
 Năm 1789, chủ sở hữu viên kim cương lúc đó là vua Louis 16 cùng vợ làhoàng hậu Marie Antoinette bị chặt đầu trong Cách mạng Tư sản Pháp. The Hope, cũng như nhiều bảo vật hoàng gia khác, đã biến mất trong tao loạn.
Khi tái xuất ở London năm 1800, The Hope đã là sở hữu của hoàng hậu Tây Ban Nha Maria Louisa, đã được chế tác lại bởi thợ kim hoàn Wihelm Fals người Hà Lan. Con trai ông là Hendrick đánh cắp viên kim cương này. Người thợ kim hoàn chết sau sự cố và con trai ông cũng tự tử sau đó ít lâu.
 Khi tái xuất ở London năm 1800, The Hope đã là sở hữu của hoàng hậu Tây Ban Nha Maria Louisa, đã được chế tác lại bởi thợ kim hoàn Wihelm Fals người Hà Lan. Con trai ông là Hendrick đánh cắp viên kim cương này. Người thợ kim hoàn chết sau sự cố và con trai ông cũng tự tử sau đó ít lâu.
Năm 1813, viên kim cương thuộc về Herry Philip Hope (cái tên “Hope Diamond” có từ đó). Sau đó, ông Hope vừa phá sản vừa mất mạng.
 Năm 1813, viên kim cương thuộc về Herry Philip Hope (cái tên “Hope Diamond” có từ đó). Sau đó, ông Hope vừa phá sản vừa mất mạng.
Người chủ tiếp theo của viên kim cương xanh là hoàng tử Nga Kanitowski, người bị giết trong cuộc cách mạng.
 Người chủ tiếp theo của viên kim cương xanh là hoàng tử Nga Kanitowski, người  bị giết trong cuộc cách mạng. 
Những người sở hữu The Hope sau đó cũng gặp cảnh bi đát không kém: Một diễn viên người Pháp cũng tự sát ngay trên sân khấu, một người Hy Lạp cùng gia đình chết vì tai nạn ô tô, vua Thổ Nhĩ Kỳ bị phế truất năm 1909... đều chỉ sau một thời gian ngắn dính dáng đến viên kim cương này.
Những người sở hữu The Hope sau đó cũng gặp cảnh bi đát không kém: Một diễn viên người Pháp cũng tự sát ngay trên sân khấu, một người Hy Lạp cùng gia đình chết vì tai nạn ô tô, vua Thổ Nhĩ Kỳ bị phế truất năm 1909... đều chỉ sau một thời gian ngắn dính dáng đến viên kim cương này.
Viên kim cương xanh được một phụ nữ lập dị đã mua về làm vật cầu may, và coi nó là bùa may, nhưng sau đó cả nhà gặp họa: con trai chết vì tai nạn, con gái tự sát, chồng chết trong nhà thương điên.
 Viên kim cương xanh được một phụ nữ lập dị đã mua về làm vật cầu may,  và coi nó là bùa may, nhưng sau đó cả nhà gặp họa: con trai chết vì tai nạn, con gái tự sát, chồng chết trong nhà thương điên.
Năm 1949, thương nhân Harry Winston mua The Hope, nhưng dường như vì sợ lời nguyền nên đã tặng cho bảo tàng lịch sử Smithsonian, nơi nó đang được trưng bày.
 Năm 1949, thương nhân Harry Winston mua The Hope, nhưng dường như vì sợ lời nguyền nên đã tặng cho bảo tàng lịch sử Smithsonian, nơi nó đang được trưng bày. 
Nhưng có vẻ như trước khi “nằm yên”, The Hope vẫn kịp gây họa cho vài người nữa: người vận chuyển nó vào bảo tàng bị gãy chân vì xe tải đâm, vợ ông ta chết vì đau tim, nhà bị cháy.
 Nhưng có vẻ như trước khi “nằm yên”, The Hope vẫn kịp gây họa cho vài người nữa: người vận chuyển nó vào bảo tàng bị gãy chân vì xe tải đâm, vợ ông ta chết vì đau tim, nhà bị cháy.