Tìm ra nguyên nhân vụ rơi trực thăng UH-1

(Kiến Thức) - Nguyên nhân chính thức khiến trực thăng UH-1 rơi ở huyện Bình Chánh, TP HCM là do hỏng hóc nghiêm trọng hệ thống điều khiển bay.

Trả lời báo chí về nguyên nhân khiến trực thăng UH-1 rơi ngày 28/1 tại huyện Bình Chánh (TP HCM) làm 4 cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 917, Sư đoàn Không quân 370 hy sinh, Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết, nguyên nhân khiến trực thăng UH-1 rơi là do phát sinh hỏng hóc nghiêm trọng liên quan tới hệ thống điều khiển máy bay.
Cũng Trung tướng Võ Văn Tuấn, mặc dù tổ bay đã cố gắng xử lý, nhưng do độ cao quá thấp nên dẫn đến tai nạn nói trên.
Tim ra nguyen nhan vu roi truc thang UH-1
Hiện trường nơi trực thăng rơi - Ảnh chụp từ màn hình TV đài QPVN   
Cũng trong ngày 30/1, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm nguyên nhân, nhận định chung là do lỗi kỹ thuật.
Bộ trưởng Nên cho biết thêm, những ngày qua báo chí đã đặt nhiều dấu hỏi về sự an toàn của những máy bay cũ và có nên ngưng sử dụng không. Tuy nhiên, các thông số của Bộ Quốc phòng cho thấy xét về mặt kỹ thuật, máy bay này hoàn toàn có thể sử dụng được.
Cụ thể, trực thăng UH-1 số hiệu 7912 gặp nạn ngày 28/1 vừa qua sản xuất năm 1970, được sửa chữa lớn lần thứ hai tại Mỹ ngày 1/7/2012. Theo quy định, cách tính tuổi thọ là theo trạng thái máy bay. Máy bay UH-1 số hiệu 7912 đã bay được hơn 4.000 giờ. Về mặt kỹ thuật, động cơ sau sửa chữa máy bay còn bay được 2.400 giờ, trong đó đã sử dụng là 178 giờ, nghĩa là máy bay này còn sử dụng được 2.213 giờ.
“Như vậy, máy bay vẫn còn sử dụng được chứ không phải là máy bay cũ như báo chí lo lắng”, Bộ trưởng Nên thông báo.
Sau sự cố này, Bộ Quốc phòng đã cho dừng tất cả các chuyến bay để rà soát lại toàn bộ các máy bay nhằm đảm bảo an toàn, tránh để xảy ra những sự cố đáng tiếc như vừa qua.

Tận mục máy bay cứu thương không người lái

(Kiến Thức) - Máy bay hoạt động trong phạm vi 12 km2 và chỉ mất 1 phút là có thể đến chỗ bệnh nhân.

Nhà sáng chế sinh viên Alec Momont tại Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan, vừa trình làng “máy bay cứu thương không người lái”, dùng cấp cứu cho người bị nhồi máu cơ tim ngay những phút đầu tiên, vốn rất có ý nghĩa trong việc cứu mạng sống cho họ.
Tan muc may bay cuu thuong khong nguoi lai
Cận cảnh máy bay cứu thương không người lái. 

Ảnh khó quên về trực thăng UH-1 trong chiến tranh VN (2)

(Kiến Thức) - Bên cạnh nhiệm vụ chở quân, yểm trợ hỏa lực, trực thăng UH-1 còn được sử dụng làm phương tiện rải chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam.

Anh kho quen ve truc thang UH-1 trong chien tranh VN (2)
Một chiếc trực thăng UH-1D đang xịt thuốc làm rụng lá trên một khu rừng rậm ở đồng bằng sông Cửu Long trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.