Tiền gửi khách hàng giảm, VietABank vẫn báo lãi quý 1 đột biến nhờ hoạt động khác

(Vietnamdaily) - Trong khi nguồn thu nhập chính quý 1/2022 gần như đi ngang thì VietABank lại ghi nhận lãi đột biến từ hoạt động khác nên lợi nhuận sau thuế gấp 2,7 lần cùng kỳ.

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 với nguồn thu chính chỉ nhích nhẹ hơn 3% lên 252 tỷ đồng.
Các nguồn thu ngoài lãi kỳ này của VietABank biến động trái chiều. Trong đó thu từ dịch vụ gần gấp đôi lên 8,4 tỷ đồng; kinh doanh ngoại hối nhích nhẹ lên gần 4 tỷ; đặc biệt hoạt động khác ghi lãi đột biến 12 lần lên 254 tỷ đồng nhưng ngân hàng không thuyết minh rõ phần này. 
Ngược lại, VietABank báo lỗ 263 triệu đồng từ mua bán chứng khoán kinh doanh (cùng kỳ có lãi 9 tỷ); hay mua bán chứng khoán đầu tư cũng lỗ nặng hơn cùng kỳ với 842 triệu đồng.
Tổng lại, VietABank đạt 338 tỷ đồng lợi nhuận thuần trước dự phòng, gấp 2,7 lần cùng kỳ. Kỳ này ngân hàng chỉ trích lập hơn 1,4 tỷ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Do đó, sau cùng VietABank đạt 339 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 2,7 lần cùng kỳ. 
Được biết, năm 2022, VietABank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 1.158 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2021. Như vậy, trong quý 1, VietABank đã thực hiện được 29% kế hoạch lợi nhuận của cả năm.
Tien gui khach hang giam, VietABank van bao lai quy 1 dot bien nho hoat dong khac
 
Tại thời điểm 31/03/2022, tổng tài sản có của VietABank giảm mạnh 10.000 tỷ xuống mức 91.000 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm phân nửa xuống mức 1.260 tỷ đồng; tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác cũng giảm gần 8.000 tỷ xuống 14.868 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng nhẹ 4,3% lên 56.821 tỷ đồng...
Trong cơ cấu nguồn vốn, đáng nói kỳ này VietABank ghi nhận tiền gửi khách hàng suy giảm 0,19% xuống mức 67.560 tỷ đồng. 
Về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu của VietABank ghi nhận 1.017 tỷ đồng, xấp xỉ đầu kỳ. Trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm 88% tổng nợ xấu, tương ứng hơn 900 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ từ mức 1,88% của đầu kỳ xuống mức 1,79%.

Vài trò nữ tướng Nguyễn Thị Loan không mấy nổi bật, Vimedimex rút khỏi VietABank trong lặng lẽ

Cũng như Rạng Đông Group, vai trò của Vimedimex cùng nữ tướng Nguyễn Thị Loan tại VietABank là không mấy nổi bật. Có lẽ cũng vì vậy mà động thái thoái hết vốn khỏi VietABank vào cuối năm ngoái của tập đoàn này gần như không nhận được sự chú ý.

Vimedimex và một thập kỷ ở VietABank

Loạt nguồn thu lao dốc, VietABank vẫn lãi cao quý 3 nhờ giảm dự phòng

(Vietnamdaily) - Nhờ giảm trích lập dự phòng nên lợi nhuận quý 3 và 9 tháng của VietABank vẫn tăng dù nguồn thu chính liên tục sụt giảm.

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2021 với nguồn thu chính giảm tới 37% so cùng kỳ, về còn 351 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Kinh doanh ngoại hối cũng lao dốc 79% còn vỏn vẹn hơn 1 tỷ đồng; hay hoạt động khác sụt 60% về 19 tỷ đồng.

Chỉ riêng hoạt động dịch vụ chuyển từ lỗ 6 tỷ cùng kỳ sang có lãi 4 tỷ đồng; và mua bán chứng khoán kinh doanh cũng có lãi gần 17 tỷ đồng; hay mua bán chứng khoán đầu tư gấp hơn 6 lần lên 30 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận thuần suy giảm 46% về còn 267 tỷ đồng.

'Ông trùm' BOT Tasco có lãi 88 tỷ đồng trong quý 1/2022

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận sau thuế của HUT trong quý 1/2022 đạt tới 88 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 25 tỷ đồng.

CTCP Tasco (HUT) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 1/2022 với doanh thu thuần 239 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ 2021.

Trong khi đó giá vốn nhẹ về còn 140 tỷ đồng. Do đó lợi nhuận gộp của HUT ghi nhận hơn 99 tỷ đồng, tăng 9% so quý 1/2021.

Thêm vào đó, kỳ này doanh thu hoạt động tài chính đột biến từ 1,8 tỷ đồng của cùng kỳ lên tới hơn 126 tỷ đồng. Nhờ đó lợi nhuận sau thuế của HUT trong quý 1/2022 đạt tới 88 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 25 tỷ đồng.

Theo HUT nguyên nhân Công ty có lãi lớn trong quý vừa qua do doanh thu và lợi nhuận gộp từ hoạt động thu phí đường bộ BOT và dịch vụ thu phí không dừng VETC đều có kết quả tăng trưởng so cùng kỳ khi tình hình dịch bệnh Covid19 dần được kiểm soát và lưu lượng phương tiện giao thông qua các trạm thu phú được tăng trưởng trở lại.

Ngoài ra, hoạt động thoái vốn, tinh gọn các khoản đầu tư không trọng tâm theo chủ trương của HĐQT cũng đem lại doanh thu từ hoạt động tài chính đóng góp vào lợi nhuận của Công ty.

'Ong trum' BOT Tasco co lai 88 ty dong trong quy 1/2022
 

Trên thị trường chứng khoán, giai đoạn này, cổ phiếu HUT tăng giá hơn 20 lần và đạt đỉnh 51.300 đồng/cổ phiếu vào phiên 21/3/2022, mức tăng trong mơ với bất kỳ nhà đầu tư nào và hiện tại đang giao dịch tại mức 26.600 đồng/cổ phiếu.

Đà tăng của cổ phiếu HUT được hỗ trợ bởi kỳ vọng khi xuất hiện cổ đông mới, Tasco sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh sang các mảng có biên lợi nhuận tốt hơn là dịch vụ ô tô, trong khi các mảng kinh doanh khác như bất động sản, đầu tư hạ tầng giao thông sẽ hồi phục khi nền kinh tế bước vào giai đoạn “bình thường mới”.

Trong bản giải trình gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước do Chủ tịch HĐQT Hồ Việt Hà ký ngày 22/3, Tasco cho biết cổ phiếu HUT tăng giá thời gian qua là do diễn biến của thị trường chứng khoán trên cơ sở các thông tin mà công ty công bố theo quy định của pháp luật.

"Tasco luôn tuân thủ các quy định pháp luật áp dụng đối với công ty đại chúng và hướng đến hệ thống quản trị minh bạch, hiện đại", công văn nêu rõ.

Công ty cho biết, từ cuối 2021 sang 2022, Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực khôi phục kinh tế, việc đi lại của người dân và doanh nghiệp đã bình thường trở lại, việc phí có chuyển biến tích cực; Các ngân hàng cũng có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tron cơ cấu, giãn nợ nên ít nhiều đã giúp Tasco và các đơn vị thành viên cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh.

Trong các hoạt động Tasco đang thực hiện chuyển đổi, công ty tinh gọn hơn trong các hoạt động đầu tư, thoái vốn khỏi các dự án không hiệu quả (xây dựng, y tế, nông nghiệp…).