Tiêm đủ vắc xin, người dân được lưu thông: Hàng không Việt “phá băng“?

Ngành hàng không Việt Nam đang bị “đóng băng” do dịch COVID-19. Việc tiêm vắc xin diện rộng cùng với sự nỗ lực vượt khó của các hãng hàng không dự báo ngày trở lại của các chuyến bay đang đến gần.

Kế hoạch tiêm chủng vắc xin lớn nhất lịch sử của Bộ Y tế mở ra “tia sáng” cho ngành hàng không. Nhân viên tuyến đầu của ngành hàng không cũng đã tiêm 2 mũi vắc xin để sẵn sàng… chinh phục bầu trời.
Vắc xin - “phao cứu sinh” cho hàng không Việt
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát, hàng không là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do phải dừng bay, chi phí duy trì lớn.
Tiem du vac xin, nguoi dan duoc luu thong: Hang khong Viet “pha bang“?
Nhân viên tuyến đầu ngành hàng không yêu cầu phải tiêm đủ 2 mũi vaccine. 
Một “tia sáng” cho ngành hàng không khi Bộ Y tế đang triển khai kế hoạch tiêm chủng lớn nhất lịch sử. Theo đóm từ tháng 7/2021- tháng 4/2022, Bộ Y tế đưa ra 16 nhóm đối tượng được tiêm chủng và 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19.
Theo Bộ Y tế, vắc xin phòng COVID-19 là giải pháp cần thiết và quan trọng để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội. Hiện tại, Bộ Y tế đã có khoảng 105 triệu liều từ các nguồn cung ứng khác nhau được cam kết phân bổ cho Việt Nam.
Sau đợt tiêm chủng vắc xin diện rộng, việc đi lại của người dân sẽ rất lớn. Để sẵn sàng quay lại hoạt động khi thời cơ đến, các hãng hàng không của Việt Nam đã tiêm vắc xin cho phi công, nhân viên tuyến đầu phục vụ hành khách.
Đại diện Hãng Hàng không Quốc gia Vietnam Airlines cho biết, cho đến thời điểm hiện tại, 90% CBNV VNA Group đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19, trong đó có 100% lực lượng tuyến đầu. Việc ưu tiên tiêm cho CBNV trực tiếp phục vụ hành khách và hàng hóa không chỉ tạo ra “tấm khiên” vững chắc cho người lao động mà còn góp phần bảo vệ sự an toàn cho chính hành khách đi máy bay và cộng đồng.
Cùng quan điểm trên, Hãng hàng không Bamboo Airways cũng sử dụng vắc xin như một “vành đai bảo vệ”. Ngay khi vừa bùng dịch, Bamboo Airways đã hoàn thành tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt gần nhất từ tháng 4/2021.
Đại diện Bamboo Airways cho biết: “Việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho toàn bộ nhân viên không chỉ giúp bảo vệ an toàn cho sức khỏe của cho cán bộ, nhân viên; mà còn đảm bảo an toàn cho hành khách đi bay, từ đó góp phần vào việc kiểm soát tốt dịch COVID-19 trên khắp cả nước.”
Trong khi đó, Hãng hàng không Vietjet cũng đã lên kế hoạch tiêm toàn bộ vắc xin cho nhân viên ngay từ khi đợt dịch thứ 4 chưa bùng phát. Hãng này cũng được AirlineRatings trao tặng chứng chỉ 7 sao, mức cao nhất về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 dành cho các hãng hàng không toàn cầu.
Mới đây nhất, Cục Hàng không đã yêu cầu các hãng hàng không chỉ thực hiện xếp lịch bay cho phi công và tiếp viên đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin COVID-19. Theo đó, các hãng bay được yêu cầu chấp hành nghiêm các chỉ thị về phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện tiêm phòng vắc xin đầy đủ, ưu tiên nhóm nhân viên tuyến đầu thường xuyên tiếp xúc với hành khách và có nguy cơ lây nhiễm cao như phi công, tiếp viên hàng không, nhân viên kỹ thuật.
Hàng không Việt “vượt khó”
Tiem du vac xin, nguoi dan duoc luu thong: Hang khong Viet “pha bang“?-Hinh-2
 Các hãng hàng không Việt Nam vẫn đang nỗ lực vượt khó trong thời kỳ đại dịch COVID-19 hoành hành.
Trong thời kỳ khó khăn của đại dịch COVID-19, các hãng hàng không Việt Nam đã chuẩn bị sẵn “hành trang” để quay lại chinh phục bầu trời. Trong bối cảnh đó, việc hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines chính thức thử nghiệm ứng dụng hộ chiếu sức khoẻ điện tử là bước chuẩn bị cần thiết cho giai đoạn phục hồi như một “chìa khoá” mở cửa biên giới.
Với bối cảnh như vậy, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, việc mở cơ chế cho Vietnam Airlines thử nghiệm ứng dụng hộ chiếu sức khoẻ điện tử là bước đi thận trọng và cần thiết khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và được dự báo có thể còn kéo dài. Đây là cách làm chủ động, chuẩn bị sẵn sàng cho việc khôi phục thị trường du lịch quốc tế ở thời điểm thích hợp.
Phía Bamboo Airways cũng đã có dấu hiệu tích cực của sự phục hồi. Ngày 19/8 vừa qua, Chuyến bay thử nghiệm bằng máy bay phản lực Embraer 190 của Bamboo Airways đã hạ cánh thành công tại Sân bay Điện Biên. Đây là một phần trong kế hoạch mở rộng mạng bay của hãng trong năm 2021, đặc biệt chú trọng các tuyến bay ngách thẳng đi/đến các địa phương như Điện Biên, Cà Mau, Côn Đảo, Rạch Giá… mà chưa hãng bay nào khai thác bằng dòng máy bay phản lực thương mại hiện đại.
Ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đánh giá chuyến bay sẽ là bước khởi đầu cho loạt các chuyến bay sắp tới của Bamboo Airways, phục vụ cho việc kết nối Điện Biên không chỉ với Hà Nội và với các tỉnh thành khác, đóng góp cho sự phát triển không chỉ của Điện Biên mà cả vùng Tây Bắc.

Nhân viên ngân hàng, tín dụng tạm thời sử dụng giấy đi đường đã cấp

Đến tối ngày 5/9, Công an Thành phố Hà Nội chưa thống nhất phương án cấp giấy đi đường cho các tổ chức tín dụng. Phía Ngân hàng Nhà nước đã có công văn gửi Công an đề nghị cho nhân viên sử dụng giấy đi đường đã cấp.

Tối ngày (5/9), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Chi nhánh Hà Nội) cũng đã có văn bản thông báo tới toàn bộ ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố về việc sử dụng giấy đi đường.
Nhan vien ngan hang, tin dung tam thoi su dung giay di duong da cap

Hiện nay Công an TP Hà Nội chưa thống nhất được việc cấp giấy đi đường cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Vườn cây cối xanh mướt trong biệt phủ 1.000m2 của Vượng Râu

(Kiến Thức) - Biệt phủ rộng 1.000 m2 ở ngoại thành Hà Nội của nghệ sĩ hài  Vượng Râu được xây dựng theo kiến trúc cổ của người miền Bắc, bao quanh là vườn tược, cây cối tốt um.

Vuon cay coi xanh muot trong biet phu 1.000m2 cua Vuong Rau
 Nghệ sĩ hài Vượng Râu là gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình qua  các vai diễn hài hước trong nhiều chương trình như Gặp nhau cuối tuần, Góc cười, Gala Tết Vạn Lộc...Ảnh: Vietnamnet

Nhập khẩu vắc xin COVID-19: Doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu gì?

Theo Bộ Y tế, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu vắc xin phải nằm trong danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Ngoài ra, vắc xin phải rõ nguồn gốc, xuất xứ, khi về Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép, thẩm định, tổ chức tiêm chủng.

Tại cuộc họp đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 với 4 địa phương là TP.HCM, Đồng Nai, Long An và Bình Dương, sáng 6/9, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị 4 tỉnh nghiêm túc thực hiện Công điện 1102 của Thủ tướng.

Công điện này nêu rõ chủ trương khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức cá nhân nhập khẩu vắc xin. Thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý 2 yêu cầu, thứ nhất, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu vắc xin phải nằm trong danh mục được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu. Thứ 2, vắc xin phải rõ nguồn gốc, xuất xứ; khi về Việt Nam, phải được Bộ Y tế cấp phép, thẩm định, tổ chức tiêm chủng.

Thứ trưởng đề nghị 4 địa phương quán triệt nguyên tắc “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm nhanh nhất” theo tinh thần vắc xin về phải tiêm ngay, không chậm trễ, không chờ đợi, không lựa chọn vắc xin, có vắc xin nào tiêm ngay loại đó.

Nhap khau vac xin COVID-19: Doanh nghiep phai dap ung yeu cau gi?
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên