Thủy Sản Miền Trung Seadanang và 'mê cung' nợ xấu

(Vietnamdaily) - CTCP Xuất Nhập Khẩu Thủy sản Miền Trung (SPD) đang đối mặt với vấn đề nợ xấu dai dẳng từ nhiều năm trước, với tổng giá trị các khoản phải thu quá hạn trên 3 năm lên đến gần 96 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2015.
 

Cụ thể, SPD có khoản nợ 31,8 tỷ đồng với CTCP Inox Hòa Bình, 22,8 tỷ đồng với CTCP Đầu tư 3GR, 19,1 tỷ đồng với CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân, và 10 tỷ đồng với CTCP Xuất nhập khẩu Thép Phú Lâm.
Đáng chú ý, nhiều khoản nợ trong số này đã xuất hiện từ hơn 10 năm trước và SPD đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi. Doanh nghiệp đã khởi kiện một số công ty con nợ nhưng vẫn chưa có kết quả. Một vài khoản nợ chỉ mới thu hồi được con số khiêm tốn từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng.
Với khoản nợ xấu từ hai công ty FTM và 3GR, SPD dự đoán thu hồi được một nửa, nhưng đến nay chỉ thu hồi được một phần nhỏ: 3GR thanh toán được 1,1 tỷ đồng, FTM thanh toán 300 triệu đồng. Đặc biệt, khoản tài sản đảm bảo 2 triệu cổ phiếu FTM từng có giá 50 tỷ đồng (năm 2019), khi xử lý tài sản chỉ còn hơn 1 tỷ đồng.
Thuy San Mien Trung Seadanang va 'me cung' no xau
 Nguồn: Vietstock
Do ảnh hưởng của nợ xấu, SPD sẽ phải trích lập dự phòng toàn bộ khoản đầu tư 18 tỷ đồng vào CTCP Đầu tư New City Seadanang, chiếm 23,44% vốn điều lệ, dẫn đến việc lỗ lũy kế đến cuối năm 2023 lên đến hơn 140 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng bị âm hơn 40 tỷ đồng.
Điểm chung của những doanh nghiệp như FTM, Đầu tư 3GR hay Đầu tư New City Seadanang là đều có ông Lê Mạnh Thường nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT. Điều này cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa ông Thường với các khoản nợ xấu của SPD.
Trước đây, ông Thường từng là Thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐQT, đồng thời đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu và xử lý công nợ của SPD. Ông cũng là cổ đông sáng lập và Chủ tịch HĐTV của Truman Holdings, từng là cổ đông lớn của SPD.
Thuy San Mien Trung Seadanang va 'me cung' no xau-Hinh-2
 Nguồn: Vietstock
Bên cạnh đó, ông Thường còn là Chủ tịch của Bất động sản New City và Chủ tịch HĐQT của Đầu tư New City Seadanang. SPD đã góp 30 tỷ đồng vào công ty này, tuy nhiên khu đất liên quan đến khoản đầu tư này bị UBND TP. Đà Nẵng thu hồi. SPD đã nhiều lần yêu cầu công ty liên kết cung cấp tài liệu liên quan nhưng không nhận được phản hồi.
Hậu quả là SPD bị cảnh báo do BCTC bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ từ 3 năm liên tiếp.
Năm 2024, SPD dự kiến sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do môi trường kinh doanh biến động. Doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu 819 tỷ đồng tăng 7,4%, lợi nhuận trước thuế 8,8 tỷ đồng, gấp 10 lần năm 2023 và khẩu tăng 5,3%, khoảng 800 tỷ đồng. Tuy nhiên đây là những con số khá tham vọng trong bối cảnh hiện tại.

Những ngân hàng 'mạnh tay' chi 20 - 30% cổ tức năm 2024

(Vietnamdaily) - Hết ngày 6/4, 11 ngân hàng công bố kế hoạch trả cổ tức và mức thưởng trong năm 2024. Dự kiến, chi trả cổ tức cao, với tỷ lệ lên đến 30%.
 

Dẫn đầu là Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), với tổng tỷ lệ chi trả là 115%. Theo đó, ngân hàng sẽ dành hơn 5.283 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối để chia cổ tức tiền mặt năm 2023, với tỷ lệ là 15%/cổ phiếu (1.500 đồng/CP). Thời gian thực hiện trong Q2 hoặc Q3/2024.

Bên cạnh đó, HĐQT Techcombank cũng trình phương án tăng vốn điều lệ từ 35.225 tỷ đồng lên 70.450 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu để chi thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 100%. Nếu Đại hội đồng cổ đông thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên sau hơn 10 năm Techcombank chia cổ tức bằng tiền mặt và lần đầu tiên sau 5 năm chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Đứng thứ hai là Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MBS). Ngân hàng trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ từ 20.000 tỷ lên 26.000 tỷ đồng, thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30%, hoàn thành trong 2024. Như vậy, mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu MSB tại ngày chốt quyền sẽ được nhận thêm 30 cổ phiếu mới.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tổ chức ngày 2/4, VIB đã thông qua kế hoạch chia cổ tức với tổng tỷ lệ là 29,5% vốn điều lệ, gồm 12,5% cổ tức tiền mặt và 17% cổ phiếu thưởng. Riêng cổ tức tiền mặt, tháng 2/2024 VIB đã tạm ứng cho cổ đông với tỷ lệ 6% và sẽ trả tiếp tỷ lệ 6,5% trong thời gian tới. Tổng tiền sử dụng để chi trả cổ tức tiền mặt là 3.171 tỷ đồng.

ACB là ngân hàng tiếp theo trích hơn 9.700 tỷ đồng để chia cổ tức với tổng tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt. Vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 38.866 tỷ đồng lên 44.666 tỷ đồng. ACB dự kiến hoàn thành kế hoạch này trong Q3/2024.

Ngày 26/4 tới đây, HDBank cũng sẽ trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch chia cổ tức với tỷ lệ 25%, trong đó gồm 10% tiền mặt, 15% cổ phiếu. HDBank là ngân hàng có truyền thống chia cổ tức cao đều đặn hằng năm và kéo dài chính sách này trong suốt 10 năm qua.

Nhung ngan hang 'manh tay' chi 20 - 30% co tuc nam 2024-Hinh-2
Kế hoạch chi cổ tức và mức thưởng năm 2024 của các ngân

HTI tăng phí tại Trạm An Sương An Lạc vào tháng 7

(Vietnamdaily) - Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng IDICO (HTI) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 4.3%. 

Năm 2023, HTI có doanh thu đạt 443,653 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 71,950 tỷ đồng. Phần lớn mục tiêu trong năm ngoái công ty đều vượt chỉ tiêu, riêng tỷ suất lợi nhuận trước thuế giảm 0.18%, giá trị đầu tư giảm 89%. 
HTI tang phi tai Tram An Suong An Lac vao thang 7
Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh IDICO năm 2023 
Theo báo cáo, HTI đặt mục tiêu doanh thu đạt 456,916 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2023. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 75 tỷ đồng, tăng 4.3% so với năm trước. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục giữ tỉ lệ chia cổ tức cho cổ đông ở mức 16%; tăng giá trị đầu tư lên 300 tỷ, tương đương 2.385% so với năm 2023.