Thực hư đỉa lúc nhúc trong bụng người ở BV Bạch Mai

Hình ảnh đỉa lúc nhúc trong bụng bệnh nhân, được một "bác sĩ" đăng lên Facebook khiến nhiều người hoang mang.

Những ngày vừa qua, dư luận khá hoang mang khi trên mạng Facebook, một tài khoản mang tên “Bác sĩ Tuấn Ninh” đã đăng nhiều bức ảnh rất ghê rợn về những con đỉa to, kèm ảnh về cuộc phẫu thuật. Bên cạnh những ảnh đó còn có ảnh những gói kẹo với lời kêu gọi mọi người hãy cảnh giác cao độ, “vì loại kẹo này (từ Trung Quốc) đã tràn sang Việt Nam, một bệnh nhân ở Tuyên Quang bị đau bụng do ăn kẹo này.
“Bác sĩ Tuấn Ninh” trên Facebook viết: Các bác sĩ phẫu thuật như tôi đã choáng do thấy trong ổ bụng của bệnh nhân lúc nhúc toàn đỉa. Cách đây không lâu bọn chúng đã mua đỉa đem về sấy khô tán thành bột và làm thành kẹo. Khi loại kẹo này gặp nước đỉa sẽ sống lại và lớn rất nhanh khi được hút máu.
Thuc hu chuyen dia luc nhuc trong bung nguoi o BV Bach Mai
 Hình ảnh được người này đưa lên facebook khiến dư luận hoang mang.
Với những thông tin trên, nhất là địa điểm đăng được ghi là tại Bệnh viện Bạch Mai đã khiến nhiều người hiểu rằng, chuyện xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai và người viết cũng là bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng - Bệnh viện Bạch Mai cho biết ngay sau khi có thông tin đỉa mổ trong bệnh nhân, Bệnh viện Bạch Mai đã tìm hiểu thông tin, nhân vật đưa thông tin không nằm trong danh sách cán bộ Bệnh viện Bạch Mai. Phẫu thuật viên không có ai đeo khuyên tai, tóc vàng, có hình xăm như người trong hình. Áo của nhân vật mặc có logo của Đại học Y Thái Bình.
"Bệnh viện Bạch Mai đã có công văn gửi Đại học Y Thái Bình để có cách thức nhắc nhở. Thông tin trên Facebook nếu là chuyện cá nhân thì không sao, nhưng đây là đưa thông tin gây hoang mang dư luận, gây bất ổn cho xã hội. Chúng tôi khẳng định chắc chắn, bệnh viện Bạch Mai không có bác sĩ nào tên là Tuấn Ninh.
Hơn nữa, theo các chuyên gia y tế thì trong dạ dày có men tiêu hóa nên dù có ăn phải đỉa, trứng đỉa thì cũng sẽ bị đào thải ra ngoài. Với tin đồn này phải xem xét cẩn thận, rõ ràng, không được hùa theo. Việc cấy trứng đỉa vào thực phẩm để sau đó người ăn có chứa trứng đỉa vào cơ thể, trứng phát triển thành đỉa trong cơ thể người, phá hủy nội tạng là chưa có cơ sở khoa học" - TS Hùng khẳng định.
Trước đó, cũng có nhiều tin đồn về đỉa trong sữa, đỉa trong thịt và các thực phẩm khác. Tuy nhiên, các tin đồn này sau đó đã bị dập tắt.

Điểm mặt các bệnh về da ở trẻ sơ sinh thường gặp

(Kiến Thức) - Bệnh về da ở trẻ sơ sinh không quá đáng lo nhưng điều quan trọng, bố mẹ biết cách đối phó với bệnh để nó không bị biến chứng.

Diem mat cac benh ve da o tre so sinh thuong gap
Bớt trong lòng bàn tay bé. Là những bớt xanh tím, do ứ đọng nhiều tế bào melanocyte ở lớp bì của da gây nên. Các lớp này có thể nhỏ vài cm hay lan hết cả bàn tay bé. Song khi bé lớn lên, nó sẽ tự mất, cha mẹ không nên lo lắng gì cả. Nếu vết bớt không hề mất đi, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sỹ để cho con uống corticosteroid hoặc điều trị bằng laser. 
Diem mat cac benh ve da o tre so sinh thuong gap-Hinh-2
Viêm nấm da, bã nhờn. Nó sẽ có màu vàng hoặc nâu trên đầu bé. Lớp da vùng này sẽ rất dễ bong và da thường bị ửng đỏ. Nguyên nhân có thể do tình trạng các tuyến bã nhờn bị kích thích bởi hormone của mẹ trong tử. Ngoài ra, yếu tố gen và môi trường cũng có thể tác động đến nguyên nhân khởi phát và diễn tiến của bệnh. Bệnh này thường vô hại và sẽ hết sau 3 tháng . 

Cận cảnh xe máy “vây” xe cứu thương ở BV Nội tiết

(Kiến Thức) - Nhiều xe máy "vây" xe cứu thương trong sân để xe của Bệnh viện Nội tiết trung ương, khiến người dân không khỏi băn khoăn về những tình huống khẩn cấp.

Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet
 Gần đây, phóng viên Kiến Thức nhận được phản ánh của người dân về tình trạng để xe máy lộn xộn, thiếu khoa học ở Bệnh viện Nội tiết trung ương (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội). Tình trạng gây khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đến thăm khám thậm chí là hoạt động cấp cứu của bệnh viện. 
Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet-Hinh-2
 Theo quan sát của phóng viên, hàng chục xe máy dựng tùy tiện trong sân. Đặc biệt có nhiều chiếc xe "vây" xung quanh xe cứu thương. Chứng kiến cảnh này, nhiều người tự hỏi, trong những tình huống phải chuyển bệnh nhân cấp cứu khẩn cấp, chiếc xe cứu thương phải chờ bao lâu để có đường ra.
Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet-Hinh-3
 Xe máy để không có thứ tự, chiếm gần như hết phần diện tích đường ra vào buộc người nhà, người bệnh đến thăm khám phải luồn lách qua các kẽ hở để đi.

Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet-Hinh-4
 Ngay cả lối đi vào phòng cấp cứu của bệnh viện này cũng bị xe dàn hàng, chiếm chỗ. Theo ước tính của người viết bài, phần đường đi vào khu này chỉ còn lại chưa đầy 1m, rất khó khăn cho việc đẩy cáng người bệnh vào cấp cứu. 
Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet-Hinh-5
 Không chỉ vậy, ở khu vực trước Phòng Tiếp nhận và trả kết quả khám bệnh (phía bên phải lối vào sảnh chính bệnh viện), do những chiếc xe xếp tràn lan, nhiều người không có chỗ đứng đành phải ngồi lên xe để chờ gọi đến tên của mình.

Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet-Hinh-6
 Theo tìm hiểu của phóng viên, những chiếc xe máy khi di chuyển vào sân bãi để xe sẽ phải trả với giá là 5.000 đồng/lượt. Việc ghi vé xe cùng với trông coi xe trong sân bãi có khoảng 4, 5 thanh niên. Tuy nhiên, khi được hỏi sân đã chật kín và tràn lan như vậy còn chỗ nào để xe nữa thì một nhân viên ở đây cho biết: "Cứ cho xe đi thẳng vào bên trong mà tìm chỗ". Phải chăng, chính vì cung cách làm ăn này dẫn đến tình trạng xe máy "vây" xe cứu thương hay chiếm đường đi?

Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet-Hinh-7
 Bà Nguyễn Thị H, một dân sống gần bệnh viện, cho hay: “Có hôm xe đông lắm. Tôi thấy người ta phải thay nhau xếp hàng dài từ ngoài cổng và chen mãi mới qua được “vòng xe máy” vào bên trong bệnh viện”. Còn theo một số lái xe ôm trước cửa Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tình trạng xe máy chật sân bệnh viện khiến nhiều người phải dựng tràn ra cả ngoài cổng, diễn ra khá thường xuyên.

Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet-Hinh-8
Trước tình trạng này, phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo Bệnh viện Nội tiết trung ương để tìm câu giải đáp. Tuy nhiên, đại diện phía Phòng phụ trách Truyền thông của bệnh viện cho hay, tại đây - Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Thái Thịnh) không có thẩm quyền trả lời vấn đề này. Vì vậy, nếu phóng viên có nhu cầu tiềm hiểu phải lên cơ sở 2 (Thanh Trì, Hà Nội) bởi "các lãnh đạo ở hết trên đó".