Thua lỗ 5 quý liền, cổ phiếu Fortex rơi vào diện cảnh báo

(Vietnamdaily) - Lỗ lũy kế của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex, HoSE: FTM) đã lên gần 91 tỷ đồng tại ngày 31/3.
 

Trong quý 1/2020, Fortex báo doanh thu thuần giảm 87% còn 31 tỷ đồng, giá vốn hàng bán cũng chiếm đến gần 31 tỷ đồng nên lãi gộp chỉ còn 710 triệu đồng, giảm 81%.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm còn 407 triệu đồng và hơn 4 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí tài chính tăng 14%, lên hơn 17 tỷ đồng.

Kết thúc quý 1, Công ty báo lỗ ròng gần 45 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 14 tỷ đồng. Đây là quý thứ 5 liên tiếp Fortex báo lỗ. Tính đến ngày 31/3, lỗ lũy kế của Công ty đã lên gần 91 tỷ đồng.

Theo giải trình, do tác động kép từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung và đại dịch COVID-19 khiến sản lượng tiêu thụ cùng giá bán giảm mạnh. Hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc thay nhau đóng cửa nền kinh tế để đối phó dịch bệnh gây khó khăn cho ngành dệt may nói chung và ngành sợi nói riêng.

Bên cạnh đó, đại dịch còn ảnh hưởng đến chiến lược đa dạng hóa thị trường của Fortex. Công ty cho biết đã chủ động chuyển hướng sang phát triển thị trường trong nước nhưng cạnh tranh cao do sức cung của toàn ngành lớn hơn nhiều so với quy mô thị trường trong nước.

Thua lo 5 quy lien, co phieu Fortex roi vao dien canh bao
 FTM lỗ quý thứ 5 liên tiếp.

Hàng tồn kho tại ngày 31/3 của Công ty tăng 63% so với đầu năm, lên gần 24 tỷ đồng. Trong đó, nguyên liệu, vật liệu chiến hơn 14 tỷ đồng.

Tổng tài sản giảm nhẹ so đầu năm, ghi nhận gần 1.571 tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng tài sản của Công ty, ở mức gần 797 tỷ đồng.

Trong trung tuần tháng 4, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã có thông báo sẽ đưa cổ phiếu FTM vào diện cảnh báo kể từ 23/4 do lỗ gần 94 tỷ đồng trong năm 2019 và lãi sau thuế chưa phân phối tại 31/12/2019 âm hơn 46 tỷ đồng.

Cũng vừa mới đây, Cục Thuế tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Fortex vì Công ty đã khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp.

Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp tiền thuế là 290 triệu đồng.

Trong năm 2019, thị trường chứng khoán có phen chứng kiến chuỗi giảm sàn 30 phiên liên tiếp của cổ phiếu FTM, từ vùng giá 23.600 đồng/cổ phiếu xuống xấp xỉ 2.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng mất đi gần 90% giá trị. Cùng với đó thanh khoản thị trường cũng giảm.

Hiện tại, cổ phiếu FTM đang giao dịch tại mức 1.600 đồng/cp với khối lượng giao dịch hơn 295.000 đơn vị.

Vì sao Fortex bị xử phạt về thuế hàng trăm triệu đồng?

(Vietnamdaily) - Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp tiền thuế mà Fortex phải nộp là 290 triệu đồng.
 

Cục Thuế tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex, HoSE: FTM).

Cụ thể, Công ty đã khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp, theo đó Công ty bị phạt 20% tính trên tổng số tiền khai thiếu, tương ứng số tiền phạt là 42 tỷ đồng và bị phạt 15 triệu đồng do hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.

Cổ phiếu FTM của Fortex bị đưa vào diện cảnh báo

(Vietnamdaily) - Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vừa thông báo sẽ đưa cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex) vào diện cảnh báo.

Cụ thể, trong năm 2019, FTM ghi nhận lỗ gần 94 tỷ đồng và lỗ luỹ kế tại ngày 31/12/2019 hơn 46 tỷ đồng. Do đó, FTM bị đưa vào diện bị cảnh báo kể từ 23/4.

Liên quan tới hoạt động kinh doanh, trong năm 2019, luồng tiền từ hoạt động kinh doanh của FTM âm hơn 284 tỷ đồng, các khoản vay Ngân hàng quá hạn thanh toán gần 82 tỷ đồng.

Thị trường đổ đèo, nhiều công ty chứng khoán lâm nguy trong quý 1

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán (CTCK) đã lần lượt công bố báo cáo tài chính về tình hình kinh doanh trong quý 1/2020, đa số đều báo lỗ hoặc lãi sụt giảm.

Quý 1/2020 diễn ra không mấy suôn sẻ khi căng thẳng chính trị Mỹ - Iran ngay những ngày đầu năm và dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tài chính toàn cầu và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Kết thúc phiên cuối quý I, chỉ số VN-Index dừng tại 662,53 điểm, giảm 31% so với thời điểm đầu năm, con số mà không nhà đầu tư nào có thể nghĩ tới trước khi bước sang năm 2020. Tại mức điểm này, định giá P/E của VN-Index chỉ còn 9,8 lần, thấp nhất trong vòng 5 năm.