Thú vị hơn 200 loài vật kỳ dị mới phát hiện năm 2018

Trái Đất đã bổ sung thêm một số “người bạn mới” vào danh sách 8,7 triệu loài vật kỳ dị được biết đến từ trước tới nay, New York Post đưa tin.

Thu vi hon 200 loai vat ky di moi phat hien nam 2018
Gấu nước bất tử là một trong những loài vật kỳ dị mới được tìm thấy. Ảnh: Getty 
Theo đó, các nhà nghiên cứu tại Viện hàn lâm Khoa học California đã chính thức xác định 229 thực vật và động vật mới vào năm 2018 - nhiều hơn gấp đôi so với con số 85 loài được phát hiện vào năm 2017.
Hơn 10 nhà khoa học từ Viện và hàng chục cộng tác viên quốc tế đã xác định được 120 loài ong ký sinh, 34 loài sên biển, 28 loài kiến, 19 loài cá, 7 loài thực vật có hoa, 7 loài nhện, 4 loài lươn, 3 loài cá mập, 2 loài gấu nước, 1 loài ếch, 1 loài rắn và 1 loài cá ngựa.
Tiến sĩ Shannon Bennett, giám đốc khoa học của Viện hàn lâm cho biết con người mới chỉ phát hiện được chưa tới 10% tổng số loài trên Trái Đất. Mỗi khám phá về loài có thể nắm giữ chìa khóa cho những đổi mới đột phá về khoa học, công nghệ hoặc xã hội và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự đa dạng của cuộc sống tạo nên hệ sinh thái thịnh vượng.
Các nhà khoa học đã khám phá vùng biển ngoài khơi một quần đảo xa xôi của Brazil phát hiện một loài cá mới vô cùng rực rỡ, họ thậm chí còn nhận ra con cá mập khổng lồ Sixgill bơi ngay trên chúng. “Đây là một trong những loài cá đẹp nhất mà tôi từng thấy. Nó thật mê hoặc đến nỗi khiến chúng tôi phớt lờ mọi thứ xung quanh nó”, tiến sĩ Luiz Rocha, người phụ trách nghiên cứu các loài cá của Viện nói về việc khám phá ra loài Aphrodite Tosanoides.
Loài cá neon nổi bật, được đặt theo tên của nữ thần tình yêu và sắc đẹp Hy Lạp, Aphrodite là một trong 18 loài cá mới được thêm vào danh sách các loài trên Trái Đất.
Và ở phía Đông Nam Philippines, người ta phát hiện ra loài rắn san hô mới vô cùng đặc biệt. Nó màu đen sọc trắng, gần như chẳng khác gì so với những loài khác. Chỉ có điều, cái đuôi của nó lại là màu cam, trong khi đồng loại của nó màu xanh.
Các loài khác trong danh sách bao gồm một con cá ngựa có kích thước lớn bằng con sứa gọi là…lợn Nhật Bản, một con cá mập mèo sống rất sâu dưới bề mặt đại dương và một loại cây mới với những quả mọng màu xanh sáng nở dọc theo sông Samaná Norte ở Andes Colombia.

Cách động vật làm mẹ "quái đản" khoa học cũng bó tay

(Kiến Thức) - Những bà mẹ động vật như ếch độc dâu tây, rận biển, kiến hút máu... có cách trở thành những động vật quái đản nhất với cách làm mẹ có "1-0-2", khiến giới khoa học cũng bó tay đi tìm lời giải.

 
Cach dong vat lam me
Ếch độc dâu tây dùng trứng chưa thụ tinh nuôi nòng nọc thành ếch con. Loài ếch độc này chỉ đẻ năm quả trứng mỗi lần, và ếch mẹ sẽ trông chừng cho tới khi trứng nở thành nòng nọc. Sau đó, bà mẹ động vật này sẽ mang nòng nọc của nó, từng con một lên lưng, địu lên cây cao tới 30m, tìm vũng nước đọng, thiết kế chỗ ở an toàn cho các con. Nhưng nhiệm vụ làm mẹ của loài này chưa dừng lại ở đó, nó hy sinh đưa những quả trứng chưa thụ tinh cho nòng nọc ăn, phát triển thành ếch trẻ mà không cần phải ăn thịt lẫn nhau.

Top động vật có “món tủ” khiến con người “run bắn” vì hãi

(Kiến Thức) - Để tồn tại, động vật có thể ăn cả những thứ rùng rợn khó ngờ. Nhưng xin đừng vội chê bai, xét cho cùng thì tiêu chuẩn vệ sinh của loài người cũng chỉ ứng với loài người mà thôi.
 

Top dong vat co

Thỏ và chuột ăn phân của chính nó. Không phải tất cả loài thỏ và chuột đều sẽ ăn phân của chính nó, mà chỉ xuất hiện ở một vài loài. Điển hình nhất là thỏ rừng Nhật Bản, và chuột lang, chuột túi má, chuột lemming, chuột đồng... và cả sóc sin-sin. Thỏ rừng Nhật Bản có tên khoa học là Lepus brachyurus, thuộc loài sống về đêm, rất ưa chạy nhảy. Mỗi khi đêm xuống, nó lại chui ra khỏi hang, tìm kiếm cỏ và lá cây. Bình minh lên, nó mới quay trở về nơi trú ẩn để tránh bị các loài thú ăn thịt săn bắt. Ở trong hang, thỏ rừng Nhật Bản sẽ vừa ị vừa... nhặt lại ăn. Với loài động vật này, những viên phân nóng sốt, mềm mượt vừa thoát ra khỏi “cửa hậu” là món “ăn vặt” khoái khẩu nhất. 


Top dong vat co
Chuyện này cũng tương tự với một số loài thỏ và chuột khác. Nhờ hạt phân vẫn còn rất mềm và ướt, nó không cần nhai mà nuốt chửng luôn. Có nhiều động vật ăn phân, nhưng thường thì chúng không ăn phân của chính nó. Tại sao thỏ rừng Nhật Bản lại làm điều ngược lại, thì có 2 nguyên nhân. Thứ nhất, phân của thỏ mới thải ra lần đầu vẫn còn chứa chất dinh dưỡng, do hệ thống tiêu hóa mới xử lý qua quýt. Thứ hai, vì phải trốn trong hang, nó chẳng có thứ gì khác để chọn lựa ngoài phân của mình. Ảnh: Chuột lang cũng có thói quen ăn phân của chính nó để tận dụng dinh dưỡng.

Top dong vat co
Đúng là thói quen ăn vặt này hơi bị mất vệ sinh, nhưng phân của thỏ rừng Nhật Bản thật ra rất dinh dưỡng. Có đến cả một nửa dưỡng chất của bữa chính đêm qua vẫn còn nằm trong đó. Nó cũng mềm nữa, nên rất đỡ hại cho dạ dày. 

Top dong vat co
 Vẹt đuôi dài màu vàng ăn đất ụ mối. Loài vẹt có thói quen kỳ lạ này sống ở Brazil. Nó có tên khoa học là Brotogeris chiriri. Mỗi ngày, sau khi nhét đầy cái dạ dày bằng trái cây hoang dã, vẹt đuôi dài màu vàng lại cặm cụi khoét thân cây mục để làm tổ. Chỉ có điều là đôi lúc, chúng cũng bỏ việc “làm nhà” để bay đến các ụ mối cao ngất gần đấy.

Top dong vat co
Đậu trên ụ mối, vẹt đuôi dài màu vàng từ tốn gặm “tường thành”. Phân tích thử một mảnh đất ụ mối bị chúng phá, người ta phát hiện trong đó có chứa cả phốt pho lẫn kali, những chất rất tốt cho trứng chim. Không chỉ thế, loại đất đã qua quá trình xử lý của các “thợ xây” mối còn có khả năng trung hòa độc tố từ thực vật nữa. Một số trái cây trong rừng mà vẹt đuôi dài ngấu nghiến nhai có chứa cả chất độc. Tuy nhiên, nhờ ăn thêm đất ụ mối, chúng có thể tiêu hóa tất tần tật mà không phải lo lắng gì. 

Top dong vat co
 Đười ươi ăn đất sét. Tương tự thói quen ăn đất ụ mối của vẹt đuôi dài màu vàng, đười ươi (Orangutan) cũng tha thẩn kiếm đất sét ăn chơi. Trong đất sét chứa hợp chất muối Kaolin có tác dụng chữa tiêu chảy. Đười ươi cũng là loài ăn thực vật nên rất dễ bị “tào tháo rượt”. Nhờ nhai đỡ vài cục đất sét, nó có thể hạn chế nguy cơ này.

Top dong vat co
Dĩ nhiên là với loài động vật thông minh như đười ươi, nó không bốc bừa mọi cục đất sét lên mà ăn. Tính ra, đười ươi rất “kén cá chọn canh”. Chỉ những cục đất có hàm lượng vi chất cực cao mới được chúng lựa chọn. 

Top dong vat co
 Sâu bướm hổ gỗ ăn lá cây chứa hóa chất phòng thủ độc hại. Một số loài thực vật đã tiến hóa để có khả năng tiết ra hóa chất phòng phủ iridoid glycosides. Với hóa chất này, dù cả đời vẫn đứng yên một chỗ, nó cũng chẳng phải lo bị động vật ăn lá cây vặt trụi. Plantago lanceolata là loài cây có khả năng siêu việt ấy. Vậy nhưng thỉnh thoảng, nó vẫn bị sâu bướm hổ gỗ (Parasemia plantaginis) nhai mất đôi ba góc trên phiến lá xanh mỡ màng.

Top dong vat co
Lẽ dĩ nhiên là một con sâu bướm hổ gỗ thừa biết rằng, ăn lá Plantago lanceolata cũng bằng với đánh cược cả mạng sống. Nhưng thực tế thì iridoid glycosides không hẳn là chất độc gây chết chóc, mà chỉ đủ để khiến con sâu đau đớn vì ngộ độc và lớn không nổi mà thôi. 

Top dong vat co
Đổi lại, hóa chất phòng thủ iridoid glycosides sẽ được chuyển sang cơ thể con sâu. Từ lúc này, nó có thể thoải mái ăn các món yêu thích của nó, ví dụ như rau xà lách hay lá bồ công anh, mà chẳng bao giờ phải lo bị kiến hè nhau làm thịt hay ong ký sinh chọn mặt đẻ trứng lên người.

Top dong vat co
 Khốn nỗi “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”. Những con sâu bướm hổ gỗ bạt mạng ăn quá nhiều lá Plantago lanceolata sẽ bị biến đổi sắc tố, chuyển từ màu đen sang màu cam, vàng rực rỡ. Với bộ lông bắt mắt như thế, nó vô tình mời gọi chim chóc đến xơi. Chuyện sinh tồn giữa thiên nhiên khắc nghiệt quả là vẫn lắm nỗi éo le quá đỗi! 

Mời quý vị xem video: Thán phục động vật thông minh biết dùng mưu kế cao siêu. Nguồn video: Cuộc sống thực