Thủ tướng Nhật thăm Ukraine nhưng tâm trí để ở Nga?

(Kiến Thức) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công du Châu Âu, trong đó có chuyến thăm Kiev, nhưng trọng tâm lại không phải là giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Một chính trị gia Nhật Bản nổi tiếng là cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Daisuke Kotegawa lại cho rằng góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine hiện không phải là nhiệm vụ chính của Thủ tướng Shinzo Abe
Thu tuong Nhat di Ukraine nhung tam tri de o Nga?
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cựu Thứ trưởng Bộ tài chính Daisuke Kotegawa nói: “Tôi nghĩ rằng nhiệm vụ chính của Thủ tướng Abe trong năm nay là mời Tổng thống Putin đến thăm Nhật Bản, phấn đấu nhanh chóng giải quyết vấn đề Hiệp ước hòa bình và tranh chấp lãnh thổ để bình thường hóa quan hệ với Nga. Qua đó, ông Abe sẽ lưu danh trong lịch sử như một chính trị gia nổi bật. Có lẽ, thông qua việc tham gia giải quyết vấn đề Ukraine, ông Abe cố gắng đi tới vấn đề chính là quan hệ với Nga. Trong vấn đề Ukraine, Nhật Bản (chỉ) có thể đóng vai trò như bên thứ ba trung gian”.
Theo ông Kotegawa, nếu Thủ tướng Shinzo Abe thực sự muốn cải thiện quan hệ với Nga, thì Moscow có quyền trông đợi rằng chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản tới Ukraine và cuộc gặp với Tổng thống Poroshenko chỉ có tác dụng… thức tỉnh Kiev tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở đất nước này. Nếu ông Abe đạt kết quả (trong việc mời Tổng thống Putin thăm Nhật Bản cuối năm nay và ký kết được với Nga Hiệp ước hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ), thì tên tuổi ông  sẽ được ghi vào lịch sử (Nhật Bản) như một chính khách vĩ đại.

Đối đầu Biển Đông châm ngòi “xung đột đẫm máu”?

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia lo ngại rằng tình trạng đối đầu ở Biển Đông có thể "leo thang thành một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất” trong lịch sử.

Hy vọng rằng tiên đoán của Bộ trưởng Quốc phòng Hishammuddin Hussein không trở thành hiện thực, nhưng ông Hussein rất có lý khi nhận xét rằng Biển Đông là “một con voi khổng lồ bị nhốt trong căn phòng hẹp” (và có nhiều thứ vô cùng quí giá).
Doi dau Bien Dong cham ngoi “xung dot dam mau”?
Tình trạng đối đầu ở Biển Đông có thể "leo thang thành một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất” trong lịch sử. 
Trong khi đó, luật nhân-quả cũng phán rằng mọi hành động đều có hậu quả và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo nếu Trung Quốc "không dừng lại thì một trong những hậu quả sẽ là sự tẩy chay của các quốc gia có liên quan ở khu vực và trên thế giới”.

Trung Quốc vạch “giới hạn đỏ” cảnh báo Myanmar

Tập trận bắn đạn thật ở Vân Nam là thông điệp “giới hạn đỏ” của Trung Quốc, cảnh báo những gì có thể xảy ra nếu Myanmar vượt qua "vạch đỏ".

Financial Times ngày 1/6 đưa tin, quân đội Trung Quốc bắt đầu tập trận bắn đạn thật kết hợp không quân-lục quân ở tỉnh Vân Nam sát biên giới với Myanmar. Đây là lời cảnh báo rõ ràng nhất với nước láng giềng từng là "đồng minh gần gũi" của Bắc Kinh. Những vụ bom rơi đạn lạc từ cuộc giao tranh giữa quân đội Myanmar với lực lượng phiến quân Kachin người Hán ở Kokang xuống lãnh thổ Trung Quốc đã gây ra thương vong cho dân thường nước này.
Trung Quoc vach “gioi han do” canh bao Myanmar
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc tập trận phóng tên lửa.  
Đại tá quân đội Trung Quốc về hưu Việt Cương bình luận, cuộc tập trận bắn đạn thật của Đại quân khu Thành Đô ở gần biên giới với Myanmar là "hiếm có". Ông Cương cho rằng Bắc Kinh đã nhẫn nhịn và kiềm chế trong các sự cố, nhưng bom đạn Myanmar vẫn rơi xuống lãnh thổ Trung Quốc. "Ý định không thể rõ ràng hơn. Đó là thông điệp giới hạn cuối cùng về sự khoan dung của Trung Quốc. Nếu Myanmar vượt qua giới hạn này, Trung Quốc sẽ phải phản công để bảo vệ chính mình chứ không phải Bắc Kinh khiêu chiến trước", ông đại tá Việt Cương bình luận.