Trung Quốc vạch “giới hạn đỏ” cảnh báo Myanmar

Tập trận bắn đạn thật ở Vân Nam là thông điệp “giới hạn đỏ” của Trung Quốc, cảnh báo những gì có thể xảy ra nếu Myanmar vượt qua "vạch đỏ".

Financial Times ngày 1/6 đưa tin, quân đội Trung Quốc bắt đầu tập trận bắn đạn thật kết hợp không quân-lục quân ở tỉnh Vân Nam sát biên giới với Myanmar. Đây là lời cảnh báo rõ ràng nhất với nước láng giềng từng là "đồng minh gần gũi" của Bắc Kinh. Những vụ bom rơi đạn lạc từ cuộc giao tranh giữa quân đội Myanmar với lực lượng phiến quân Kachin người Hán ở Kokang xuống lãnh thổ Trung Quốc đã gây ra thương vong cho dân thường nước này.
Trung Quoc vach “gioi han do” canh bao Myanmar
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc tập trận phóng tên lửa.  
Đại tá quân đội Trung Quốc về hưu Việt Cương bình luận, cuộc tập trận bắn đạn thật của Đại quân khu Thành Đô ở gần biên giới với Myanmar là "hiếm có". Ông Cương cho rằng Bắc Kinh đã nhẫn nhịn và kiềm chế trong các sự cố, nhưng bom đạn Myanmar vẫn rơi xuống lãnh thổ Trung Quốc. "Ý định không thể rõ ràng hơn. Đó là thông điệp giới hạn cuối cùng về sự khoan dung của Trung Quốc. Nếu Myanmar vượt qua giới hạn này, Trung Quốc sẽ phải phản công để bảo vệ chính mình chứ không phải Bắc Kinh khiêu chiến trước", ông đại tá Việt Cương bình luận.
Trung Quốc đã thông báo cho Myanmar về cuộc tập trận này. Ngoài việc giải quyết căng thẳng dọc biên giới giữa tỉnh Vân Nam với Myanmar, Bắc Kinh cũng đang tìm cách xoa dịu bức xúc của dư luận ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) các đảo nhân tạo khiến các bên liên quan - đặc biệt là Việt Nam và Philippines - hết sức quan ngại.
Trong năm qua Bắc Kinh đã quản lý để hạ nhiệt 2 điểm nóng khác sau khi đạt thỏa thuận trao đổi thông tin quân sự với Nhật Bản xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư và khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ ở dãy Himalaya. Nhưng tranh chấp lãnh thổ tiềm ẩn vẫn chưa được giải quyết. Tiếng súng dọc biên giới Trung Quốc-Myanmar là một lời nhắc nhở về một tính toán sai lầm quân sự có thể gây ra xung đột.
Đỗ Kế Phong, một học giả từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, bình luận: Không thể để tiếng súng tiếp tục tràn qua biên giới và làm hại dân thường. Nếu tình hình diễn biến xấu đi, quân đội Trung Quốc hoàn toàn sẵn sàng xử lý…

Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La

Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La 14, khi chiếm lĩnh hầu hết thời gian trong phần trả lời câu hỏi của các diễn giả.

Ngày 31/5, Đối thoại Shangri-La bước vào ngày làm việc cuối cùng với chủ đề củng cố trật tự khu vực hướng tới giải pháp chủ động hơn cho các tranh chấp và hợp tác khu vực trước những thách thức an ninh toàn cầu.
Bien Dong soi suc den phut chot tai Doi thoai Shangri-La
Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Không nằm ngoài dự đoán, đoàn đại biểu Trung Quốc đã tận dụng diễn đàn tại Đối thoại Shangri-La lần này để phản bác quan điểm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông.

Quan chức Vân Nam “báo cáo láo” về chiến sự Myanmar

(Kiến Thức) - Khai thác gỗ, đá quí trái phép…đã khiến cho một số quan chức tỉnh Vân Nam “báo cáo láo” về cuộc chiến giữa quân chính phủ Myanamar và phiến quân ở Kokang.

Đó là nhận định của trang tin Boxun có trụ sở tại Hong Kong.
Quan chuc Van Nam “bao cao lao” ve chien su Myanmar
Lực lượng dân quân Kokang thường cấp giấy phép khai thác gỗ và đá quí cho các công ty Trung Quốc trái với luật pháp Myanmar. 
Bị tố cáo là hai nguyên Bí thư tỉnh ủy Vân Nam, Qin Guangrong và Bai Enpei, cũng như Uỷ viên thường vụ Thành ủy Vân Nam phụ trách các vấn đề chính trị-pháp lý Meng Sutie. Ngoài ra, theo Boxun, một số đại sứ và tùy viên quân sự Trung Quốc tại Myanmar cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.