Thủ tướng Merkel đau đầu tìm giải pháp tránh chính phủ Đức đổ vỡ

Cuộc họp giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel với lãnh đạo các đảng Xã hội cơ đốc giáo nhằm tìm giải pháp tránh Chính phủ liên minh hiện nay tại Đức đổ vỡ.

Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel đã triệu tập cuộc họp khẩn trong ngày 26/6, với lãnh đạo các đảng trong chính phủ liên minh, nhằm tránh cho Chính phủ liên minh tan vỡ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Quartz.
 Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Quartz.
Cuộc họp giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel với lãnh đạo các đảng Xã hội cơ đốc giáo – CSU và Dân chủ xã hội – SPD diễn ra trong ngày 26/6 tại thủ đô Berlin với mục đích chính là tìm được tiếng nói chung nhằm tránh cho Chính phủ liên minh hiện nay tại Đức đổ vỡ.
Tâm điểm của cuộc họp là về tối hậu thư 15 ngày mà đảng CSU đưa ra cho bà Merkel tuần trước, là nếu không tìm được giải pháp ngăn chặn làn sóng tị nạn đổ về Đức thì đến ngày 1/7 tới, CSU có thể sẽ rút khỏi liên minh.
Tuy nhiên, phát biểu trong buổi tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cũng tại Berlin trong ngày 26/6, bà Merkel đã thông báo rằng trong vấn đề tị nạn, Liên minh Châu Âu đang có 7 khúc mắc cần giải quyết và 5 trong số đó đã có thể đạt được thoả thuận.
Chỉ còn 2 chi tiết mà các nước Châu Âu chưa thể thống nhất, là quy trình xử lý đơn tị nạn và việc thay đổi “quy định Dublin”.
Hiện tại, kết quả các cuộc thăm dò dư luận tại Đức cho thấy, bà Merkel nhận được nhiều sự ủng hộ trong mâu thuẫn hiện nay với đảng Liên minh CSU, khi tỷ lệ ủng hộ CSU giảm so với trước kia. Thậm chí ngay trong nội bộ cử tri CSU, bà Merkel vẫn giành được 61% sự ủng hộ so với 56% dành cho Chủ tịch đảng này ở bang Bavaria là ông Markus Soder.
Ngoài ra, bà Andrea Nahles, Chủ tịch Đảng SPD, đảng thứ 3 trong liên minh, cũng ủng hộ bà Merkel khi cho rằng quan điểm của ông Horst Seehofer, Bộ trưởng Nội vụ và cũng là thủ lĩnh CSU, là “nguy hiểm cho Châu Âu”.
Dự kiến, bà Merkel sẽ tiếp tục thảo luận vấn đề tị nạn với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Donald Tusk vào sáng 28/6, trước khi lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh Châu Âu tại Brussels.

Những bí mật cuộc đời của nữ thủ tướng Đức tại vị 4 nhiệm kỳ

Ngày 24/9, Thủ tướng Đức Angela Merkel tái đắc cử nhiệm kỳ 4, tiếp tục là nhà lãnh đạo hàng đầu của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Nhung bi mat cuoc doi cua nu thu tuong Duc tai vi 4 nhiem ky
Thủ tướng Đức Angela Merkel tên khai sinh là Angela Kasner, còn Merkel là họ người chồng đầu tiên của bà. Gia đình bên nội của bà có dòng máu Ba Lan. Trong ảnh: Angela Kasner hồi 3 tuổi, năm 1957. 

Biểu tình khắp nước Mỹ phản đối chính sách nhập cư của ông Trump

(Kiến Thức) - Nhiều người dân Mỹ biểu tình phản đối chính sách nhập cư “không khoan nhượng” của Tổng thống Trump vốn chia tách các em nhỏ khỏi gia đình ngay ở biên giới Mỹ-Mexico nếu bố mẹ chúng vi phạm quy định mới về nhập cư.

Theo hãng thông tấn Reuters, nhiều người dân Mỹ đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư “không khoan nhượng” của Tổng thống Trump cũng như việc tạm giữ những em nhỏ nhập cư trong các cơ sở lưu trú ở nước Mỹ. Ảnh: Một nhóm người phản đối chính sách chia cắt gia đình những người nhập cư bất hợp pháp vào nước Mỹ của ông Trump ở McAllen, Texas, ngày 25/6. (Nguồn: Reuters)
 Theo hãng thông tấn Reuters, nhiều người dân Mỹ đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư “không khoan nhượng” của Tổng thống Trump cũng như việc tạm giữ những em nhỏ nhập cư trong các cơ sở lưu trú ở nước Mỹ. Ảnh: Một nhóm người phản đối chính sách chia cắt gia đình những người nhập cư bất hợp pháp vào nước Mỹ của ông Trump ở McAllen, Texas, ngày 25/6. (Nguồn: Reuters)

Những người biểu tình tập trung gần một chiếc xe buýt chở những người dân nhập cư gần cơ sở tạm giữ McAllen ở bang Texas ngày 23/6.
Những người biểu tình tập trung gần một chiếc xe buýt chở những người dân nhập cư gần cơ sở tạm giữ McAllen ở bang Texas ngày 23/6. 

Nhiều người tập trung bên ngoài một trung tâm của lực lượng Tuần tra biên giới Mỹ ở McAllen ngày 25/6 để bày tỏ sự phản đối việc giam giữ trẻ em trong những cơ sở lưu trú.
Nhiều người tập trung bên ngoài một trung tâm của lực lượng Tuần tra biên giới Mỹ ở McAllen ngày 25/6 để bày tỏ sự phản đối việc giam giữ trẻ em trong những cơ sở lưu trú. 

Được biết, ngày 20/6, Tổng thống Trump đã phải ký sắc lệnh kết thúc chính sách chia tách các gia đình nhập cư trái phép qua biên giới Mỹ - Mexico. Tính đến ngày 23/6, tổng cộng 522 trẻ em đã được đoàn tụ với bố mẹ, song vẫn còn hơn 2.000 em nhỏ chưa được tái hợp với gia đình.
Được biết, ngày 20/6, Tổng thống Trump đã phải ký sắc lệnh kết thúc chính sách chia tách các gia đình nhập cư trái phép qua biên giới Mỹ - Mexico. Tính đến ngày 23/6, tổng cộng 522 trẻ em đã được đoàn tụ với bố mẹ, song vẫn còn hơn 2.000 em nhỏ chưa được tái hợp với gia đình. 

Dalila Reynoso biểu tình phản đối việc tạm giữ trẻ nhập cư ở McAllen hôm 25/6.
 Dalila Reynoso biểu tình phản đối việc tạm giữ trẻ nhập cư ở McAllen hôm 25/6.

Một số người mang theo hiệu bày tỏ sự phản đối việc chia tách các em nhỏ nhập cư với cha mẹ của chúng ở Sterling, Virginia, ngày 24/6.
 Một số người mang theo hiệu bày tỏ sự phản đối việc chia tách các em nhỏ nhập cư với cha mẹ của chúng ở Sterling, Virginia, ngày 24/6.

Đám đông đứng trước một chiếc xe buýt chở người nhập cư gần cơ sở giam giữ McAllen ở Texas ngày 23/6.
Đám đông đứng trước một chiếc xe buýt chở người nhập cư gần cơ sở giam giữ McAllen ở Texas ngày 23/6. 

Cảnh sát đứng nhìn một người biểu tình cầm tấm biển có nội dung phản đối việc chia cắt các gia đình nhập cư khi Tổng thống Trump chuẩn bị rời khỏi Câu lạc bộ golf quốc gia Trump ở Sterling, Virginia, ngày 24/6.
 Cảnh sát đứng nhìn một người biểu tình cầm tấm biển có nội dung phản đối việc chia cắt các gia đình nhập cư khi Tổng thống Trump chuẩn bị rời khỏi Câu lạc bộ golf quốc gia Trump ở Sterling, Virginia, ngày 24/6.

Một nhóm người tập trung bên ngoài Nhà Trắng ở thủ đô Washington hôm 22/6.
 Một nhóm người tập trung bên ngoài Nhà Trắng ở thủ đô Washington hôm 22/6.

Khẩu hiệu phản đối việc chia cắt các gia đình nhập cư xuất hiện nhiều trên cây cầu gần Laurel, Maryland, ngày 22/6.
 Khẩu hiệu phản đối việc chia cắt các gia đình nhập cư xuất hiện nhiều trên cây cầu gần Laurel, Maryland, ngày 22/6.

Một nhóm người tập trung bên ngoài cơ sở tạm giữ trẻ em ở Tornillo, Texas, ngày 21/6.
 Một nhóm người tập trung bên ngoài cơ sở tạm giữ trẻ em ở Tornillo, Texas, ngày 21/6.

Maggie Thompson dẫn đầu cuộc biểu tình phản đối việc chính sách nhập cư của ông Trump bên ngoài Nhà Trắng ngày 21/6.
Maggie Thompson dẫn đầu cuộc biểu tình phản đối việc chính sách nhập cư của ông Trump bên ngoài Nhà Trắng ngày 21/6. 

Các nghị sĩ Dân chủ không đồng tình với chính sách “không khoan nhượng” của ông Trump.
 Các nghị sĩ Dân chủ không đồng tình với chính sách “không khoan nhượng” của ông Trump.

Mọi người tham gia cuộc tuần hành ở thành phố New York ngày 20/6 nhằm phản đối chính sách chia cắt các gia đình nhập cư trái phép vào Mỹ của Tổng thống Trump.
Mọi người tham gia cuộc tuần hành ở thành phố New York ngày 20/6 nhằm phản đối chính sách chia cắt các gia đình nhập cư trái phép vào Mỹ của Tổng thống Trump. 

Thủ tướng Đức: Đã tới lúc châu Âu ngừng 'dựa dẫm' vào Mỹ

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng đã đến lúc châu Âu cần phải ngừng 'dựa dẫm' vào Mỹ, dù là lĩnh vực kinh tế hay quân sự

“Mỹ không còn có thể bảo vệ châu Âu một cách đơn thuần nữa, chúng ta cần phải nắm lấy vận mệnh của mình trong tay. Đây là nhiệm vụ của chúng ta trong tương lai.” Thủ tướng Merkel nói hôm 10/5 trong một bài phát biểu về quyết định của Mỹ rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran.
Thu tuong Duc: Da toi luc chau Au ngung 'dua dam' vao My
 Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Ảnh: RIA Novosti) 

Bình luận về lời kêu gọi của Thủ tướng Đức, thành viên Thượng viện Nga Alexei Pushkov cho rằng lời kêu gọi này của bà Merkel thực sự mang tính cách mạng đối với mối quan hệ  Mỹ-EU. Tuy nhiên, dù là lĩnh vực kinh tế hay quân sự, mối ràng buộc Mỹ-EU không hề đơn thuần khi nói về “ngừng dựa dẫm”.

Hơn nữa, với việc Mỹ hiện nay đang chịu 70% chí phí duy trì hoạt động của liên minh quân sự NATO thì rất khó để nói lời kêu gọi này mang lại kết quả gì cụ thể. Để dễ hình dung, thì điều đó giống như “Ai là người chi tiền, thì người đó có quyền quyết định cuộc chơi”, ông Pushkov nói. 

Ngày 8/5 vừa qua Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng Mỹ chính thức rút khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) được ký vào năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1 gồm Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp và Đức và sẽ sớm thông qua việc tái áp đặt các lệnh trừng phạt với Iran.

Tổng thống Pháp ngay sau tuyên bố của Washington cũng đăng tải trên Twitter rằng “Pháp, Đức, Anh lấy làm tiếc về quyết định của Tổng thống Trump khi rút Mỹ khỏi JCPOA”. 

Bản Thoả thuận hạt nhân 2015 được ký sau khi các bên thống nhất sẽ dần gỡ bỏ các lệnh trừng phạt trong lĩnh vực kinh tế và tài chính với Iran, đổi lại Tehran phải cam kết từ bỏ chương trình sản xuất nhiên liệu hạt nhân và chế tạo vũ khí nguyên tử.