Thủ tướng Đức: Đã tới lúc châu Âu ngừng 'dựa dẫm' vào Mỹ

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng đã đến lúc châu Âu cần phải ngừng 'dựa dẫm' vào Mỹ, dù là lĩnh vực kinh tế hay quân sự

“Mỹ không còn có thể bảo vệ châu Âu một cách đơn thuần nữa, chúng ta cần phải nắm lấy vận mệnh của mình trong tay. Đây là nhiệm vụ của chúng ta trong tương lai.” Thủ tướng Merkel nói hôm 10/5 trong một bài phát biểu về quyết định của Mỹ rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran.
Thu tuong Duc: Da toi luc chau Au ngung 'dua dam' vao My
 Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Ảnh: RIA Novosti) 

Bình luận về lời kêu gọi của Thủ tướng Đức, thành viên Thượng viện Nga Alexei Pushkov cho rằng lời kêu gọi này của bà Merkel thực sự mang tính cách mạng đối với mối quan hệ  Mỹ-EU. Tuy nhiên, dù là lĩnh vực kinh tế hay quân sự, mối ràng buộc Mỹ-EU không hề đơn thuần khi nói về “ngừng dựa dẫm”.

Hơn nữa, với việc Mỹ hiện nay đang chịu 70% chí phí duy trì hoạt động của liên minh quân sự NATO thì rất khó để nói lời kêu gọi này mang lại kết quả gì cụ thể. Để dễ hình dung, thì điều đó giống như “Ai là người chi tiền, thì người đó có quyền quyết định cuộc chơi”, ông Pushkov nói. 

Ngày 8/5 vừa qua Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng Mỹ chính thức rút khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) được ký vào năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1 gồm Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp và Đức và sẽ sớm thông qua việc tái áp đặt các lệnh trừng phạt với Iran.

Tổng thống Pháp ngay sau tuyên bố của Washington cũng đăng tải trên Twitter rằng “Pháp, Đức, Anh lấy làm tiếc về quyết định của Tổng thống Trump khi rút Mỹ khỏi JCPOA”. 

Bản Thoả thuận hạt nhân 2015 được ký sau khi các bên thống nhất sẽ dần gỡ bỏ các lệnh trừng phạt trong lĩnh vực kinh tế và tài chính với Iran, đổi lại Tehran phải cam kết từ bỏ chương trình sản xuất nhiên liệu hạt nhân và chế tạo vũ khí nguyên tử.

Vì sao Singapore được chọn đăng cai Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

Sau nhiều địa điểm được lựa chọn, Singapore cuối cùng đã được chọn làm địa điểm diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên.

Đặt "một chân" ở phương Đông và "một chân" ở phương Tây, lại là xã hội siêu hiện đại, an ninh, đôi khi bị châm chọc là “hơi khù khờ” chính trị, Singapore cuối cùng đã được chọn làm địa điểm diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên, vượt qua nhiều lựa chọn khác.
Một trong những vấn đề quan tâm nhất trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là nơi diễn ra Hội nghị đã được chốt.
 Một trong những vấn đề quan tâm nhất trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là nơi diễn ra Hội nghị đã được chốt.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/5 đã xác nhận Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, cuộc gặp đầu tiên trong lịch sử giữa một Tổng thống Mỹ đương nhiệm với nhà lãnh đạo Triều Tiên, sẽ diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore.
“Chúng tôi đều cố gắng biến đây trở thành một khoảnh khắc vô cùng đặc biệt cho hoà bình thế giới!”, ông Trump đăng dòng tweet trên trang Twitter cá nhân.
Thông báo này được đưa ra sau chuyến thăm thứ hai của tân ngoại trưởng Mỹ Pompeo tới Triều Tiên hôm 9/5 nhằm trao đổi các bước chuẩn bị cho Hội nghị và đón 3 tù nhân người Mỹ vừa được Bình Nhưỡng trả tự do về nước.
Theo các nhà quan sát, trung tâm tài chính Singapore được chọn làm nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều nhờ quan điểm chính trị trung lập, những ưu điểm về an ninh được chứng minh qua nhiều lần tổ chức các hội nghị thượng đỉnh quốc tế.
Đảo quốc sư tử cũng là nơi áp dụng những hạn chế nghiêm ngặt với giới truyền thông và hoạt động tụ tập công cộng - những yếu tố cho phép một môi trường có kiểm soát và dễ được Triều Tiên ưa thích hơn.
Những địa điểm cụ thể được lựa chọn tổ chức Hội nghị tại Singapore bao gồm Khách sạn Marina Bay (ảnh), Shangri-La và Sentosa. Ảnh: Straittimes.
Những địa điểm cụ thể được lựa chọn tổ chức Hội nghị tại Singapore bao gồm Khách sạn Marina Bay (ảnh), Shangri-La và Sentosa. Ảnh: Straittimes. 
Ngoài ra, Singapore cũng ở vị trí hiếm có duy trì được mối quan hệ thân thiện với cả Washington và Bình Nhưỡng. Họ coi Mỹ là đối tác thân cận, trong khi Triều Tiên vẫn duy trì một đại sứ quán đầy đủ chức năng tại nước này.
Singapore và Triều Tiên có lịch sử hợp tác lâu dài – công ty luật đầu tiên và nhà hàng thức ăn nhanh đầu tiên tại Bình Nhưỡng đều do người Singapore tổ chức.
Nhìn rộng ra hơn thì Singapore cũng là lựa chọn dễ chấp nhận với Trung Quốc, đồng minh quan trọng duy nhất của Triều Tiên. “Là một quốc gia trung lập, khách quan, với những nguyên tắc ngoại giao được kính nể, và là một nước nhỏ không có tham vọng hay năng lực gây tổn hại tới lợi ích của các quốc khác, Singapore đáp ứng tốt tiêu chuẩn”, chuyên gia Lim Tai Wei, làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Á, thuộc trường Đại học Quốc gia Singapore, nhận định.
Với việc đồng ý gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một địa điểm cách xa Bình Nhưỡng 3.000km, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ phải di chuyển một quãng đường dài khỏi khu vực truyền thống của ông – chuyên gia Graham Ong-Webb, tại trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) bình luận.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đi máy bay tới Đại Liên, Trung Quốc gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 7/5 vừa qua.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đi máy bay tới Đại Liên, Trung Quốc gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 7/5 vừa qua. 
Kể từ khi lên nắm quyền tại Triều Tiên, ông Kim Jong-un hiếm khi rời khỏi đất nước và mới chỉ chính thức công du nước ngoài trong năm nay, với hai chuyến thăm đều tới Trung Quốc. Chuyến đi gần nhất của ông là bay bằng chuyên cơ tới thành phố Đại Liên, ở đông bắc Trung Quốc đầu tháng 5 này.
Ông Kim Jong-un cũng là nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên đặt chân lên đất Hàn Quốc trong vòng 65 năm qua tại cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử liên Triều với Tổng thống Moon Jae-in ngày 27/4 tại làng đình chiến Panmunjom.
Trước khi đưa ra lựa chọn Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đề xuất tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều cũng tại làng đình chiến Panmunjom, thuộc khu phi quân sự liên Triều (DMZ).
Quốc gia láng giềng của Triều Tiên là Mông Cổ cũng từng lọt vào danh sách các lựa chọn đăng cai hội nghị, bởi đây cũng là một quốc gia trung lập và gần gũi về địa lý với Triều Tiên.
Khách sạn Shang-ri La, nơi diễn ra Đối thoại thường niên Shang-ri La. Ảnh: Straittimes.
Khách sạn Shang-ri La, nơi diễn ra Đối thoại thường niên Shang-ri La. Ảnh: Straittimes. 

Tổng thống Donald Trump đưa bác sĩ riêng lên làm bộ trưởng

Bộ trưởng Cựu chiến binh Mỹ David Shulkin đã quyết định từ chức và Tổng thống Donald Trump đã đề cử bác sĩ riêng của ông - Tiến sĩ Ronny Jackson - vào vị trí trên.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, giới chức Nhà Trắng ngày 28/3 cho biết Bộ trưởng Cựu chiến binh Mỹ David Shulkin đã quyết định từ chức và Tổng thống Donald Trump đã đề cử bác sĩ riêng của ông - Tiến sĩ Ronny Jackson - vào vị trí trên.