Thủ trưởng bổ nhiệm ồ ạt trước khi về hưu: Cần xử lý nghiêm

(Kiến Thức) - Việc bổ nhiệm vội vàng của một số thủ trưởng trước khi về hưu thường có 3 lý do... 

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đọc bài "Phê bình nguyên Giám đốc bổ nhiệm lung tung", tôi thấy UBND TPHCM đã kịp thời xử lý, thu hồi 20 quyết định bổ nhiệm của ông Nguyễn Thành Rum nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch TPHCM trước khi ông này nghỉ hưu là một việc làm rất sáng suốt mà không phải địa phương nào cũng dễ làm được.
Việc bổ nhiệm vội vàng của một số thủ trưởng trước khi về hưu thường có 3 lý do: Một là, đưa một số người lên "ngôi" để trả ơn vì khi trước thủ trưởng có những việc làm khuất tất mà nhân viên đã giấu giếm cho, hai là đưa một số người lên nắm quyền lãnh đạo để sau khi về hưu dễ bề quay lại nhờ vả, ba là tranh thủ khi sắp nghỉ kiếm thêm một số bổng lộc của những người được bổ nhiệm cống nạp cho mình.
Tất cả những trường hợp như thế đều vi phạm nguyên tắc, theo cảm tính cá nhân, không xuất phát từ một quy hoạch nào, tùy tiện đưa những người không đủ năng lực làm việc, gây lộn xộn, gây thắc mắc trong cơ quan, đơn vị.
Thiết nghĩ các cơ quan, bộ, ngành ở Trung ương, lãnh đạo ở địa phương, nơi nào có trường hợp tương tự như Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch ở TPHCM, nên xử lý, giải quyết ngay như UBND TPHCM đã làm, đề nghị các ban tổ chức, ban nội vụ các cấp hãy rà xét và xử lý các trường hợp làm sai, có biện pháp ngăn chặn các trường hợp xảy ra tương tự sau này.

“Bẫy” chết người trên cầu Kiền: Mong Bộ trưởng Thăng vi hành

(Kiến Thức) - Từng được xem là cây cầu dây văng đẹp nhất VN nhưng hiện cầu Kiền xuống cấp nghiêm trọng, có nhiều cái bẫy tai nạn giao thông nguy hiểm...

Những cái “bẫy” chết người
Cầu Kiền (nối huyện Thủy Nguyên với An Dương, Hải Phòng, trên QL10) từng được coi là cầu văng đầu tiên đẹp nhất Việt Nam thì nay lại là nỗi kinh hoàng của người dân địa phương bởi cầu đang trong tình trạng xuống cấp.

Trưởng BQL Hà Tĩnh đi xe công biển giả đối mặt án nào?

(Kiến Thức) - Ông Tuấn và Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh vi phạm nhiều lỗi: không đăng ký xe, sử dụng biển giả, mua xe công vượt số tiền cho phép...

Việc ông Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh Hồ Anh Tuấn điềm nhiên đi ô tô sang gần 4 tỷ đồng, chưa đăng ký và mang biển xanh giả suốt 1 năm qua khiến dư luận không khỏi ngạc nhiên, bức xúc. Vậy vì sao các cơ quan chức năng Hà Tĩnh phớt lờ trước hành động vi phạm pháp luật trên của ông Tuấn? Việc ông này đi xe biển xanh giả sẽ bị xử lý như thế nào? Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh mua xe hơn 1 năm mà không đăng ký, vẫn ngang nhiên sử dụng đi lại thì vi phạm lỗi gì, xử phạt như thế nào? Giá trị chiếc xe gần 4 tỷ đồng, tuy nhiên Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh chưa đi đăng ký xe thì có bị xử lý về hành vi mua xe công vượt giá tiền cho phép không...?
Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Luật sư Hoàng Văn Thạch, Văn phòng Luật sư Trí Minh, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội về các vấn đề trên.