Thông tin sốc bà Lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ hé lộ trước phiên xét xử

(Kiến Thức) - Phía bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho rằng,  theo kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự, tài liệu của Tập đoàn Trung Nguyên có dấu vết cắt ghép, sửa chữa so với bản gốc.

Ngày 3/7, TAND tỉnh Bình Dương sẽ mở phiên họp sơ thẩm xem xét đơn yêu cầu của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, yêu cầu hủy bỏ quyết định, nghị quyết bãi nhiệm bà khỏi vị trí là người đại diện theo pháp luật Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên (Trung Nguyên Instant Coffee - Trung Nguyên IC) hồi tháng 3/2016.
Trong vụ việc này, ông Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Được biết, ông Vũ cũng nộp đơn kiến nghị cho VKS tỉnh Bình Dương để yêu cầu TAND tỉnh Bình Dương sớm giải quyết việc kinh doanh thương mại theo quy định.
Thong tin soc ba Le Hoang Diep Thao bat ngo he lo truoc phien xet xu
 Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Ảnh: Vietnamnet

Video: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo gửi đơn cầu cứu Chủ tịch nước. Nguồn: Zing.

Trước ngày diễn ra phiên họp, bà Lê Hoàng Diệp Thảo chính thức lên tiếng về kết luận của Viện khoa học hình sự (Bộ Công An) chỉ đích danh "một Phó phòng của Trung Nguyên, thành viên trong nhóm thao túng đã cung cấp bộ hồ sơ giả mạo này để lập ra Giấy đăng ký kinh doanh lần 8 trái pháp luật, cướp tài sản của tôi tại Trung Nguyên IC.”
Phía bà Diệp Thảo khẳng định, các tài liệu giả mạo này bao gồm Biên bản họp và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông của Tập đoàn Trung Nguyên, với nội dung Đại hội đồng cổ đông đã ủy quyền cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ đại diện toàn bộ phần vốn góp của Tập đoàn này tại Trung Nguyên IC vào tháng 11/2011. Đây chính là điểm mấu chốt để thay đổi người đại diện theo pháp luật tại Trung Nguyên IC từ bà Thảo sang ông Vũ vào ngày 21/4/2016.
Dựa trên kết luận này, cùng với một kết luận giám định được đưa ra ngày 30/1/2019, bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho rằng, các giấy tờ mà đại diện theo ủy quyền của Trung Nguyên IC - luật sư Nguyễn Duy Phước (cũng là phó phòng pháp lý của Trung Nguyên) và Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương cung cấp cho Tòa án Bình Dương đã có dấu hiệu cắt ghép, sửa chữa so với bản gốc.
Vì vậy, bà Thảo đã đề nghị Tòa án tỉnh Bình Dương chuyển toàn bộ hồ sơ giả mạo sang cơ quan công an để điều tra làm rõ việc giả mạo theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, bà Thảo cũng đề nghị Tòa án hủy bỏ các quyết định, nghị quyết bãi nhiệm bà tại Trung Nguyên IC và khôi phục lại giấy đăng ký kinh doanh lần 7 mà bà là người đại diện theo pháp luật tại công ty này.
Phía bà Thảo cho rằng, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 8 được thành lập ngày 21/4/2016 là sai trái và gây ra nhiều tổn hại cho Trung Nguyên IC. Theo đó, sau khi có giấy đăng ký kinh doanh mới, ngay trong đêm 13/5/2016, hàng trăm bảo vệ, xã hội đen do nhóm thao túng thuê đã ập vào nhà máy cà phê hòa tan tại Bình Dương để trấn áp các nhân viên, công nhân đang làm việc tại đây và cướp lấy nhà máy mà bà đang quản lý. Sau khi cướp nhà máy, họ lục soát các tài liệu, mang ra ngoài rất nhiều máy móc khiến Trung Nguyên IC bị tê liệt.

Quay MV "Hãy trao cho anh" tại công viên Quốc gia Mỹ: Sơn Tùng M-TP chi bao nhiêu?

(Kiến Thức) - Ngoài các khoản phí khổng lồ để được vào quy tại công viên quốc gia Joshua Tree- Mỹ, Sơn Tùng M-TP còn khoác lên mình hàng loạt trang phục và phụ kiện đắt đỏ xuyên suốt thời gian thực hiện MV "Hãy trao cho anh" đang gây sốt. 

Quay MV
 Vừa qua Sơn Tùng M-TP đã phát hành MV mới 'Hãy trao cho anh' với những hình ảnh hoành tráng tại công viên quốc gia Joshua Tree- Mỹ.

Nhật Bản đình chỉ Vietravel Hà Nội cùng hàng loạt công ty khỏi danh sách đại diện xin visa

Ngày 1/7, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã thông báo hủy bỏ 7 công ty du lịch Việt Nam ra khỏi danh sách đại diện xin cấp visa (thị thực) đoàn cho du khách đi tour. Thương hiệu lớn như Vietravel cũng có 1 chi nhánh bị đình chỉ trong thời hạn 6 tháng.

Nhat Ban dinh chi Vietravel Ha Noi cung hang loat cong ty khoi danh sach dai dien xin visa
 Một điểm tham quan nổi tiếng tại Nhật Bản. Ảnh: Đào Loan
Theo đó, cả 7 công ty này đều có trụ sở tại Hà Nội, gồm Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Du Lịch Việt, Công ty Cổ phần Du Lịch Quốc tế GOLDEN TEAM Việt Nam, Công ty Cổ phần Lữ Hành Nam Cường, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hoàng Gia, Công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Du Lịch Thắng Lợi và Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội.

TP.HCM: Vén màn bí mật loạt rủi ro doanh nghiệp bất động sản trải qua trong 6 tháng qua

(Kiến Thức) - Vừa qua, Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đã có văn bản gửi đến Thành ủy, UBND TP HCM nêu lên “Một số khó khăn, rủi ro của doanh nghiệp bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2019 và đề xuất tháo gỡ”.

Theo HoREA, khi thị trường bất động sản bị khủng hoảng "đóng băng" lần thứ hai vào năm 2011, Thành ủy và UBND TP đã chủ động đề xuất các giải pháp với Chính phủ trong buổi làm việc ngày 18/12/2012.

Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 với gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng và nhiều chính sách, cơ chế để giải quyết hàng tồn kho bất động sản, xử lý nợ xấu và hỗ trợ người có thu nhập thấp đô thị tạo lập nhà ở.