Thông tin báo động từ tàu vũ trụ Kepler của NASA

(Kiến Thức) - NASA tuyên bố, các chuyên gia từ tàu vũ trụ Kepler đã nhận được dấu hiệu cho thấy bình nhiên liệu tàu đang cạn kiệt, có thể đặt tàu vũ trụ trong trạng thái ngủ đông, để chuẩn bị tải dữ liệu khoa học được thu thập mới nhất về Trái đất.

Hiện tại, NASA không thể xác định lượng nhiên liệu chính xác còn lại trong khoang tàu vũ trụ Kepler, vì không có máy đo khí trên tàu.
Hiện tàu vũ trụ ở cách Trái đất tận 94 triệu dặm.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Theo NASA, các chuyên viên tại tàu Kepler đã đưa tàu vào chế độ ngủ đông cho đến tháng 8/2018, sau đó họ sử dụng mạng không gian sâu của NASA để tiếp tục chuyển dữ liệu về Trái đất.

Mời quý vị xem video: Cuộc sống trên trạm vũ trụ ISS

Sau khi truyền tải thành công, họ dự định bắt đầu một chiến dịch quan sát thứ 19 với lượng nhiên liệu còn lại trước khi con tàu này chết đi.
Trước đó, Kepler bị trục trặc cơ khí với hệ thống lái của nó vào năm 2013, buộc các nhà khoa học phát triển một kế hoạch thay thế thông minh, trong đó họ sử dụng áp lực từ các tia mặt trời để hoạt động như một điểm dừng.

Hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới thấy có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Hành tinh HD 89345 b và HD 286123 b trở thành hai ngoại hành tinh khí khổng lồ vừa lọt vào tầm quan sát của giới khoa học, được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.

Sử dụng Kính Kepler của NASA, các nhà thiên văn học xác định hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới. Chúng được chỉ định là HD 89345 b và HD 286123 b.
Với khối lượng chỉ bằng 0,1 khối lượng sao Mộc và bán kính khoảng 0,61 Mộc tinh, HD 89345 b được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.

Sửng sốt con số ngoại hành tinh mà Kepler tìm thấy

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng không gian Kepler của NASA đã tìm thấy gần 80 ứng cử viên ngoại hành tinh mới, nằm trong khoảng 50.000 ngôi sao, trong đó có một hành tinh có thể lớn gấp 2,5 lần Trái đất quay quanh ngôi sao sáng nhất.

Hành tinh mới này được cho là quay quanh ngôi sao HD 73344, cách Trái đất khoảng 114 năm ánh sáng, cứ 15 ngày nó quay quanh sao chủ một lần, có nhiệt độ bề mặt từ 1.200 đến 1.300 độ C (khoảng 2.000 độ F), gần bằng nhiệt độ của dung nham đổ ra từ núi lửa.

Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys.