Thống đốc NHNN: Lợi nhuận của các ngân hàng tính trên tổng tài sản là không lớn

(Vietnamdaily) - Kinh tế đất nước trong 2 năm qua tăng trưởng thấp kỷ lục, nhiều doanh nghiệp đổ vỡ, người dân gặp vô vàn khó khăn, nhiều khoản nợ ngân hàng không trả được, nợ tăng trở lại nhưng hầu hết các ngân hàng vẫn lợi nhuận cao, chia lãi khủng, theo ĐBQH Trần Văn Lâm.

Sáng 9/6, tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV, đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tình trạng thời gian qua, khi hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, đối mặt với các gói nợ xấu thì cả hệ thống chính trị đã góp sức hỗ trợ với Nghị quyết 42 /2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV được cho là khá mạnh mẽ và hiệu quả đúng như Thống đốc đánh giá.
Ở chiều ngược lại trong 2 năm qua ngành ngân hàng cũng đã hỗ trợ rất tích cực cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng mức độ chia sẻ của ngân hàng đối với doanh nghiệp, người dân đối với đất nước chưa tương xứng khi kinh tế đất nước trong 2 năm qua tăng trưởng thấp kỷ lục, rất nhiều doanh nghiệp đổ vỡ, phá sản, ngừng hoạt động, rút khỏi thị trường, người dân gặp vô vàn khó khăn, lao đao vì dịch bệnh; nhiều khoản nợ ngân hàng không trả được, nợ tăng trở lại nhưng hầu hết các ngân hàng vẫn lợi nhuận cao, chia lãi khủng.
Đại biểu Trần Văn Lâm đề nghị Thống đốc đánh giá và chia sẻ về sự đồng hành của ngân hàng đối với doanh nghiệp, nền kinh tế đất nước ta trong thời gian qua và giải pháp nào trong thời gian tới. Đại biểu đặt câu hỏi “Liệu đây là nỗi oan thị kính hay nỗi oan gì?”. 
Thong doc NHNN: Loi nhuan cua cac ngan hang tinh tren tong tai san la khong lon
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng 
Trả lời câu hỏi về lợi nhuận ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết trong bối cảnh tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 vừa qua, các tổ chức tín dụng đã thực sự theo sự kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước để đồng hành với doanh nghiệp và người dân. Từ khi đại dịch đến nay các tổ chức tín dụng thực hiện miễn, giảm lãi vay và tổng số tiền giảm đến nay đạt 47.000 - 48.000 tỷ đồng.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đây là con số đáng được ghi nhận, bởi bản thân hệ thống ngân hàng là trung gian tài chính, hoạt động thu lợi từ lãi vay và các dịch vụ. Do đó việc chấp nhận giảm lãi vay cho thấy sự đồng hành của các tổ chức tín dụng với người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, hoạt động ngân hàng cũng gắn liền với rủi ro và nợ xấu có thể thường xuyên phát sinh không thể tránh khỏi. Do đó, các tổ chức tín dụng cần có dự phòng cho việc xử lý các khoản nợ xấu này.
Trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp của người dân. Các tổ chức tín dụng tham gia rất tích cực và theo đó rất nhiều doanh nghiệp có nợ xấu, lẽ ra không đủ điều kiện để vay vốn, nhưng bằng cách này nhiều doanh nghiệp và người dân có thể vay nợ trở lại, tiếp cận thêm khoản vay. Trong quá trình thực hiện tín dụng tăng 8% so với chỉ tiêu 14% cả năm. Đồng thời, nhờ thông tư tái cơ cấu khoản vay, giữ nguyên nhóm nợ đã giúp doanh nghiệp có khả năng phục hồi tiếp tục được vay vốn.
Thong doc NHNN: Loi nhuan cua cac ngan hang tinh tren tong tai san la khong lon-Hinh-2
 Lợi nhuận quý 1 và kế hoạch 2022 của một số ngân hàng
Về lợi nhuận của các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm rõ các ngân hàng là doanh nghiệp được thành lập với mục tiêu kinh doanh. Nhưng khác với doanh nghiệp thông thường thì số vốn điều lệ và quy mô tài sản của ngân hàng là rất lớn.
Nếu như đến cuối 2020 toàn hệ thống tổ chức tín dụng tổng tài sản là 14 triệu tỷ đồng thì tính đến tháng 3/2022 tổng tài sản của hệ thống ngân hàng lên đến hơn 16 triệu tỷ đồng; tín dụng khoảng 12 triệu tỷ và tài sản khoảng 1,6-1,7 triệu tỷ. 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu rõ nếu tính lợi nhuận sinh lời trên tổng tài sản như vậy thì không phải là lớn. Theo những số liệu tổng hợp được trên thị trường chứng khoán, đánh giá theo tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản hoặc tỷ lệ sinh lời trên vốn của các tổ chức tín dụng so với một số các doanh nghiệp ở các ngành khác thì không cao.

Giá vàng hôm nay: Giá vàng thế giới tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp

(Vietnamdaily) - Giá vàng SJC hôm nay ghi nhận tăng giảm trái chiều trong khoảng 50.000 - 150.000 đồng/lượng. Còn giá vàng thế giới tăng phiên thứ hai liên tiếp khi thị trường tài chính đang có những lo ngại liên quan đến lạm phát, tăng trưởng kinh tế.

Giá vàng thế giới hôm nay 9/6 tính đến đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.853 USD/ounce, tăng 1 USD so với phiên giao dịch liền trước.

Các thị trường quan trọng khác ghi nhận giá dầu thô vọt lên 122 USD/thùng, tác động tích cực đến giá vàng hôm nay. Thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu đồng loạt "đỏ" sàn khiến một số nhà đầu tư dịch chuyển vốn vào kim loại quý để tìm cơ hội sinh lời.

Theo giới phân tích, thị trường tài chính đang có những lo ngại liên quan đến lạm phát, tăng trưởng và việc thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.

Những người tham gia thị trường vàng cho rằng những biện pháp mà các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đang thực hiện để kiềm chế lạm phát quá nóng sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới.

Hai dữ liệu quan trọng có thể tác động mạnh đến giá vàng trong vài ngày tới là hôm nay (9/6), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) có thể thông báo tháng 7-2022 sẽ tăng 0,5 điểm % lãi suất cơ bản, nhằm kéo giảm lạm phát tại các quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro.

Nhà đầu tư F0 đạt kỷ lục mở mới tài khoản trong tháng 5

(Vietnamdaily) - Tính chung 5 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới tổng cộng hơn 1,38 triệu tài khoản chứng khoán, gần bằng con số cả năm 2021 (1,53 triệu tài khoản). 

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), nhà đầu tư trong nước đã mở mới 476.455 tài khoản chứng khoán trong tháng 5, gấp đôi so với tháng trước và là con số kỷ lục trong lịch sử.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Giá bất động sản còn ở mức cao so với thu nhập của người dân

(Vietnamdaily) - Bộ Xây dựng đề xuất khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản để đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.

Chiều ngày 8/6, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế, có vai trò trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế và các lĩnh vực khác cùng phát triển, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người dân.

Theo Bộ trưởng, thị trường bất động sản nước ta trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh cả về quy mô, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của các chủ thể tham gia thị trường, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước. Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản đã cơ bản được hoàn thiện gồm Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng.. và nhiều Nghị định, thông tư được ban hành để tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản.

Năm 2021 và quý 1/2022, thị trường bất động sản vẫn có nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh nhưng đã thích ứng và từng bước có chuyển biến, có dấu hiệu phục hồi và phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế đất nước và bảo đảm bảo an sinh xã hội, thị trường bất động sản đang bộc lộ rất hạn chế, bất cập, có những dấu hiệu chưa ổn định, chưa lành mạnh nổi lên như: hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn thiện, khó khăn về nguồn cung bất động sản, cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp, giá bất động sản liên tục tăng cao hơn so với thu nhập của người dân, các sàn giao dịch bất động sản hoạt động thiếu ổn định, hoạt động môi giới thiếu kiểm soát, quy hoạch còn nhiều bất cập ở các địa phương…

Bo truong Nguyen Thanh Nghi: Gia bat dong san con o muc cao so voi thu nhap cua nguoi dan
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị  

Để khắc phục những tồn tại hạn chế trên, Bộ Xây dựng đề xuất, thứ nhất, khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản để đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. Đồng thời tăng cường quản lý thị trường bất động sản, tăng nguồn thu, nhất là tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, công nhân khu công nghiệp phân khúc thu nhập thấp.

Thứ hai, theo dõi sát tình hình diễn biến thị trường bất động sản để kịp thời có biện pháp ổn định giá; kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục đầu tư đất đai, quy hoạch xây dựng; bổ sung quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất; kiểm soát chặt chẽ được phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu riêng lẻ.

Thứ ba, công khai hệ thống thông tin về nhà ở cho thị trường bất động sản; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; xử lý hành vi thông tin không chính xác, gây nhiễu loạn, tác động tiêu cực đến hoạt động thị trường tài chính, tín dụng bất động sản.

Liên quan đến tín dụng bất động sản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là mở rộng tín dụng phải đi đôi với an toàn, hiệu quả; tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và kiểm soát vốn vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.