Một thiên thạch khổng lồ đang trên quỹ đạo qua Trái đất và có thể gây ra một vụ tai họa thảm khốc cho loài người vào năm 2017.
Các thiên thạch lớn từ vũ trụ từ lâu luôn được coi là một trong những nguyên nhân lớn nhất có thể gây ra thảm họa diệt chủng cho Trái đất. Và mỗi mảnh vụn hướng đến hành tinh xanh luôn khiến cho giới khoa học lo ngại.
Đến năm 2017, một thiên thạch khổng lồ được cho là sẽ di chuyển ngang qua Trái đất và có khả năng lớn va chạm với hành tinh xanh trên đường đi. Tuy nhiên, nó mất khoảng hơn 2 năm nữa (tức năm 2017) để hoàn thành quãng đường này.
Trái đất sẽ lại bị đe dọa vào năm 2017?
Tiến sĩ Judit Györgyey-Ries, nhà thiên văn học từ Đại học Texas, Mỹ lo ngại rằng vụ va chạm này sẽ gây ra những tai họa khủng khiếp cho Trái đất. Ông cũng cho biết rất có thể tháng 10/2017 sẽ là thời điểm mà thiên thạch này "ghé thăm" Trái đất.
Mặc dù kích thước chính xác của thiên thạch lần này chưa rõ ràng, các nhà khoa học khẳng định nó không nhỏ hơn thiên thạch từng gây tai họa cho nước Nga vào năm 2013 khi hơn 1.200 người đã phải tới bệnh viện vì chấn thương từ các dư chấn.
"Hiện tượng dễ thấy nhất của vụ va chạm giữa thiên thạch và Trái đất là cửa sổ của các gia đình trong khu vực ảnh hưởng bị vỡ, tùy thuộc vào địa điểm mà thiên thạch tới" - Tiến sĩ Judit Györgyey-Ries cho biết. Ngoài ra, mọi người có thể bị hất tung, các tòa nhà đối mặt với nguy cơ bị hư hại từ vụ va chạm.
Các vị khách đến từ vũ trụ luôn khiến cho người dân Trái đất rất lo lắng. Năm 2012, một thiên thạch có kích thước tương tự từng vụt qua hành tinh xanh với khoảng cách chỉ gần 95.000km.
Detlef Koschny, giám đốc nhánh nghiên cứu các vật thể gần Trái đất của Cơ quan Không gian Châu Âu cho biết: "Rất khó để các thiên thạch này có thể va chạm mạnh với Trái đất". Mặc dù vậy, với số lượng ngày càng nhiều thiên thạch có quỹ đạo ngang qua hành tinh xanh, mọi người có lý do để lo ngại.
(Kiến Thức) - Linh cẩu liều lĩnh tranh mồi sư tử, nhưng nó phải nhận cái chết thảm, bị sư tử cắn đứt cuống họng.
Sư tử cắn vào yết hầu linh cẩu.
Những hình ảnh đối đầu kịch liệt giữa hai kẻ săn mồi đáng gờm là linh cẩu và sư tử được Thulani Sibuyi, một người săn thú ở tại Etali Safari Lodge chụp được trong khu bảo tồn thiên nhiên Madikwe, Nam Phi.
Những con sư tử đực đang hào hứng ăn thịt con trâu cái vừa săn được thì phát hiện linh cẩu tìm cách tiếp cận và cướp con mồi.
Đàn sư tử vui vẻ chén thịt con trâu rừng.
Linh cẩu được coi là một trong những loài động vật ăn thịt tham lam nhất trên cạn, có thể giết chết các loài vật to lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng… tuy vậy, linh cẩu hiếm khi tự đi săn mồi mà chủ yếu theo sau các động vật săn mồi khác như sư tử, báo... và cướp lấy thức ăn của chúng.
Linh cẩu chết thảm, tứ chi buông thõng sau nhát cắn chí mạng của sư tử.
Ở khu vực châu Phi, linh cẩu hay đụng độ với sư tử, thường là linh cẩu nhòm ngó con mồi sư tử đã săn được. Và trường hợp lần này là một điển hình. Thông thường, linh cẩu luôn tránh đối đầu trực tiếp với sư tử mà dựa vào số đông hoặc nhân lúc sư tử sơ hở mà tấn công hoặc cướp mồi. Tuy nhiên, con linh cẩu liều lĩnh này đã phải nhận lấy kết cục thảm.
Sư tử bỏ lại xác linh cẩu cho các loài ăn thịt khác "hôi của".
Sau khi chơi đùa với con linh cẩu trong vài phút, sư tử đực ra đòn dứt khoát, cắn vào yết hầu của đối thủ. Vết cắn khiến linh cẩu tử vong, cổ và xương sống cũng gãy.
Sư tử không thường ăn thịt các loài săn mồi khác mà chúng giết. Nó bỏ lại xác con linh cẩu cho chim kền kền, chó rừng hay những loài ăn thịt khác đánh chén.
Thiên thạch suýt đâm Trái đất cấu tạo giống đá ở Hawaii
(Kiến Thức) - Thiên thạch “to bằng quả núi” có thành phần là bazan, tương tự như thành phần đá tìm thấy ở đảo Hawaii, Mỹ.
Tiểu hành tinh 2004 BL86 có kích thước to bằng cả quả núi sượt ngang Trái đất ở khoảng cách gần nhất trong lịch sử thiên văn hồi tuần trước (26/1/2015) được cho là có cấu tạo địa chất giống như đá ở Hawaii, Mỹ.
Thiên thạch suýt đâm Trái đất cấu tạo giống đá ở Hawaii.
Nếu chỉ nhìn qua, bạn sẽ không nghĩ Hawaii có bất kỳ kết nối nào với tiểu hành tinh 2004 BL 86, mới sượt ngang cách Trái đất với khoảng cách 1.198.961km. Khi nghĩ về Hawaii, người ta chỉ nghĩ một thiên đường du lịch nhiệt đới với thịt lợn nướng đêm, bãi biển tuyệt đẹp và đồ uống mát dịu.
Nhưng hai nhà nghiên cứu Vishnu Reddy và Driss Takir thuộc Viện Khoa học hành tinh đã khám phá ra thông tin mới. Bằng cách sử dụng Kính viễn vọng hồng ngoại của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) quan sát núi lửa Mauna Kea, một ngọn núi lửa trên đảo Hawaii, họ phát hiện ra rằng thiên thạch “to bằng quả núi” có thành phần là bazan, tương tự như thành phần đá bazan ở khu vực này của Hawaii.
Tiểu hành tinh 2004 BL86 sượt ngang Trái đất ở khoảng cách gần nhất trong lịch sử thiên văn.
Nhà nghiên cứu Vishnu Reddy cho biết: “Chúng tôi quan sát thấy rằng tiểu hành tinh 2004 BL 86 có quang phổ tương tự các tiểu hành tinh dạng V (V-Style), đó là các tiểu hành tinh có cấu tạo từ bazan, tương tự như thành phần tìm thấy trong dòng dung nham nóng chảy chúng tôi thấy ở Hawaii”.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy quang phổ để nghiên cứu các tia hồng ngoại phản xạ từ tiểu hành tinh 2004 BL 86. Kết quả cho thấy quang phổ ánh sáng chia tách thành các màu với thành phần khác nhau.
Kiến tạo địa chất của tiểu hành tinh 2004 BL 86 có thành phần tương tự như bazan trên Trái đất, là yếu tố làm nền tảng cho các rạn san hô và các khu nghỉ mát ở Hawaii.
Có ý kiến cho rằng, 2004 BL 86 có thể là một đứa “con gái” thất lạc của Trái đất, sinh ra từ các tác động và giải phóng vào không gian và sau này quỹ đạo định kỳ đã mang nó trở lại gần Trái đất.