Thêm thủ đoạn lừa đảo giả danh nhân viên ngân hàng BIDV

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa cảnh báo khách hàng về những thủ loạn lừa đảo của các đối tượng gần đây.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các trang mạng xã hội, các hình thức lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao cũng đang có xu hướng gia tăng.

BIDV cho rằng các đối tượng sử dụng những thủ đoạn hòng lợi dụng uy tín của Ngân hàng nhằm đánh vào tâm lý cả tin của khách hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Them thu doan lua dao gia danh nhan vien ngan hang BIDV
 

Thời gian gần đây có xảy ra vụ việc một số đối tượng giả mạo là cán bộ của BIDV để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của ngân hàng. Vì vậy, BIDV mong khách hàng đặc biệt lưu ý và nâng cao cảnh giác.

Theo BIDV, thủ đoạn lừa đảo là đối tượng lợi dụng những hình ảnh hội thảo, biển tên cán bộ giả mạo và các hoạt động chung có logo BIDV gửi cho khách hàng qua Zalo, Facebook… để giả danh là cán bộ BIDV.

Khi khách hàng đã tin tưởng, đối tượng hứa hẹn có thể cho khách hàng vay vốn với khoản vay không lớn (dưới 100 triệu đồng) và yêu cầu khách hàng nộp khoản tiền là “phí bảo hiểm rủi ro” từ 1-2 triệu đồng với mục đích lừa đảo chiếm đoạt số tiền trên. Ngay sau khi nhận được số tiền trên, khách hàng không thể liên lạc với đối tượng giả mạo này nữa.

Do đó, BIDV khuyến cáo khách hàng tuyệt đối cảnh giác và luôn xác minh mọi lời mời chào từ những người lạ, có nhiều dấu hiệu khả nghi.

Khi thực hiện các giao dịch ngân hàng, khách hàng lưu ý chỉ cung cấp các thông tin cá nhân như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, hợp đồng lao động... cho BIDV, tuyệt đối không cung cấp cho người lạ hoặc cung cấp tại các trang web giả mạo.

Các loại phí dịch vụ liên quan đến giao dịch tại ngân hàng đều được BIDV thu trực tiếp từ khách hàng và cung cấp chứng từ hợp lệ, đồng thời biểu phí dịch vụ được BIDV niêm yết công khai theo quy định tại các điểm giao dịch và tại trang web chính thức của BIDV. Vì vậy, BIDV đề nghi khách hàng không thực hiện nộp bất cứ loại phí nào khi chưa kiểm tra tính phù hợp với biểu phí của BIDV và tuyệt đối không chuyển tiền phí qua một tổ chức/cá nhân nào khác.

Khi có bất kỳ nghi vấn, sự việc liên quan đến hành vi lừa đảo giao dịch ngân hàng, khách hàng cần liên hệ ngay với cơ quan chức năng, đồng thời thông báo cho BIDV theo số đường dây nóng hoặc điểm giao dịch gần nhất của BIDV để được hỗ trợ kịp thời.

Vì sao nguyên Phó TGĐ BIDV Đoàn Ánh Sáng bị bắt?

(VietnamDaily) - Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đoàn Ánh Sáng - nguyên Phó TGĐ phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp của BIDV cùng 5 người khác.

Ngày 10/1, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an cho biết, căn cứ kết quả điều tra mở rộng vụ án hình sự "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và một số Chi nhánh thuộc BIDV, cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Đoàn Ánh Sáng (57 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP HCM) - nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV.
Vi sao nguyen Pho TGD BIDV Doan Anh Sang bi bat?
 Bị can Đoàn Ánh Sáng.
Ông Đoàn Ánh Sáng bị bắt để điều tra hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, theo khoản 4 điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Sự nghiệp thăng trầm của ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch Ngân hàng BIDV

(Vietnamdaily) - Ông Trần Bắc Hà có 35 năm công tác tại BIDV và được xem "linh hồn" của ngân hàng này.

Ông Trần Bắc Hà, sinh năm 1956, quê Bình Định, bắt đầu làm việc tại BIDV tháng 2/1981 và nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/9/2016.

Ông Hà có 35 năm công tác tại BIDV và 8 năm 8 tháng giữ chức Chủ tịch HĐQT BIDV.

Bóng dáng tập đoàn KIDO trong vụ thâu tóm đất vàng quan TP.HCM ngã ngựa

(VietnamDaily) - Trong vụ “thâu tóm” đất vàng Lê Duẩn, Công ty TNHH Đầu tư KIDO đã nhận chuyển nhượng cổ phần từ Công ty CP Đầu tư Lavenue vào năm 2010, và KIDO là cổ đông lớn nhất.

Bóng dáng KIDO trong vụ “thâu tóm” đất vàng Lê Duẩn
Khu đất số 8-12 Lê Duẩn có diện tích 4.896 m2 (phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM), thuộc sở hữu Nhà nước có giá giao và cho thuê hơn 700 tỷ đồng. Mức giá này được cho là quá rẻ so với mức giá thị trường đối với một khu đất vàng có tới 3 mặt tiền.
Ban đầu, khu "đất vàng" Lê Duẩn do 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương thuê sử dụng làm trụ sở làm việc, là Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Kim khí thành phố, Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện thành phố và Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu (VITACO).
Năm 2010, cả 4 Công ty trên (sau này là cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue) đã đồng ý chuyển nhượng phần góp vốn tại Lavenue cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô (nay là Công ty TNHH Đầu tư KIDO).
Trong vụ việc này với vai trò là cổ đông lớn nhất, KIDO chiếm tới 50% cổ phần của dự án sau khi được chuyển nhượng.
Thanh tra Chính phủ sau đó khẳng định vụ việc trên "có dấu hiệu của việc cố ý làm trái các quy định của nhà nước, cần phải xử lý nghiêm trách nhiệm các cá nhân, tổ chức liên quan" theo đúng quy định pháp luật.
Bong dang tap doan KIDO trong vu thau tom dat vang quan TP.HCM nga ngua
Ông Trần Kim Thành - Chủ tịch Tập đoàn KIDO.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty TNHH Đầu tư KIDO do ông Trần Kim Thành là người đại diện pháp luật, thành lập năm 1993. Ông Trần Kim Thành đang nắm 156.000 cổ phiếu KDF, tương đương 00,28% vốn điều lệ, 276.000 cổ phiếu KDC, tương đương 00,13% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, ông Thành còn thông qua VOC sở hữu 22.232.000 cổ phiếu KDC, tương đương 24% vốn điều lệ. Công ty TNHH Đầu tư KIDO nơi ông Thành làm Tổng giám đốc cũng nắm giữ 16.867.456 cổ phiếu KDC.
Ông Trần Kim Thành là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (KDC), Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KDF), Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - CTCP (VOC) và là thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Long.
Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO (trước đây là Kinh Đô) vốn được biết đến là "vua" bánh kẹo trên thị trường Việt Nam, sau đó doanh nghiệp này quyết định bán mảng bánh kẹo cho các doanh nghiệp nước ngoài từ năm 2014. Tuy nhiên, KIDO vẫn "thống trị" mảng kem, nắm giữ tới 35% thị phần (theo thống kê của EuroMonitor) với hai thương hiệu nổi tiếng là Merino và Celano.
Thời điểm đó, KIDO còn toan tính lấn sang thị trường dầu ăn thông qua việc mua lại 51% cổ phần tại Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) và 65% cổ phần tại Dầu Tường An. Ngoài ra, KIDO đã mua lại 50% cổ phần tại Dabaco Foods nhằm thâm nhập vào thị trường thực phẩm chế biến sẵn.

Hai "bóng hồng" và "Quan" TP HCM "ngã ngựa"