Thêm một người mẹ từ chối điều trị ung thư vú để sinh con

Khi mang thai ở tuần 26, chị V được các bác sĩ xác định có u ở vú. Tuy nhiên chị và gia đình đã quyết định từ chối điều trị, chấp nhận chịu đựng đau đớn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để giữ thai.

Các bác sĩ Khoa Ngoại Vú – Phụ khoa – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội vừa phẫu thuật thành công, cắt bỏ khối ung thư vú “khổng lồ” đường kính lên đến 20 cm cho một sản phụ từng từ chối điều trị để sinh con. Bệnh nhân được tạo hình che ổ khuyết bằng vạt da kéo từ bụng, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ.
Them mot nguoi me tu choi dieu tri ung thu vu de sinh con
Chị Vũ Thị V. ở Vĩnh Phúc hiện đang điều trị ung thư vú ở Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội. 
Trước đó, khi mang thai ở tuần 26, bệnh nhân Vũ Thị V. (32 tuổi) ở thị trấn Gia Khánh – huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện có u ở vú nên đến khám tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội. Qua thăm khám và làm xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán chị V. bị Sarcome Phyllode vú bên trái, 1 dạng của ung thư mô liên kết biểu hiện ở vú. Khối u lúc này có kích thước 6 x 7 cm.
Chị V. và gia đình đã quyết định từ chối điều trị, chấp nhận chịu đựng đau đớn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để giữ thai. Sản phụ sinh con trai đầu lòng vào tuần 36. Tuy nhiên, sau sinh, khối u phát triển rất nhanh, sùi loét, xâm lấn gây chảy máu. Bệnh nhân được tiến hành xạ trị cầm máu. Quá trình điều trị triệu chứng, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao liên tục do nhiễm trùng và được chỉ định phẫu thuật tại Khoa Ngoại Vú – Phụ khoa. 
TS.BS Vũ Kiên – Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Trưởng Khoa Ngoại Vú – Phụ khoa cho biết, đây là ca phẫu thuật phức tạp, khối u vú trái kích thước 20 x 15 cm thâm nhiễm mỡ xung quanh, xâm lấn cơ ngực. U to khiến mạch máu tăng sinh nhiều, khó kiểm soát. Kíp mổ phải tiến hành cắt rộng u cùng toàn bộ tuyến vú, cơ ngực lớn phần xâm lấn, vét hạch nách, đồng thời, xoay vạt da bụng lên tạo hình vùng thiếu da và khuyết hổng lớn.
Ca phẫu thuật kéo dài khoảng hơn 2 tiếng. Sau khi cắt bỏ hoàn toàn khối u nặng tới gần 3 kg, các bác sĩ đã thực hiện che ổ khuyết, tạo hình ngực bằng vạt da bụng. Hiện, bệnh nhân V. đã hồi phục sức khỏe, được tiếp tục điều trị hóa xạ đồng thời.
Sau phẫu thuật, chị V. chia sẻ: “Tôi cứ nghĩ mình sẽ phải đeo khối u khổng lồ trên ngực đến lúc chết. Nay được các bác sĩ cắt bỏ giúp, tôi không những thấy nhẹ nhõm mà còn tự tin hơn. Giờ chỉ hy vọng điều trị nhanh khỏi để được về với con thôi!”. 
Trước chị Vũ Thị V., cũng đã có trường hợp sản phụ phát hiện bệnh ung thư vú trong quá trình mang thai như chị Nguyễn Thị Liên (28 tuổi, ở Lý Nhân, Hà Nam), được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn cuối di căn gan, xương, phổi khi đang mang thai tuần thứ 22. Nguyện vọng của sản phụ và gia đình là từ chối điều trị ung thư để giữ bằng được con.
Trước thực trạng như vậy đội ngũ các giáo sư, bác sỹ của Bệnh viện K đã đưa ra quyết định táo bạo là vừa dùng hóa chất để ngăn ngừa ung thư vừa tăng cường dinh dưỡng, chăm sóc tới thời điểm tối đa để vừa an toàn cho mẹ, vừa an toàn cho con, tới tuần thứ 31 khi quá sức chịu đựng của người mẹ. 
E kíp của Bệnh viện Phụ sản Trung ương cùng với Bệnh viện K đã hội chẩn nhanh và quyết định mổ bắt con ngày 22/5 trong tư thế nửa nằm, nửa ngồi và gây tê tủy sống, khi con được đưa ra an toàn thì cũng là lúc người mẹ đi vào hôn mê sâu. Rất may mắn chị đã dần hồi tỉnh sau đó.
Sau ca mổ đến nay con chị Liên đã được hơn 5 tháng tuổi, phát triển tốt còn sức khỏe người mẹ có tiến triển tích cực, tiếp tục điều trị căn bệnh ung thư vú.

Nhận biết dấu hiệu sớm của "sát thủ số 1" ung thư gan

Ung thư gan là bệnh đứng đầu trong các bệnh ung thư ở Việt Nam cả về số người mắc và tỷ lệ tử vong. Trong giai đoạn giữa và cuối của ung thư gan, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân trong vòng 5 năm là dưới 30%.

Ung thư gan là bệnh đứng đầu trong các bệnh ung thư ở Việt Nam. Ung thư gan từ trước tới nay luôn là thách thức với các bác sĩ ung bướu, bởi bệnh nhân đã số phát hiện bệnh đã muộn, khối u to hoặc bệnh đã di căn các bộ phận khác.

5 bệnh ung thư người Việt Nam mắc phải nhiều nhất hiện nay

(Kiến Thức) - Theo công bố mới nhất của WHO, 5 loại ung thư có tỉ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam gồm: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư đại tràng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, Việt Nam xếp vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân, xếp 19 châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á.
Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca.

Điểm danh những loại rau không nên cho vào nồi lẩu

(Kiến Thức) - Ngoài các loại thịt và hải sản, rau là thành phần không thể thiếu mỗi khi ăn lẩu. Tuy nhiên, có một số loại rau bạn không nên ăn cùng lẩu kẻo rước bệnh vào người.
 

Diem danh nhung loai rau khong nen cho vao noi lau
 Giá đỗ mặc dù ăn mát và có nhiều dinh dưỡng nhưng bạn không nên cho vào làm rau ăn lẩu. Ảnh: mediacdn.
Diem danh nhung loai rau khong nen cho vao noi lau-Hinh-2
 Lý do là vì giá đỗ thường làm ở nhiệt độ 30 – 35 dộ C, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, giá đỗ nếu không rửa sạch sẽ dễ bị nhiễm vi sinh vật. Ảnh: vinmart.
Diem danh nhung loai rau khong nen cho vao noi lau-Hinh-3
 Hoa chuông rất dễ bị nhầm lẫn với rau đắng do bề ngoài của 2 loại rau này rất giống nhau. Ảnh: blogspot.
Diem danh nhung loai rau khong nen cho vao noi lau-Hinh-4
 Tuy nhiên, nếu bạn ăn sống hoặc trần hoa chuông sẽ rất dễ nhiễm Spocolamin - gây ảo giác. Do đó, bạn nên lưu ý để tránh nhầm lẫn hoa chuông với rau đắng khi chọn mua các loại rau ăn lẩu. Ảnh: tgdd.
Diem danh nhung loai rau khong nen cho vao noi lau-Hinh-5
 Tương tự, nhiều người thường nhầm lẫn giữa lá khoai môn với lá dọc mùng. Ảnh: sohacdn.
Diem danh nhung loai rau khong nen cho vao noi lau-Hinh-6
 Lá khoai môn có pha màu tím ở giữa phần lá và thân lá, nếu ăn phải có thể bị dị ứng, ngứa vùng họng. Ảnh: media.
Diem danh nhung loai rau khong nen cho vao noi lau-Hinh-7
 Khi bạn ăn lẩu bò, bạn tuyệt đối không cho rau mồng tơi vào nhúng cùng bởi nếu ăn chung sẽ gây đau bụng, khiến bụng đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón. Ảnh: rausachlaclam.
Diem danh nhung loai rau khong nen cho vao noi lau-Hinh-8
 Khi ăn lẩu gà, bạn tuyệt đối không ăn cùng rau kinh giới bởi hai thứ này kết hợp sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não. Ảnh: hatgiongphuongnam.
Diem danh nhung loai rau khong nen cho vao noi lau-Hinh-9
 Khi ăn lẩu riêu cua, bạn tuyệt đối không ăn với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể. Ảnh: caythuocdangian.
Diem danh nhung loai rau khong nen cho vao noi lau-Hinh-10
 Ăn lẩu riêu cua cũng cần tránh ăn với khoai lang, khoai tây để tránh gây sỏi trong cơ thể. Ảnh: healthplus.

Hãi hùng món lẩu phân bò ở Trung Quốc