Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi

Đơn vị được thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum.

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định 1499/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi.

Khu kinh tế Dung Quất là một trong những động lực chính phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi.

Theo quyết định, thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi (cũ) và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum.

Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu kinh tế (bao gồm khu kinh tế cửa khẩu), khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Đồng thời, quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong các khu kinh tế (bao gồm khu kinh tế cửa khẩu), khu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

cua-khau-bo-y-2.jpg
Xe vận tải hàng qua Khu kinh tế Cửa khẩu Bờ Y. Ảnh: Văn Đàm

Ban Quản lý có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu hình Quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp của Ban Quản lý và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch và nguồn kinh phí khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Trưởng ban Ban Quản lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý theo quy định của pháp luật.

Bản đồ du lịch miền Tây “đổi vị” sau khi sáp nhập tỉnh

Việc sáp nhập tỉnh ở miền Tây không chỉ thay đổi bản đồ hành chính mà còn mở ra hành trình du lịch đa dạng hơn, kết nối sông nước, biển đảo, miệt vườn.

dbscl.jpg
Từ ngày 1/7/2025, một loạt đơn vị hành chính ở Đồng bằng sông Cửu Long chính thức được sắp xếp lại, tạo nên các tỉnh mới với không gian rộng hơn, đa dạng hơn. Không chỉ có ý nghĩa về quản lý và phát triển kinh tế - xã hội, việc sáp nhập này còn tạo ra bước chuyển mình đáng kể cho ngành du lịch, đặc biệt là về trải nghiệm và hành trình di chuyển của du khách. Ảnh Internet
cho-noi-cai-rang.jpg
Sau sáp nhập, Cần Thơ trở thành trung tâm hội tụ của cả sông nước, tâm linh và sinh thái. Ngoài những điểm nổi tiếng vốn có như chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, nay còn có thêm chùa Dơi, chùa Đất Sét (trước thuộc Sóc Trăng) và khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng (trước thuộc Hậu Giang). Du khách chỉ cần đến Cần Thơ là có thể thưởng thức đủ vị miền Tây. Ảnh IViVu

Mã vùng điện thoại thay đổi ra sao sau sáp nhập tỉnh?

Từ 1/7/2025, nhiều tỉnh thành mới sẽ sử dụng song song mã vùng cũ và điều chỉnh cách quay số, tính cước để phù hợp với quy hoạch hành chính mới.

Tại văn bản số 2784/BKHCN-CVT do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất sau khi sáp nhập tỉnh, thành theo Nghị quyết số 202/2025/QH15. Việc điều chỉnh này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý mới, đồng thời giữ ổn định hạ tầng viễn thông hiện có.

Có 11 tỉnh, thành phố không bị ảnh hưởng bởi sắp xếp hành chính, mã vùng điện thoại cố định được giữ nguyên và tiếp tục hoạt động theo quy định hiện hành. Các địa phương này gồm Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Quảng Ninh và Sơn La. Người dân tại đây không cần thay đổi thói quen quay số hay lo ngại về cước phí.

Sau sáp nhập, 13/34 tỉnh, thành có mức sinh thấp

Sau sáp nhập, 13/34 tỉnh, thành có mức sinh dưới mức sinh thay thế (dưới 2,1 con/phụ nữ). 5 địa phương có mức sinh thấp nhất là từ 1,43 đến 1,6 con/phụ nữ.

Hiện tại, mức sinh của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ đạt trung bình 1,91 con/phụ nữ. Nếu không có giải pháp hiệu quả và kịp thời, dân số Việt Nam có nguy cơ tăng trưởng âm trong giai đoạn 2054 - 2059.

Nguy cơ tăng trưởng âm