Hà Nội chất vấn "nóng" về lò mổ không dán tem vệ sinh thú y

Hội trường chất vấn "nóng dần" khi Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội truy đến cùng trách nhiệm tình trạng lò mổ chưa được đóng dấu kiểm soát và dán tem vệ sinh thú y.

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp thường lệ giữa năm) của HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND thành phố dành 1/2 ngày (sáng 9/7) để giám sát trực tiếp tại kỳ họp thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.

2 nhóm vấn đề gồm: Tái chất vấn việc thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố và kết quả thực hiện các cam kết, lời hứa tại kỳ họp thứ 20 HĐND thành phố; chất vấn nhóm vấn đề về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.

Phiên chất vấn dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội.

286d6e3a492cff72a63d-1752026210081195410460.jpg

hơn 700 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa được kiểm soát

Mở đầu phiên chất vấn, các đại biểu liên tiếp đặt 3 câu hỏi liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo điều kiện hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội.

Các đại biểu cho rằng, theo quyết định 761 năm 2020 của UBND TP. Hà Nội về phê duyệt các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố thì đến nay mới có 3/8 cơ sở giết mổ tập trung được phê duyệt đi vào hoạt động và với công suất giết mổ rất thấp, mới đạt được gần 40% công suất thiết kế. Bên cạnh đó có hơn 700 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tồn tại trong khu dân cư nhưng mà chưa được kiểm soát.

Các đại biểu chất vấn và đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết tại sao các cơ sở giết mổ tập trung hoạt động kém hiệu quả như vậy? Giải pháp nào để xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ tự phát để đảm bảo an toàn thực phẩm?

1-193450-31-193915.jpg

Trả lời chất vấn, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trên địa bàn thành phố, một năm tiêu thụ khoảng 500 nghìn tấn thịt các loại. Lượng chăn nuôi đáp ứng, cung cấp ra thị trường khoảng trên 60%. Còn lại là nhập ở các cái địa phương khác và nhập ngoại ở các nước.

“Số lượng 40% nhập các địa phương thì vẫn còn những trôi nổi, nhập không chính ngạch, nhập lậu và một phần ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Quả thật cũng chưa kiểm soát tốt số lượng này”, ông Nguyễn Xuân Đại thừa nhận.

Nói về giải pháp trong quản lý cơ sở giết mổ, ông Nguyễn Xuân Đại cho biết, trong tháng 11 tới đây Sở sẽ trình chính sách hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, trong đó đặc biệt lưu ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và chính sách liên quan đến giết mổ.

Thứ hai là xây dựng thể chế, cơ chế để kiểm duyệt chặt chẽ hơn, xử phạt nặng hơn, nghiêm minh hơn đối với những trường hợp mà không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng cường công tác kiểm tra để xử lý vi phạm.

“Trong thời gian tới sẽ thực hiện giải pháp đưa tất cả cơ sở chăn nuôi, sản xuất, giết mổ vào vùng. Từ đây, khi xảy ra thiên tai địch họa thì sẽ được bồi thường hỗ trợ, hưởng các chính sách. Đặc biệt, khi đưa vào vùng này thì chúng ta sẽ kiểm soát được chặt chẽ đầu ra, đầu vào và kiểm soát chất lượng an toàn”, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội nói và cho biết, những cơ sở nằm ngoài vùng chắc chắn sẽ báo cáo UBND thành phố để dần xóa sổ.

Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa được đóng dấu kiểm soát?

Tại buổi chất vấn, các đại biểu cũng hỏi trực tiếp Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y về tình trạng tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn xã Phúc Lộc (huyện Phúc Thọ cũ) đều chưa được đóng dấu kiểm soát giết mổ và dán tem vệ sinh thú y. Như vậy thì việc kiểm dịch và kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với các cơ sở giết mổ tại xã Phúc Lộc và các cái cơ sở giết mổ nhỏ lẻ khác trên địa bàn thành phố có được thực hiện không và thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Đình Đảng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) thừa nhận, thực tế vẫn còn rất nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ mà chưa có sự kiểm soát của cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, theo ông Đảng, Luật Thú y, tại khoản 3 điều 76 đã phân công rất là rõ. Đối với thành phố thì thực hiện quy hoạch, trước kia khi chưa thực hiện chính quyền hai cấp thì cấp huyện quản lý cơ sở giết mổ tập trung và cấp xã quản lý cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Hiện nay tất cả các nhiệm vụ này đã phân công về cấp xã quản lý.

Ông Nguyễn Đình Đảng cho biết, theo thống kê, trên địa bàn thành phố có tổng 701 cơ sở giết mổ từ công nghiệp, tập trung, bán công nghiệp cho đến giết mổ nhỏ lẻ trong dân cư. Tuy nhiên, cơ quan chuyên môn chỉ được kiểm soát giết mổ ở những cơ sở mà được chính quyền địa phương cấp phép hoặc cho phép tạm thời hoạt động thì có 130 cơ sở.

Theo Luật Thú y, phân cấp cho chính quyền địa phương. Nhưng hiện nay tại xã Phúc Lộc đang có 18 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Theo quy hoạch của Quyết định 761, chỉ có một điểm được quy hoạch giết mổ tập trung. Dù chưa có sự cho phép của chính quyền nhưng do tồn tại lịch sử tại đây nên việc kiểm soát những cơ sở này còn đang gặp rất nhiều khó khăn”.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, việc quản lý thuộc về chính quyền cấp xã. Tuy nhiên, quản lý vấn đề này thì cần phải rất đồng bộ. Chúng ta đã có quy hoạch rồi nhưng phải có những chế tài cụ thể hơn nữa để làm sao quản lý cũng như xây dựng được khu giết mổ tập trung thì mới đưa cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vào được.

Vụ giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh - hành vi táng tận lương tâm

Theo luật sư Đặng Văn Cường, hành vi của các đối tượng này là rất táng tận lương tâm, coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.

Phòng Cảnh sát Kinh tế – Công an TP Hà Nội phát hiện dấu hiệu nghi vấn liên quan đến hoạt động giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh tại xã Hòa Xá (huyện Thường Tín cũ) và tại chợ Phùng Khoang (phường Đại Mỗ, Hà Nội). Với thủ đoạn hoạt động tinh vi, các đối tượng tổ chức giết mổ gia súc ban đêm, cảnh giới nghiêm ngặt, vận chuyển thịt qua đường làng, tránh tuyến chính, sau đó trà trộn thịt lợn chết vào thịt tươi tại chợ. Bằng biện pháp nghiệp vụ, lực lượng trinh sát thu thập đủ tài liệu, chứng cứ tiến hành triệt phá. Ngày 2 và 3/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự đối với Lê Văn Tươi và Đặng Văn Huy, Nguyễn Viết Chiếm, Dư Đình Hợi.

6.jpg
Các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra đột xuất kiot của các đối tượng.

Nữ tài xế ô tô đâm liên hoàn 10 xe máy ở Hà Nội

Vụ tai nạn liên hoàn xảy ra giữa một ô tô BKS 30K-026.xx do nữ tài xế N.T.H. (SN 1975, ở Hà Nội) điều khiển với 10 xe máy.

Khoảng 8h15' sáng 9/7, tại phố Trần Đại Nghĩa (đoạn gần nút giao Đại La - Trần Đại Nghĩa, Hà Nội) xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa một ô tô và khoảng 10 xe máy.

517339011-122146424354763266-640872448056097842-n.jpg

Hãi hùng lời khai các đối tượng giết mổ, tiêu thụ thịt lợn chết

Trung bình mỗi ngày, nhóm này giết mổ hơn 50 con lợn, sau đó bán ra thị trường với giá khoảng 60.000 đồng/kg thịt.

Ngày 9/7, CSĐT Công an TP Hà Nội vừa ra quyết định tạm giữ hình sự bốn đối tượng trong đường dây thu gom lợn bị bệnh về giết mổ, bán ở các chợ và nhà hàng trên địa bàn thành phố.

e3c0a849e75d5103084c-7221.jpg
Lực lượng chức năng phát hiện đường dây giết mổ lợn chết, lợn bệnh quy mô lớn ở Thủ đô.