Thanh Hóa: Kỳ bí cây si hàng trăm tuổi "ôm" trọn ngôi chùa cổ

Ngôi chùa cổ Cao Sơn, tại thôn Bòng Sơn, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống, Thanh Hoá, với niên đại hàng trăm năm được cho là rất linh thiêng.

Điều đặc biệt, ngôi chùa được rễ một cây si cổ thụ bao bọc toàn bộ, chỉ để hở cửa vào chùa và 2 cửa sổ. 

Cây si cổ thụ "ôm" trọn ngôi chùa Cao Sơn linh thiêng.

Cách trung tâm xã Tượng Sơn chừng 2km, ngôi chùa cổ Cao Sơn ở thôn Bòng Sơn tựa mình bên triền núi sơn thủy hữu tình, phía sau là ngọn đồi trùng điệp, phía trước là hồ sen cùng cánh đồng lúa xanh ngắt nên thơ. Và điều đặc biệt hơn là phía bên trên chùa có một cây si cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Gốc cây si cắm từ trên nóc chùa, rễ cây xù xì bám chặt xung quanh, tán cây tỏa rộng ra toàn bộ khuôn viên tạo nên nét cổ kính, linh thiêng.

Không ai biết cây si mọc từ bao giờ, các cụ cao niên trong thôn Bòng Sơn cho biết khi lớn lên đã thấy cây sừng sững ở đó.

Những cành cây sum suê, to khỏe vươn ra nhiều phía, tỏa bóng mát.

Hàng trăm năm qua, ngôi chùa cổ và cây si được người dân địa phương chăm sóc rất cẩn thận. Theo người dân thôn Bòng Sơn, ngôi chùa cổ rất linh thiêng, mỗi năm có hàng nghìn lượt du khách từ khắp nơi đến thắp hương cầu an,…

Cây si cổ thụ có chiều cao khoảng 20m, thân rộng 5-6 người ôm. Lớp vỏ bên ngoài xù xì, thô cứng, được bao phủ chằng chịt bởi những chiếc rễ chắc khỏe. Những rễ này cắm sâu xuống đất, tạo một hàng rào chắc chắn xung quanh ngôi chùa.

Trao đổi với PV, ông Trần Vũ Luận (55 tuổi), ngụ thôn Bòng Sơn - người được giao trọng trách trông coi chùa Cao Sơn hơn 20 năm nay cho biết: "Đây là ngôi chùa linh thiêng, chùa đã chứng kiến bao thăng trầm của thôn Bòng Sơn hàng thế kỷ. Những năm qua, bà con địa phương hết sức bảo quản, tôn tạo và trông nom cẩn thận, với một lòng thành kính để giữ gìn ngôi chùa và cây si cổ thụ. Ngôi chùa cổ và cây si được xem là chốn tâm linh để bà con trong thôn và du khách thập phương đến tâm nhang, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, làm ăn phát triển."

Vén màn bí ẩn di sản náu mình trong “thành phố ma” Tân Cương

Tàn tích Phật giáo Subash là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch và nhà khảo cổ khi đến khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.

Ven man bi an di san nau minh trong “thanh pho ma” Tan Cuong

Tàn tích Phật giáo Subash nằm cách quận Kuqa, khu tự trị Tân Cương 23 km về phía tây bắc. Vùng đất này nằm giữa núi Thiên Sơn và đồng bằng phù sa sông Kucha, từng là trung tâm của vương quốc Kucha thời cổ đại. Trong tiếng Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), Subash có nghĩa là "nguồn nước". Ảnh: Sohu.

Ven man bi an di san nau minh trong “thanh pho ma” Tan Cuong-Hinh-2

Đền Subash có diện tích khoảng 190.000 m2, được xây dựng theo phong cách Phật giáo Gandhara dưới thời Ngụy-Tấn (220-420). Tuy nhiên, ngôi đền đã bị bỏ hoang từ thế kỷ 13. Trong khoảng 1000 năm tồn tại, Subash đóng vai trò quan trọng trong giao lưu văn hóa Đông-Tây. Ảnh: The Trek Blog.

Chùa Trấn Quốc lọt top những ngôi chùa đẹp nhất thế giới

Trang Thrillist đã "lùng sục khắp thế giới" để tìm ra những ngôi chùa đẹp nhất, trong đó có chùa Trấn Quốc của Việt Nam.

Chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, Việt Nam: Nằm trên Bán đảo nhỏ ở phía đông Hồ Tây, chùa Trấn Quốc được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội với tuổi thọ hơn 1.500 năm.
Chùa Toji ở Kyoto Nhật Bản lộng lẫy với sắc đỏ vàng của hàng cây xung quanh.
Chùa ở Lampang ở Thái Lan, dù không được trang trí công phu, nhưng vẫn có tên trong danh sách nhờ cảnh quan tuyệt đẹp xung quanh.
Nổi bật trên nền trời trong xanh, ngôi chùa này ở Thái Lan là một tòa nhà hùng vĩ trông gần giống như một pháo đài.
Một ngôi chùa Phật giáo đẹp lộng lẫy là một phần của một ngôi đền ở đảo Samui ở Thái Lan.
Ngôi chùa tuyệt vời này có 2.500 ngôi tháp đá và các tòa nhà hình vòm, ẩn mình trong một khu vực xa xôi của Myanmar.
Chùa Shwedagon Paya ở Yangon, Myanmar: Tòa nhà được bao phủ bởi hàng trăm tấm vàng và trên cùng của tháp được nạm khoảng 5.000 viên kim cương - trong đó viên lớn nhất tới 72 carat.
Gyeongbokgung Palace ở Seoul, Hàn Quốc: Được xây dựng vào năm 1395, Gyeongbokgung Palace cũng thường được gọi là cung điện Bắc vì vị trí của nó ở phía bắc xa nhất so với các cung điện khác.
Chùa Thambuddhei Paya ở Monywa, Myanmar: Đền thờ Phật giáo này được hình thành từ năm 1303 và được xây dựng lại vào năm 1939.
Một ngôi chùa ở Meidai Lamasery, Mông Cổ: Những lá cờ cầu nguyện đầy màu sắc tô điểm cho ngôi đền bằng đá ở vùng núi tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp.
Chùa Chureito, Fujiyoshida, Nhật Bảnđược xây dựng bởi thị trưởng Fujiyoshida vào ngày 12/8/1958, như một đài tưởng niệm cho khoảng 960 người dân trong thành phố đã chết trong tất cả các cuộc chiến tranh xảy ra sau năm 1868.
Wat Phra That Doi Suthep tại Chiang Mai là một trong những ngôi đền linh thiêng phía bắc của Thái Lan.
Chùa Đá Vàng Kyaiktiyo, điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng Myanmar có điểm nhấn là tảng đá tròn hình quả trứng nằm cheo leo trên bờ một vách đá và được che phủ bằng vàng lá do những người mộ đạo dán lên.
Chùa Kaunghmudaw ở Sagaing, Myanmar: Ngôi chùa này được xây dựng bởi vua Thalun và con trai của ông vào năm 1636. Mái vòm của chùa liên tục được sơn màu trắng để biểu thị độ tinh khiết nhưng hiện nay nó được mạ vàng.
Chùa Global Vipassana tại Mumbai, Ấn Độ: Nằm ở phía tây nam của Mumbai và bao phủ một diện tích khoảng 15,5 hecta, ngôi cùa này được coi là một kỳ quan kiến trúc thế kỷ 21. Nó được hoàn thành vào tháng 11/2008 sau 11 năm xây dựng.
 

Ly kỳ 10 con cá trê “dẫn lối” đến mộ cổ 2.000 tuổi

Trong lúc nạo vét kênh và bắt được 10 con cá trê, người dân bất ngờ tìm thấy một lăng mộ cổ. Càng đào sâu vào lăng, mọi người càng thấy nhiều điều kinh ngạc.

Ly ky 10 con ca tre “dan loi” den mo co 2.000 tuoi
 Do các con kênh trong làng bị khô cạn vì phù sa chặn lại, lo ngại rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến việc cày cấy của người dân, những người đứng đầu làng Đại Cừ, thị trấn An Định, thành phố Bắc Kinh quyết định dùng máy xúc tới khơi thông dòng kênh và đã phát hiện mộ cổ 2.000 năm.