Thái giám thời nhà Thanh lương cao, nhưng bị đuổi liền ăn xin chết đói

 Thu nhập của các thái giám dưới triều nhà Thanh đều có quy định rõ ràng, cấp bậc càng cao thì thu nhập càng nhiều.

Thái giám là một nhóm người tương đối đặc biệt nhưng cũng là một bộ phận vô cùng quan trọng trong hoàng cung. Thái giám phải hầu hạ tất cả các thành viên hoàng tộc mỗi ngày. Vậy thì họ sẽ được nhận bao nhiêu tiền công mỗi tháng?
Thu nhập của các thái giám trong triều nhà Thanh có quy định rõ ràng. Số tiền nhận được liên quan đến cấp bậc của các thái giám trong hoàng cung. Cấp bậc càng cao thì thu nhập càng nhiều.
Phạm vi công việc của thái giám rất rộng nhưng có thể tạm chia thành 2 nhóm. Một nhóm là thái giám hầu hạ bên cạnh Thái hậu, Hoàng đế, Hoàng hậu và các phi tần. Nhóm còn lại sẽ đảm nhận các công việc nặng nhọc hơn trong hoàng cung.
Tuy nhiên, dù thuộc nhóm nào thì thái giám cũng đều có phân bậc rõ ràng, tạm chia thành Tổng quản, Thủ lĩnh, thái giám thông thường. Nhóm thái giám bên cạnh Thái hậu, Hoàng đế và Hoàng hậu đều là Tổng quản thái giám và Thủ lĩnh thái giám.
Thai giam thoi nha Thanh luong cao, nhung bi duoi lien an xin chet doi
Ảnh thật của các thái giám ở triều đại nhà Thanh.
Vậy thì họ sẽ nhận được bao nhiêu tiền mỗi tháng?
Thu nhập hàng tháng cao nhất của một thái giám là 8 lượng bạc, 8 đấu gạo, 1 quan 300 văn tiền. (Văn tiền: Trên đồng tiền có văn tự nên gọi là văn).
Thu nhập hàng tháng tối thiểu là 2 lượng bạc, 1,5 đấu gạo và 600 văn tiền.
Trong đó, 1 lượng bạc = 1 quan tiền = 1000 văn tiền = khoảng 400 NDT (khoảng 1,4 triệu VND) hiện nay. 1 đấu gạo = 7,5kg gạo.
Nếu tính 1 lượng bạc là 400 NDT, 1 kg gạo là khoảng 6 NDT (gần 20 nghìn VND) thì thu nhập hàng tháng cao nhất của thái giám là khoảng 4000 NDT (khoảng 14 triệu VND) và tối thiểu là khoảng 1100 NDT (hơn 3,6 triệu VND).
Tất nhiên, không phải tất cả thái giám đều nhận được các khoản tiền như vậy. Các thái giám ở cấp thấp nhất sẽ vô cùng khó khăn khi làm việc nặng nhọc nhất, ăn uống khổ cực nhất nhưng chỉ được ban cho số tiền nhỏ. Nếu không may bị đuổi khỏi hoàng cung thì họ chỉ còn 2 lựa chọn duy nhất: Ăn xin sống qua ngày hoặc chết đói.
Thai giam thoi nha Thanh luong cao, nhung bi duoi lien an xin chet doi-Hinh-2
Ảnh thật của các thái giám ở triều đại nhà Thanh.
Ngoài phần tiền chính thức, thái giám cũng nhận được nhiều khoản khác như thưởng Tết, thưởng sinh nhật, thưởng làm thêm công việc,...
Đặc biệt nhất là đến lúc đại hôn của Hoàng đế hoặc Hoàng tử, ban thưởng sẽ càng nhiều hơn. Ngoài tiền và bạc, thái giám còn có thể nhận được tơ lụa, lông thú, châu báu, ngọc bích và nhiều bức tranh thư pháp có giá trị.
Thời nhà Thanh quản lý thái giám chặt chẽ hơn, đặt ra nhiều quy định hơn triều nhà Minh. do đó sự chuyên quyền của thái giám chưa hề xuất hiện. Tuy nhiên, đến thời kỳ nhà Thanh bắt đầu sụp đổ, khi Từ Hi Thái hậu cầm quyền, địa vị của các thái giám đã tăng lên rất nhiều. Họ đã có được mức độ quyền lực nhất định như An Đức Hải, Lý Liên Anh hay Tiểu Đức Trương.
 
Sự giàu có của những thái giám này cũng tăng vọt theo quyền lực họ có được, mỗi người họ đều có hàng vạn châu báu của cải và hàng triệu mẫu đất. Đây là những thứ mà nguồn thu nhập của một thái giám bình thường không thể có được.

Thái giám Trung Hoa xưa làm thế nào để giấu mùi cơ thể?

Sau khi trải qua quá trình tịnh thân, cơ thể của các thái giám sẽ phải đối mặt với không ít vấn đề sinh lý khó nói, mùi cơ thể chính là một trong số đó.

Tại Trung Hoa vào thời phong kiến, hầu hết các thái giám đều xuất thân từ tầng lớp thấp trong xã hội.

Tiết lộ "nóng" mức lương thật của thái giám trong Tử Cấm Thành

(Kiến Thức) - Dưới thời phong kiến, thái giám nhà Thanh làm việc trong Tử Cấm Thành, chuyên hầu hạ hoàng đế và hậu cung. Tùy theo cấp bậc, thái giám có các mức lương khác nhau. Cấp bậc càng cao thì mức lương càng lớn. 

Tiet lo
Trong Tử Cấm Thành, thái giám nhà Thanh là những người làm những công việc nặng nhọc như quét dọn, vệ sinh sạch sẽ hoàng cung. Họ cũng là người hầu hạ trực tiếp hoàng đế và hậu cung.  

10 ông vua nước Việt để lại tiếng xấu muôn đời

Bên cạnh các vị vua tài giỏi, mang bình yên, thịnh vượng cho nhân dân, sử Việt cũng ghi nhận những ông hoàng tai tiếng, để lại tiếng xấu nghìn năm.

10 ong vua nuoc Viet de lai tieng xau muon doi
Lê Long Đĩnh (986-1009) là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Tiền Lê, trị vì từ năm 1005 đến 1009. Dù làm vua không lâu, Lê Long Đĩnh để lại nhiều tiếng xấu. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, để giành được ngôi báu, Lê Long Đĩnh đã hãm hại anh trai Lê Long Việt (Lê Trung Tông). Do thói ăn chơi vô độ, Long Đĩnh mắc bệnh không thể ngồi được, phải nằm thiết triều nên còn được gọi là Lê Ngọa Triều. Sau khi Long Đĩnh qua đời ở tuổi 24, triều thần đã tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý bắt đầu.