Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Thả 20 cá thể động vật về rừng Hoàng Liên: Toàn loài quý hiếm!

24/06/2022 06:40

Trung tâm Cứu hộ và bảo tồn phát triển thực vật Hoàng Liên (Lào Cai) mới thả 20 cá thể động vật hoang dã về rừng Hoàng Liên. Chúng thuộc 5 loài động vật quý hiếm.

Tâm Anh (TH)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Vào sáng 23/6, Trung tâm Cứu hộ và bảo tồn phát triển thực vật Hoàng Liên, thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) tiến hành thả 20 cá thể động vật hoang dã về rừng Hoàng Liên, ở thị xã Sa Pa.
Vào sáng 23/6, Trung tâm Cứu hộ và bảo tồn phát triển thực vật Hoàng Liên, thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) tiến hành thả 20 cá thể động vật hoang dã về rừng Hoàng Liên, ở thị xã Sa Pa.
Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh, Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên cho biết, những cá thể động vật hoang dã này được các tổ chức và cá nhân bàn giao cũng như được đơn vị cứu hộ thành công, đủ điều kiện tái thả về môi trường tự nhiên.
Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh, Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên cho biết, những cá thể động vật hoang dã này được các tổ chức và cá nhân bàn giao cũng như được đơn vị cứu hộ thành công, đủ điều kiện tái thả về môi trường tự nhiên.
20 cá thể động vật hoang dã được thả về rừng tự nhiên đợt này gồm: 3 cá thể cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), 5 cá thể rùa đầu to (Platysternon megacephalum), 6 cá thể cầy vòi mốc (Paguma larvata), 2 cá thể mèo rừng (Prionailurus bengalensis) và 4 cá thể trăn đất (Python molurus).
20 cá thể động vật hoang dã được thả về rừng tự nhiên đợt này gồm: 3 cá thể cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), 5 cá thể rùa đầu to (Platysternon megacephalum), 6 cá thể cầy vòi mốc (Paguma larvata), 2 cá thể mèo rừng (Prionailurus bengalensis) và 4 cá thể trăn đất (Python molurus).
Trong đó, cu li nhỏ có lông mềm mại, màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi của chúng có vết trắng, còn dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẫm. Thức ăn khoái khẩu của chúng là quả, lá nõn cây, côn trùng, trứng chim, chim non.
Trong đó, cu li nhỏ có lông mềm mại, màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi của chúng có vết trắng, còn dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẫm. Thức ăn khoái khẩu của chúng là quả, lá nõn cây, côn trùng, trứng chim, chim non.
Cu li nhỏ được xếp vào danh mục các loài động vật rừng có nguy cơ bị tuyệt chủng nên nằm trong danh sách được bảo tồn và nghiêm cấm khai thác, đánh bắt, nuôi nhốt bất hợp pháp, sử dụng vì mục đích thương mại.
Cu li nhỏ được xếp vào danh mục các loài động vật rừng có nguy cơ bị tuyệt chủng nên nằm trong danh sách được bảo tồn và nghiêm cấm khai thác, đánh bắt, nuôi nhốt bất hợp pháp, sử dụng vì mục đích thương mại.
Rùa đầu to (Platysternon megacephalum) là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB theo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Rùa đầu to (Platysternon megacephalum) là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB theo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Theo các chuyên gia, loài rùa này có đầu to, không thụt vào trong mai như nhiều loại rùa khác. Bên đầu của rùa có một vệt vàng nhạt chạy từ mắt đến cổ, mỏ to, mai màu xám, bụng màu vàng nhạt, đuôi dài và to gần bằng dài thân. Thức ăn chủ yếu là cá nhỏ, thân mềm, cua, giun đất và những động vật không xương sống khác.
Theo các chuyên gia, loài rùa này có đầu to, không thụt vào trong mai như nhiều loại rùa khác. Bên đầu của rùa có một vệt vàng nhạt chạy từ mắt đến cổ, mỏ to, mai màu xám, bụng màu vàng nhạt, đuôi dài và to gần bằng dài thân. Thức ăn chủ yếu là cá nhỏ, thân mềm, cua, giun đất và những động vật không xương sống khác.
Cá thể cầy vòi mốc trưởng thành có thể nặng từ 6 - 9 kg, chiều dài thân 650 - 75mm và dài đuôi 535 - 660mm.
Cá thể cầy vòi mốc trưởng thành có thể nặng từ 6 - 9 kg, chiều dài thân 650 - 75mm và dài đuôi 535 - 660mm.
Cầy vòi mốc năm trong Sách đỏ thế giới (UICN) và là một trong những loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ.
Cầy vòi mốc năm trong Sách đỏ thế giới (UICN) và là một trong những loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ.
Mèo rừng (Prionailurus bengalensis) là động vật nguy cấp quý hiếm, xếp trong nhóm IIB, Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Mèo rừng (Prionailurus bengalensis) là động vật nguy cấp quý hiếm, xếp trong nhóm IIB, Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Cá thể mèo rừng có đuôi dài hơn 1/2 chiều dài thân - đầu, lông màu vàng nhạt với nhiều đốm đen lớn. Chúng có thể đạt trọng lượng thân từ 3 - 5 kg, chiều dài đuôi từ 23 - 40 cm, chiều dài thân - đầu từ 45-63 cm. Loài này đẻ 1 lứa/năm. Thức ăn chủ yếu của mèo rừng là thịt, côn trùng. Thực vật chỉ là một phần nhỏ trong chế độ ăn uống của nó.
Cá thể mèo rừng có đuôi dài hơn 1/2 chiều dài thân - đầu, lông màu vàng nhạt với nhiều đốm đen lớn. Chúng có thể đạt trọng lượng thân từ 3 - 5 kg, chiều dài đuôi từ 23 - 40 cm, chiều dài thân - đầu từ 45-63 cm. Loài này đẻ 1 lứa/năm. Thức ăn chủ yếu của mèo rừng là thịt, côn trùng. Thực vật chỉ là một phần nhỏ trong chế độ ăn uống của nó.
Trăn đất (Python molurus) là một trong 3 loài trăn sinh sống tại Việt Nam được đưa vào danh lục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Trăn đất (Python molurus) là một trong 3 loài trăn sinh sống tại Việt Nam được đưa vào danh lục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Khi trưởng thành, cá thể trăn đất có thể đạt chiều dài cơ thể trung bình từ 4 - 6m. Tuy nhiên, một số con trăn đất có thể dài tới 8m và nặng hơn 100 kg. Chúng thường sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước. Thức ăn của loài này gồm: hươu nai, chim, ếch nhái, bò sát...
Khi trưởng thành, cá thể trăn đất có thể đạt chiều dài cơ thể trung bình từ 4 - 6m. Tuy nhiên, một số con trăn đất có thể dài tới 8m và nặng hơn 100 kg. Chúng thường sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước. Thức ăn của loài này gồm: hươu nai, chim, ếch nhái, bò sát...
Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.

Bạn có thể quan tâm

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Top tin bài hot nhất

Tổ tiên độ trì, 4 con giáp làm đâu trúng đấy 30 ngày tới

Tổ tiên độ trì, 4 con giáp làm đâu trúng đấy 30 ngày tới

07/07/2025 12:55
Danh sách smartphone giá rẻ đáng mua nhất 2025

Danh sách smartphone giá rẻ đáng mua nhất 2025

07/07/2025 20:30
Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

07/07/2025 12:50
Hé lộ nhạc cụ làm từ mai rùa của người Mỹ cổ xưa

Hé lộ nhạc cụ làm từ mai rùa của người Mỹ cổ xưa

08/07/2025 07:12
Bên trong nhà vườn bạt ngàn trái cây tại Mỹ của Hoài Linh

Bên trong nhà vườn bạt ngàn trái cây tại Mỹ của Hoài Linh

07/07/2025 13:32

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status