Tê tay : Dấu hiệu cảnh báo sớm 5 loại bệnh chết người

Những hoạt động hàng ngày có thể khiến bạn bị tê tay nhưng nếu điều này xảy ra quá thường xuyên thì hãy cẩn trọng bởi nó có thể là dấu hiệu của 5 loại bệnh chết người.

Hội chứng ống cổ tay

Những người mắc hội chứng này thường bị tê ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa và cả bàn tay nhiều ngày liên tục. Bệnh thường gặp nhất ở những người phải làm việc nhiều với máy tính. Tay gõ bàn phím quá nhiều sẽ làm đau sưng các sợi gân.

Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách duỗi tay và xoa bóp tay cho máu lưu thông, tránh giữ nguyên một tư thế tay trong thời gian dài.

Tê tay do bệnh tiểu đường

Khu thần kinh ngoại biên có thể bị ảnh hưởng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Nó khiến bạn thường xuyên bị tê tay và có cảm giác dị thường ở các chi.

Như vậy, tê tay là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Bạn hãy điều trị nghiêm túc, kiểm soát lượng đường trong máu. Hãy bổ sung thêm vitamin cho cơ thể để góp phần tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Te tay : Dau hieu canh bao som 5 loai benh chet nguoi

Thiếu máu não cục bộ

Loại bệnh này là chứng viêm khớp ảnh hưởng đến các đĩa đệm ở cổ. Nguyên nhân đến từ quá trình hao mòn của xương cột sống. Nó làm cho các cột sống bị tổn thương và chèn ép lên các dây thần kinh lân cận, làm tê bàn tay, cánh tay và ngón tay dài ngày.

Trong trường hợp này, bạn nên đi khám và thực hiện các biện pháp điều trị hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol trong máu. Bạn cũng có thể cải thiện bằng cách uống nhiều nước và chăm vận động cải thiện hệ tuần hoàn.

Thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thường gặp ở những người làm công việc phải dùng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ, người ít vận động, người trẻ làm văn phòng, người cao tuổi. Một trong những biểu hiện của bệnh là tê tay.

Cách tốt nhất giúp bạn phòng trước bệnh thoái hóa đốt sống cổ là đi khám sớm nếu luôn bị tê tay dài ngày. Bạn cũng nên ngủ đúng tư thế, gối cao từ 7 – 9cm và thường xuyên vận động.

Đột quỵ

Tê tay xảy ra khi bạn nằm đè lên tay khiến dây thần kinh tác động. Nhưng đó cũng có thể là cảnh báo về một cơn đột quỵ do não bộ đang có vấn đề. Đặc biệt là những người hay bị tê ngón cái và ngón trỏ. Các chuyên gia cảnh báo những người hay bị tê 2 ngón này có nguy cơ xuất hiện cơn đột quỵ trong vòng 3 năm tới.

Để tránh đột quỵ, bạn nên hạn chế stress dài ngày, ăn uống điều độ và luyện tập thể dục.

Nhiều vụ tử vong do ăn nhầm con so biển: Cách nhận biết tránh chết oan

(Kiến Thức) - 7 người ở Bình Dương bị ngộ độc, sau đó 1 bé gái 8 tuổi đã tử vong, vì ăn nhầm con so biển. Loài so biển cực độc có hình thù giống hệt con sam (loài ăn được) nên dễ gây nhầm lẫn.

Nhieu vu tu vong do an nham con so bien: Cach nhan biet tranh chet oan

Mới đây, một cháu bé 8 tuổi ở Bình Dương đã tử vong do ăn nhầm so biển. Đi du lịch Vũng Tàu về, gia đình cháu bé này ở Bình Dương đã mua 5 con sam biển. Sau khi nướng ăn thì 7 người ngộ độc và nhập viện cấp cứu. Vụ việc làm bé gái 8 tuổi thiệt mạng và 6 người nguy kịch. Bước đầu nghi vấn do người dân nhầm lẫn giữa con sam và con so biển (loại cực độc).

Nhieu vu tu vong do an nham con so bien: Cach nhan biet tranh chet oan-Hinh-2
Hồi tháng 4/2019, anh Nguyễn Tuấn Vũ (sinh năm 1991, ngụ xã Vĩnh Chánh, Thoại Sơn, tỉnh An Giang) mua 2 con so biển, bán tại khu vực gần cầu Tôn Đức Thắng về nhà nướng ăn. 20 phút sau, anh Vũ thấy tê môi, tê tay, rồi nôn ói, mệt khó thở, nên được người nhà đưa vào bệnh viện. Dù được rửa dạ dày, thở ôxy, truyền dịch, hồi sức tích cực, nhưng bệnh nhân đã tử vong.
Nhieu vu tu vong do an nham con so bien: Cach nhan biet tranh chet oan-Hinh-3
So biển có độc tố thần kinh mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, gây tử vong nhanh. Người ăn thịt so, sau khi chất độc ngấm vào cơ thể sẽ bị nôn ói, khó thở, đau bụng, tay chân và môi tê cứng.
Nhieu vu tu vong do an nham con so bien: Cach nhan biet tranh chet oan-Hinh-4
Chất độc từ thịt so còn gây ức chế sự dẫn truyền thần kinh tim và gây suy hô hấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến suy hô hấp, dẫn đến tử vong.
Nhieu vu tu vong do an nham con so bien: Cach nhan biet tranh chet oan-Hinh-5
Hiện, chưa có thuốc giải độc so biển. Nếu phát hiện người bị ngộ độc do ăn so biển (nhầm lẫn với con sam biển), người thân nên cho bệnh nhân uống thật nhiều nước, gây ói hết thức ăn trong dạ dày càng nhanh càng tốt. Sau đó, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Nhieu vu tu vong do an nham con so bien: Cach nhan biet tranh chet oan-Hinh-6
Trước đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn so biển và đưa ra hướng dẫn chi tiết để nhận biết sự khác biệt giữa so và sam biển. Bởi nhiều trường hợp bệnh nhân nhầm lẫn so biển thành sam biển và ăn mới gây nên tình trạng ngộ độc đáng tiếc.
Nhieu vu tu vong do an nham con so bien: Cach nhan biet tranh chet oan-Hinh-7
Sam biển là lành tính, là món ăn phổ biến, ưa thích của nhiều người, thì so biển lại là một con vật gây độc, có thể gây chết người. Đáng nói, cả hai con này đều sống chủ yếu ở vùng ven biển, trong các vịnh, đầm nước mặn và các cửa sông, hình thù giống hệt nhau nên dễ gây nhầm lẫn.
Nhieu vu tu vong do an nham con so bien: Cach nhan biet tranh chet oan-Hinh-8
Chính vì vậy, thỉnh thoảng xảy ra các ca ngộ độc dẫn đến chết người do người dân nhận diện nhầm con sam và so biển. Ngay cả với các chuyên gia, việc phân biệt chắc chắn giữa các sinh vật trông hình dạng tương tự nhau nói chung là rất khó, chưa kể tên gọi khác nhau giữ các vùng miền.
Nhieu vu tu vong do an nham con so bien: Cach nhan biet tranh chet oan-Hinh-9
Để phòng tránh các trường hợp ngộ độc và tử vong đáng tiếc, người dân luôn nhớ là không ăn cá nóc, không nên ăn các loài sinh vật biển lạ hoặc khi bình thường ít được ăn, không ăn con vật bạn nghĩ là sam biển (khi bạn không chắc chắn 100% nó là sam biển).
Nhieu vu tu vong do an nham con so bien: Cach nhan biet tranh chet oan-Hinh-10
Bác sĩ cũng cảnh báo mọi người thận trọng khi ăn thực phẩm lạ, món ăn chưa từng ăn... để phòng các nguy cơ dị ứng, ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Internet. 

Tử vong sau khi ăn ốc lạ: Làm gì khi ngộ độc ốc biển?

(Kiến Thức) - Sáng 13/9, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra vụ ngộ độc do ăn ốc biển lạ, khiến 1 người tử vong, 2 người nhập viện cấp cứu.

Trước đó, ngày 11/9, nhóm 3 ngư dân ở H.Vạn Ninh gồm, Nguyễn Văn T. (23 tuổi); Hồ Văn N. (21 tuổi) và Trần Quốc T. (22 tuổi) khi đánh bắt cá trên biển thuộc khu vực Vạn Ninh, có lặn bắt được một túi ốc biển lạ, vỏ màu nâu với những chấm trắng. Chiều cùng ngày, cả nhóm đem luộc ăn ốc biển lạ và hơn 30 phút sau khi ăn thì bất ngờ bị buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, tê môi, tê tay...
Tu vong sau khi an oc la: Lam gi khi ngo doc oc bien?
Một vụ ngộ độc do ăn ốc biển lạ ở Khánh Hòa khiến 1 người tử vong, 2 người nhập viện cấp cứu. Ảnh minh họa.

Mỹ phẩm nhiễm độc thủy ngân nhận biết như thế nào

Ở Việt Nam, mặc dù đã cấm nhưng thủy ngân vẫn có mặt trong mỹ phẩm làm trắng da kém chất lượng, hay nói ngắn gọn là "kem trộn". Mỹ phẩm nhiễm độc thủy ngân có thể gây hư thận hoặc tổn thương não bộ, chưa kể nó có thể đi cả vào chuỗi thức ăn.
     

    Ở Việt Nam, có 3 kim loại nặng bị cấm đưa vào mỹ phẩm bao gồm: chì, thủy ngân và asen. Mặc dù mỗi loại kim loại nặng này đều có một giới hạn quy định tạp chất cho phép nhất định, tuy nhiên, trong các dòng kem trộn lại rất khó để kiểm soát được điều này. Và mỹ phẩm nhiễm độc thủy ngân cứ thế len lỏi gây hại tới biết bao phụ nữ với ước mơ "trắng da siêu tốc nhờ kem trộn"!!!

    Thực tế thì trong nhiều năm trở lại đây, rất nhiều người chỉ biết rằng kem trộn có thể tẩy trắng da siêu nhanh là do có thành phần corticoid. Tuy nhiên, theo ThS.BS Tạ Quốc Hưng (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) cho biết, thủy ngân mới chính là một "chất ức chế melanin (chất tạo màu nâu cho da". Còn thành phần corticoid chỉ khiến da bạn trắng lên do ngậm nước. Tất nhiên, corticoid cũng là một chất độc hại.

    Theo thống kê, các nước châu Phi, châu Á, trong đó có Việt Nam thì thủy ngân được trộn vào trong kem trộn rất phổ biến. Cụ thể, khi phát hiện một nhãn mỹ phẩm nào vượt ngưỡng giới hạn thủy ngân cho phép cũng đều là một con số rất lớn (ngưỡng giới hạn của thủy ngân là 1ppm). Ví dụ có thể kể đến một sản phẩm mỹ phẩm ở Pakistan được phát hiện chứa thủy ngân ở hàm lượng 29600ppm (tương đương 2,96% trọng lượng của một sản phẩm mỹ phẩm), Trung Quốc – 14700ppm (1,47%), Bangladesh 16353ppm (hơn 1,63%), Philippines – 10576ppm (1,05%),...

    Đó là chưa kể đến, châu Á là thị trường tiêu thụ lớn nhất các sản phẩm dưỡng da như kem dưỡng và xà bông tắm.

    1. Thực trạng tại Việt Nam về mỹ phẩm có thủy ngân vượt quá nồng độ cho phép

    Mới đây nhất là vụ việc sảm phẩm kem dưỡng trắng da chống nắng Wleza bị thu hồi toàn quốc 

    Ngày 16/10, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, vừa ban hành thông báo về việc Đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm Kem dưỡng trắng da chống nắng Wleza của chi nhánh Công ty TNHH SX TM XNK Tạ Minh Quang do không đạt chất lượng.

    Theo Cục Quản lý Dược, trước đó Cục nhận được công văn số 370/VKNT-KHTH, ngày 26/8 của Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM, kèm theo phiếu kiểm nghiệm về kết quả kiểm nghiệm kem dưỡng trắng da chống nắng Wleza-18 gam (số lô:20001W009; HSD: 31/01/2023 (số công bố 001117/18/CBMP-HCM cấp ngày 09/03/2018). 

    My pham nhiem doc thuy ngan nhan biet nhu the nao