Tăng hiệu suất pin mặt trời lên hơn 10% nhờ công nghệ nano

Một nhóm nghiên cứu đã cải tiến cấu trúc nano trong pin mặt trời, giúp tăng hiệu suất lên hơn 10%, mở ra hướng ứng dụng mới cho công nghệ năng lượng sạch.

Một nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Vật lý Hà Phối thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc vừa công bố phương pháp mới giúp tăng hiệu suất pin mặt trời lên hơn 10% nhờ tối ưu hóa cấu trúc nano của vật liệu quang điện.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát triển thành công kỹ thuật điều chỉnh khoảng cách giữa các nanorod titan dioxide (TiO₂) mà không làm thay đổi kích thước cá thể của chúng. Các nanorod đơn tinh thể này vốn nổi bật về khả năng hấp thụ ánh sáng và dẫn điện, được sử dụng phổ biến trong pin mặt trời, cảm biến và chất xúc tác quang.

inspecting-new-solar-cell.jpg
Cấu trúc nanorod titan dioxide với khoảng cách điều chỉnh giúp tăng khả năng bẫy ánh sáng và nâng cao hiệu suất chuyển đổi điện trong pin mặt trời.

Vấn đề kỹ thuật trước đây là việc điều chỉnh mật độ nanorod thường kéo theo sự thay đổi đồng thời về chiều cao và đường kính, gây ảnh hưởng đến hiệu suất thiết bị. Để khắc phục điều này, nhóm nghiên cứu đã mở rộng giai đoạn thủy phân trong quá trình tạo màng tiền chất. Việc kéo dài giai đoạn này giúp hình thành các chuỗi gel dài hơn, tạo ra các hạt anatase nhỏ hơn. Khi màng anatase được xử lý thủy nhiệt, các hạt này chuyển hóa tại chỗ thành rutile – là hạt mầm cho quá trình phát triển nanorod.

Bằng cách này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra các màng TiO₂ với đường kính và chiều cao nanorod không đổi, trong khi vẫn kiểm soát được mật độ phân bố. Khi tích hợp các màng này vào pin mặt trời CuInS₂ (được xử lý ở nhiệt độ thấp), hiệu suất chuyển đổi năng lượng thu được lên đến 10,44%.

Để giải thích cơ chế hoạt động, nhóm tác giả đưa ra mô hình “mật độ thể tích - bề mặt” (Volume-Surface-Density model), phân tích mối liên hệ giữa mật độ nanorod và khả năng hấp thụ ánh sáng, tách dòng điện và thu hồi hạt tải. Mô hình này cho thấy việc điều chỉnh khoảng cách giữa các cột nano không chỉ ảnh hưởng đến quang học mà còn giúp giảm thất thoát năng lượng, tăng khả năng thu nhận điện tích, từ đó nâng cao hiệu suất tổng thể của thiết bị.

Ngoài việc ứng dụng trong pin mặt trời, kỹ thuật này cũng mở ra triển vọng trong lĩnh vực quang điện tử và xúc tác, nơi mà cấu trúc nano đóng vai trò quyết định hiệu suất hoạt động. Nhờ kiểm soát được quá trình hình thành cấu trúc ở mức vi mô, phương pháp mới góp phần quan trọng vào việc phát triển các vật liệu có tính năng cao mà không cần các công nghệ chế tạo đắt đỏ hay phức tạp.

Nghiên cứu này không chỉ cung cấp giải pháp cải tiến pin mặt trời mà còn đưa ra một hệ thống hoàn chỉnh liên kết giữa điều kiện chế tạo, tiến trình hình thành cấu trúc vi mô và tối ưu hóa hiệu suất thiết bị, một đóng góp đáng kể cho công nghệ năng lượng sạch trong tương lai.

Trung Quốc cảnh báo mối đe dọa từ robot hình người

Tờ PLA Daily lo ngại robot hình người có thể phạm tội ngoài ý muốn, đồng thời kêu gọi nghiên cứu đạo đức và pháp lý trước khi công nghệ này được dùng trong chiến tranh tương lai.

bot-1.png
PLA Daily cảnh báo robot hình người có thể gây hại, thậm chí đe dọa mạng sống con người trong bối cảnh quân sự hóa ngày càng tăng.
bao-2.png
Tờ báo kêu gọi khẩn cấp xây dựng khung đạo đức và pháp lý cho robot quân sự để tránh những tai nạn đáng tiếc.

Pin ôtô điện cũ tái sử dụng, giải quyết nhu cầu năng lượng

Khi những chiếc ôtô điện hết tuổi thọ, pin của chúng sẽ được tái sử dụng trong các hệ thống lưu trữ năng lượng, giúp ổn định lưới điện và bảo vệ môi trường.

Video: Tái chế pin xe điện - thách thức lớn cần phải giải quyết.

Ngay cả khi bị loại bỏ, nhiều loại pin xe điện vẫn giữ lại hơn 50% khả năng tích trữ năng lượng so với ban đầu. Thay vì bị vứt bỏ hoặc tái chế sớm, những pin này đang ngày càng được chuyển hướng để tái sử dụng trong các hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS). Thực tế này không chỉ giúp giải quyết vấn đề quản lý nhu cầu điện, mà còn đảm bảo độ tin cậy cho lưới điện trong bối cảnh xã hội ngày càng phụ thuộc vào các công nghệ kỹ thuật số.

Trung Quốc dựng 10.000 tháp điện giữa “biển chết” Tân Cương

Trung Quốc hoàn tất siêu dự án năng lượng dài hơn 4.000 km ở Tân Cương, với 10.000 tháp điện vắt qua sa mạc, đồi núi, đầm lầy và cả "biển chết".

bien-1.png
Sau 15 năm thi công, Trung Quốc đã hoàn thành lưới điện siêu cao thế dài hơn 4.197 km bao quanh bồn địa Tarim ở Tân Cương.
bien-2.png
Công trình đi xuyên qua vùng “biển chết” Taklamakan - một trong những sa mạc khắc nghiệt và khó tiếp cận nhất thế giới.