Tăng cường an ninh ở Lâm Tỳ Ni và các thánh tích

Gần một tuần sau cuộc tấn công khủng bố vào Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ, Chính quyền Nepal đã tăng cường an ninh khu Thánh tích Lâm Tỳ Ni.

Một cuộc họp khẩn cấp của Hiệp hội Phát triển Lâm Tỳ Ni được tổ chức vào thứ Năm, ngày 11/7, đã quyết định tăng cường an ninh cho các mục đích trước mắt và lâu dài tại Lâm Tỳ Ni, nơi đã được ghi vào danh sách các khu di sản thế giới của UNESCO.
Lâm Tỳ Ni trước đây chỉ có một vài cảnh sát bảo vệ, thì giờ đây được bảo vệ bởi một nhóm 30 cảnh sát bổ sung thêm, đặt dưới sự chỉ huy của một thanh tra cảnh sát.
Khu đền thờ hoàng hậu Ma-da.
Khu đền thờ hoàng hậu Ma-da.
Cảnh sát cho biết, lực lượng cảnh sát có vũ trang đã được huy động trong khu thánh tích để ngăn chặn bất kỳ sự cố không hay nào xảy ra.
Việc bố trí an ninh đặc biệt đã được triển khai trong ngôi đền. Trong khi đó, ở một số khu vực xung quanh khuôn viên và các trạm kiểm soát đã được huy động thêm nhân viên an ninh mặc thường phục để tuần tra, kiểm soát.
Bên cạnh Lâm Tỳ Ni, thành Ca Tỳ La Vệ, Ramgram và những nơi khác có liên quan đến Phật giáo cũng đã được đặt dưới sự giám sát an ninh cao. Mỗi khách hành hương đều được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi được phép vào đền thờ.

Những kẻ đánh bom nhắm vào tượng Đại Phật ở Bodh Gaya

 Quả bom đã được đặt ngay phần trên bệ của pho tượng.

Theo nguồn tin từ cảnh sát Ấn Độ, những kẻ gây ra vụ nổ hàng loạt tại Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng vào sáng sớm ngày 7-7 vừa qua cũng đã đặt một quả bom tại pho tượng Đức Phật Thích Ca vĩ đại được tạc bằng đá cao 24 mét tại Bodh Gaya, nhưng quả bom không nổ và sau đó đã được các chuyên gia tháo gỡ an toàn. Quả bom đã được đặt ngay phần trên bệ của pho tượng.
Toàn cảnh tượng Đại Phật ở Bodh Gaya.
Toàn cảnh tượng Đại Phật ở Bodh Gaya. 

Pho tượng Đại Phật này được tôn tạo dưới sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản vào năm 1981. Trong khuôn viên của tượng Đại Phật, bên cạnh pho tượng Đức Phật Thích Ca còn có tượng 10 vị Đại đệ tử của Đức Phật. Đây cũng là một điểm đến quan trọng của khách hành hương mỗi khi tới Bodh Gaya.

Hiện tại, chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm về vụ đánh bom, nhưng cảnh sát Ấn Độ cho rằng, vụ đánh bom này là hình thức trả thù việc cộng đồng Phật giáo chống lại những người Hồi giáo ở Myanmar.

Chùa Một Cột chống dột tới đâu?

“Bây giờ tượng Phật không mặc áo mưa nữa, nhưng thi thoảng vẫn đội nón”, sư Thích Tâm Kiên khẳng định.

Vẫn đội nón

Ấn Độ: Đại tháp Giác Ngộ bị đánh bom khủng bố

"Đây là vụ tấn công khủng bố", Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ, ông Anil Goswami khẳng định với hãng thông tấn PTI sau khi thông tin về vụ việc được báo cáo lên cơ quan này để điều tra. Tuy nhiên, theo ông Bộ trưởng, hiện vẫn chưa có nhóm nào tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ khủng bố này và vụ việc vẫn đang được điều tra. Ảnh: Một góc Đại tháp sau khi bị đặt bom khủng bố.
 "Đây là vụ tấn công khủng bố", Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ, ông Anil Goswami khẳng định với hãng thông tấn PTI sau khi thông tin về vụ việc được báo cáo lên cơ quan này để điều tra. Tuy nhiên, theo ông Bộ trưởng, hiện vẫn chưa có nhóm nào tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ khủng bố này và vụ việc vẫn đang được điều tra. Ảnh: Một góc Đại tháp sau khi bị đặt bom khủng bố.
Bộ trưởng Anil Goswami cho biết có 4 vụ nổ bên trong và 4 vụ nổ bên ngoài khuôn viên Đại tháp Giác Ngộ. Cục Điều tra Quốc gia và Lực lượng Bảo vệ An ninh Quốc gia bao gồm các chuyên gia về chất nổ đã được cử tới hiện trường để giúp cảnh sát thu thập chứng cứ và hỗ trợ điều tra sau vụ khủng bố này. Ảnh: Ông Anil Goswami, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính phủ Ấn Độ trả lời báo giới.
 Bộ trưởng Anil Goswami cho biết có 4 vụ nổ bên trong và 4 vụ nổ bên ngoài khuôn viên Đại tháp Giác Ngộ. Cục Điều tra Quốc gia và Lực lượng Bảo vệ An ninh Quốc gia bao gồm các chuyên gia về chất nổ đã được cử tới hiện trường để giúp cảnh sát thu thập chứng cứ và hỗ trợ điều tra sau vụ khủng bố này. Ảnh: Ông Anil Goswami, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính phủ Ấn Độ trả lời báo giới.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết ít nhất có 5 người bị thương, trong đó có hai nhà sư và hai du khách đến từ Tây Tạng, nhưng ngôi Đại tháp và cây bồ đề thiêng không bị hư hại Theo báo chí Ấn Độ, từ lâu Đại tháp Giác Ngộ nằm trong danh sách mục tiêu tấn công của các nhóm khủng bố Hồi giáo. Tuần trước, nhà chức trách Ấn Độ cũng đã cảnh báo nguy cơ tấn công khủng bố tại đây. Ảnh: Một vị sư bị thương do bom nổ.
 Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết ít nhất có 5 người bị thương, trong đó có hai nhà sư và hai du khách đến từ Tây Tạng, nhưng ngôi Đại tháp và cây bồ đề thiêng không bị hư hại Theo báo chí Ấn Độ, từ lâu Đại tháp Giác Ngộ nằm trong danh sách mục tiêu tấn công của các nhóm khủng bố Hồi giáo. Tuần trước, nhà chức trách Ấn Độ cũng đã cảnh báo nguy cơ tấn công khủng bố tại đây. Ảnh: Một vị sư bị thương do bom nổ.
Hiện trường một số điểm trong khuôn viên Đại tháp Giác Ngộ sau khi bị đặt bom khủng bố.
 Hiện trường một số điểm trong khuôn viên Đại tháp Giác Ngộ sau khi bị đặt bom khủng bố.
 
Đại tháp Mahabodhi là nơi Đức Phật Thích Ca đã giác ngộ dưới bóng cây bồ đề sau 49 ngày thiền định. Sau hơn 2.500 năm, cây bồ đề của Phật tổ vẫn xanh tươi và tỏa bóng mát.
 Đại tháp Mahabodhi là nơi Đức Phật Thích Ca đã giác ngộ dưới bóng cây bồ đề sau 49 ngày thiền định. Sau hơn 2.500 năm, cây bồ đề của Phật tổ vẫn xanh tươi và tỏa bóng mát. 
Đại tháp Mahabodhi, cách thành phố thủ phủ bang Bihar là Patna khoảng 110km, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2002. Mỗi năm có hàng triệu phật tử khắp thế giới hành hương chiêm bái Đại tháp Mahabodhi.
 Đại tháp Mahabodhi, cách thành phố thủ phủ bang Bihar là Patna khoảng 110km, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2002. Mỗi năm có hàng triệu phật tử khắp thế giới hành hương chiêm bái Đại tháp Mahabodhi.