Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Tận mục ngôi nhà cổ truyền thống đẹp bậc nhất Việt Nam

27/11/2015 06:00

(Kiến Thức) - Để xây dựng nhà cổ Tây Giai, họ Phạm đã cho mời những thợ giỏi nhất của tỉnh Nam Hà cũ và thợ làng mộc Đạt Tài về thi công...

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Nằm cách Thành nhà Hồ chỉ vài trăm mét về phía Tây, nhà cổ Tây Giai được coi là ngôi nhà cổ đẹp và nổi tiếng nhất Thanh Hóa.
Nằm cách Thành nhà Hồ chỉ vài trăm mét về phía Tây, nhà cổ Tây Giai được coi là ngôi nhà cổ đẹp và nổi tiếng nhất Thanh Hóa.
Ngôi nhà cổ này được dòng họ Phạm trong làng xây dựng từ năm 1810, ngày nay thuộc quyền sở hữu của ông Phạm Ngọc Tùng, đời thứ 7 trong dòng họ.
Ngôi nhà cổ này được dòng họ Phạm trong làng xây dựng từ năm 1810, ngày nay thuộc quyền sở hữu của ông Phạm Ngọc Tùng, đời thứ 7 trong dòng họ.
Theo lời kể của ông Tùng, khi xây dựng ngôi nhà này, cụ Tổ ông làm chức quan hàng Bát phẩm của triều đình nhà Nguyễn đã cho mời những thợ giỏi nhất của tỉnh Nam Hà cũ và thợ làng mộc Đạt Tài (Thanh Hóa) về làm ngôi nhà này.
Theo lời kể của ông Tùng, khi xây dựng ngôi nhà này, cụ Tổ ông làm chức quan hàng Bát phẩm của triều đình nhà Nguyễn đã cho mời những thợ giỏi nhất của tỉnh Nam Hà cũ và thợ làng mộc Đạt Tài (Thanh Hóa) về làm ngôi nhà này.
Công trình được khởi công từ cuối năm 1810 và đưa vào sử dụng đầu năm 1811, với kích thước rộng 9,8m, dài 21,5m, cao 5m, gồm 7 gian (3 gian chính ở giữa làm nơi thờ tự và sinh hoạt chung, 4 gian phụ nằm ở hai bên chia thành các phòng có chức năng khác nhau).
Công trình được khởi công từ cuối năm 1810 và đưa vào sử dụng đầu năm 1811, với kích thước rộng 9,8m, dài 21,5m, cao 5m, gồm 7 gian (3 gian chính ở giữa làm nơi thờ tự và sinh hoạt chung, 4 gian phụ nằm ở hai bên chia thành các phòng có chức năng khác nhau).
Hầu hết khung nhà, cột, chèo, cửa… đều được làm bằng những loại gỗ quý, trong đó gỗ xoan được sử dụng nhiều nhất bởi có đặc tính nhẹ, ít mối mọt. Mỗi họa tiết hoa văn, hình điêu khắc trên các vì kèo đều có ý nghĩa riêng của nó và không trùng lặp mà luôn đối hướng, đối xứng.
Hầu hết khung nhà, cột, chèo, cửa… đều được làm bằng những loại gỗ quý, trong đó gỗ xoan được sử dụng nhiều nhất bởi có đặc tính nhẹ, ít mối mọt. Mỗi họa tiết hoa văn, hình điêu khắc trên các vì kèo đều có ý nghĩa riêng của nó và không trùng lặp mà luôn đối hướng, đối xứng.
Nhà có 3 cửa chính với 12 cánh, có tác dụng điều hòa bằng cách mở rộng để lấy gió mát và ánh sáng hay đóng kín để giữ ấm mùa đông. Qua 2 thế kỷ, các cánh cửa vẫn rất chắc chắn.
Nhà có 3 cửa chính với 12 cánh, có tác dụng điều hòa bằng cách mở rộng để lấy gió mát và ánh sáng hay đóng kín để giữ ấm mùa đông. Qua 2 thế kỷ, các cánh cửa vẫn rất chắc chắn.
Cột nhà được làm bằng những loại gỗ quý, chịu lực như gỗ táu, sến, lát… Chân cột đặt trên đế bằng đá tảng mang dấu tích nhà từ đường của người Việt ở nông thôn.
Cột nhà được làm bằng những loại gỗ quý, chịu lực như gỗ táu, sến, lát… Chân cột đặt trên đế bằng đá tảng mang dấu tích nhà từ đường của người Việt ở nông thôn.
Vì là nhà từ đường (nhà thờ họ) nên nhà cổ Tây Giai có nhiều đồ thờ cổ hình long, ly, quy, phượng chạm khắc cầu kỳ và các bức hoành phi, câu đối cổ vẫn còn nguyên vẹn. Đặc biệt, ngôi nhà có 8 bức câu đối viết bằng chữ Hán Nôm có in ấn tín của nhà vua.
Vì là nhà từ đường (nhà thờ họ) nên nhà cổ Tây Giai có nhiều đồ thờ cổ hình long, ly, quy, phượng chạm khắc cầu kỳ và các bức hoành phi, câu đối cổ vẫn còn nguyên vẹn. Đặc biệt, ngôi nhà có 8 bức câu đối viết bằng chữ Hán Nôm có in ấn tín của nhà vua.
Hoa văn trang trí trên các kết cấu gỗ của ngôi nhà rất tinh xảo, chủ đề gồm tứ linh là long, ly, quy, phượng và tứ quý gồm tùng, trúc, cúc, mai. Trong nghệ thuật kiến trúc dân gian điều này hàm ý sự hòa hợp giữa đất, trời, sự trường thọ bền vững, cao sang và an lạc.
Hoa văn trang trí trên các kết cấu gỗ của ngôi nhà rất tinh xảo, chủ đề gồm tứ linh là long, ly, quy, phượng và tứ quý gồm tùng, trúc, cúc, mai. Trong nghệ thuật kiến trúc dân gian điều này hàm ý sự hòa hợp giữa đất, trời, sự trường thọ bền vững, cao sang và an lạc.
Các chi tiết trong nhà được liên kết bằng mộng, mẹo, không sử dụng một chiếc đinh nào.
Các chi tiết trong nhà được liên kết bằng mộng, mẹo, không sử dụng một chiếc đinh nào.
Khi gặp biến cố, có thể dỡ bỏ phần khung và sau đó lại phục dựng như cũ.
Khi gặp biến cố, có thể dỡ bỏ phần khung và sau đó lại phục dựng như cũ.
Năm 2002, trong chương trình "Bảo tồn nhà ở dân gian truyền thống ở Việt Nam", hợp tác giữa Bộ Văn Hóa - Thông tin Việt Nam và Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA), nhà cổ của ông Tùng đã được chọn trùng tu định kỳ.
Năm 2002, trong chương trình "Bảo tồn nhà ở dân gian truyền thống ở Việt Nam", hợp tác giữa Bộ Văn Hóa - Thông tin Việt Nam và Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA), nhà cổ của ông Tùng đã được chọn trùng tu định kỳ.
Đến nay, ngôi nhà trải qua một lần trùng tu duy nhất và sau đó được Tổ chức UNESCO công nhận là một trong mười ngôi nhà cổ dân gian truyền thống đẹp nhất Việt Nam.
Đến nay, ngôi nhà trải qua một lần trùng tu duy nhất và sau đó được Tổ chức UNESCO công nhận là một trong mười ngôi nhà cổ dân gian truyền thống đẹp nhất Việt Nam.

Bạn có thể quan tâm

Chiến dịch bi tráng của vị vua Việt duy nhất tử trận

Chiến dịch bi tráng của vị vua Việt duy nhất tử trận

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Cây cảnh hoa nở bốn mùa, hút tài lộc, may mắn vào nhà

Cây cảnh hoa nở bốn mùa, hút tài lộc, may mắn vào nhà

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

 Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

Đế chế ma túy thâu tóm thế giới không cần nổ súng

Đế chế ma túy thâu tóm thế giới không cần nổ súng

Vị vua duy nhất sử Việt thoái vị giữa đỉnh cao vinh quang

Vị vua duy nhất sử Việt thoái vị giữa đỉnh cao vinh quang

TP Huế có thêm 2 di sản phi vật thể quốc gia

TP Huế có thêm 2 di sản phi vật thể quốc gia

Top tin bài hot nhất

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

06/07/2025 12:50
"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

06/07/2025 12:25
Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

07/07/2025 06:42
Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

07/07/2025 07:12
Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

06/07/2025 19:08

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status