Tận mắt uy lực hải pháo AK-100 trên chiến hạm Nga

(Kiến Thức) - Hệ thống pháo hải quân AK-100 được thiết kế trang bị cho các tàu khu trục, hộ vệ Hải quân Nga giúp chống mục tiêu mặt nước, trên không (gồm cả tên lửa).

Clip pháo AK-100 trên đại chiến hạm chống ngầm Udaloy khai hỏa:

Pháo hải quân AK-100 do nhà máy Arsenal thiết kế từ năm 1967-1973 trang bị cho các chiến hạm cỡ lớn của Hải quân Liên Xô (Nga) như: tàu khu trục chống ngầm Project 1155 Fregat (NATO định danh là Udaloy); tuần dương hạm hạt nhân Project 1144 Orlan (NATO định danh là Kirov); tàu hộ vệ tên lửa Project 1154 Yastreb (NATO định danh là Neustrashimy) và tàu hộ vệ Project 1135.1 Nerei (NATO định danh là Krivak III).
Hải pháo AK-100 khai hỏa trên tàu khu trục lớp Udaloy.
 Hải pháo AK-100 khai hỏa trên tàu khu trục lớp Udaloy.
Hệ thống pháo AK-100 được trang bị nòng pháo cỡ 100mm A-214 kết hợp hệ thống nạp đạn tự động cho tốc độ bắn khá cao 50-60 phát/phút (cơ số đạn 174 viên).
Nó có thể tấn công mục tiêu mặt nước và bờ biển ở cự ly đến 21km dùng đạn nổ phá mảnh A3-UOF-58; hạ mục tiêu trên không ở tầm bắn hiệu quả 10km với đạn A3-UZS-58 và mục tiêu tên lửa hành trình ở cự ly 5km với đạn A3-UZS-58R.

Mỹ đánh giá sai lầm sức mạnh quân đội Trung Quốc?

(Kiến Thức) - "Chúng ta đang đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Trung Quốc", đó là nhận định của nhà phân tích Brian Weeden.

Trong tháng 3/2014, Brian Weeden - một cựu chuyên gia phân tích không gian của Không quân Mỹ đã công bố một báo cáo chứng minh rằng quân đội Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu loại vũ khí có khả năng tiêu diệt các vệ tinh trong quỹ đạo địa tĩnh (quỹ đạo cách trái đất khoảng 35.786km).

Báo cáo cho biết chi tiết làm thế nào Trung Quốc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh di động vào tháng 5/2013. Hệ thống vũ khí chống vệ tinh này có khả năng nhắm mục tiêu là các vệ tinh trong quỹ đạo trung bình hoặc quỹ đạo địa tĩnh. Khả năng mới bổ sung cho kho vũ khí chống vệ tinh động năng và không động năng của Trung Quốc. Nó báo hiệu các vệ tinh của Mỹ dễ dàng bị phá hủy trong chiến đấu.

Đột nhập nơi chế tạo “xe tăng bay” cho Không quân Nga

(Kiến Thức) - Cùng xem một số hình ảnh qui trình lắp ráp máy bay cường kích siêu thanh thế hệ mới Su-34 được mệnh danh là “xe tăng bay”.

Mới đây, phóng viên hãng thông tấn Itar-Tass (Nga) đã có cơ hội quan sát quá trình lắp ráp sản xuất máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 Nga tại nhà máy Chkalov Novosibirsk. Năm ngoái, nhà máy này đã sản xuất 14 chiếc Su-34 và dự kiến năm nay sẽ đạt được 18 chiếc.
 Mới đây, phóng viên hãng thông tấn Itar-Tass (Nga) đã có cơ hội quan sát quá trình lắp ráp sản xuất máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 Nga tại nhà máy Chkalov Novosibirsk. Năm ngoái, nhà máy này đã sản xuất 14 chiếc Su-34 và dự kiến năm nay sẽ đạt được 18 chiếc.