Tàn dư ma quái của một sao chết được tiết lộ

(Kiến Thức) - Những vệt khí tràn đầy năng lượng màu đỏ còn sót lại thoát ra từ một nhánh vụ nổ ngôi sao cổ vừa được phát hiện bởi Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA.

Tàn dư siêu tân tinh này được gọi là HBH3, kéo dài khoảng 150 năm ánh sáng. Nó cũng là tàn dư ngôi sao nổ lâu đời nhất, cách đây từ 80.000 đến 1 triệu năm trước, các quan chức NASA cho biết trong một tuyên bố.
"Các nhánh của vật liệu phát sáng trong tàn dư này có thể một phần đã bị dập tắt bởi sóng xung kích do siêu tân tinh tạo ra", các quan chức NASA cho biết. Nhưng một phần năng lượng sau vụ nổ đã tiếp thêm sinh lực cho các phân tử vật liệu này và khiến chúng phát ra ánh sáng hồng ngoại mãi cho tới bây giờ".
Tan du ma quai cua mot sao chet duoc tiet lo
Nguồn ảnh: phys. 
Cùng với tàn dư siêu tân tinh, hình ảnh cho thấy các phần của một số đám mây trắng mờ được gọi là W3, W4 và W5 . Những vùng này tạo thành một đám mây phân tử lớn trong chòm sao Cassiopeia.
Để chụp được hình ảnh này của HBH 3 và các đám mây xung quanh, các nhà nghiên cứu đã phân tích ánh xạ dữ liệu từ Kính viễn vọng Không gian Spitzer bằng cách gán màu cho hai loại ánh sáng hồng ngoại phát ra trong khu vực.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ

Ánh sáng hồng ngoại với bước sóng 3,6 micron được hiển thị bằng màu xanh dương, trong khi ánh sáng hồng ngoại năng lượng thấp hơn với bước sóng 4,5 micron được hiển thị bằng màu đỏ.
Những đám mây của W3, W4 và W5 xuất hiện màu trắng vì chúng phát ra cả hai bước sóng ánh sáng này, nhưng tàn dư siêu tân tinh có màu đỏ vì nó chỉ phát ra ánh sáng hồng ngoại 4,5 micron.

Chân dung gia đình sao lạ dưới công nghệ tia X

(Kiến Thức) - Bằng cách nghiên cứu các cụm sao trẻ, quan sát các gia đình sao bằng công nghệ, các nhà thiên văn hy vọng hiểu được thêm về cách các ngôi sao bao gồm Mặt trời của chúng ta được sinh ra. 

NGC 6231, nằm cách Trái đất khoảng 5,200 năm ánh sáng, là một thử nghiệm lý tưởng để nghiên cứu một cụm sao trẻ, ở giai đoạn quan trọng trong sự tiến hóa của nó.

Cách quan sát những ngôi sao đầu tiên sau vụ nổ vũ trụ

(Kiến Thức) - Bằng cách sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA, các phi hành gia có cơ hội để quan sát trực tiếp ánh sáng từ một trong những ngôi sao đầu tiên được sinh ra sau vụ nổ vũ trụ lớn cách gần 14 tỷ năm trước.

Các mô hình hiện tại cho thấy thế hệ sao đầu tiên có niên đại từ 200 đến 400 triệu năm tuổi sau vụ nổ lớn. Những ngôi sao đầu tiên như vậy có quãng đời ngắn, nhanh tiêu thụ nhiên liệu hạt nhân của chúng trước khi nổ tung và từ đó cung cấp nhiều hạt giống vũ trụ bao gồm các nguyên tố nặng.

Phát hiện ánh sáng từ các thiên hà đầu tiên nằm trong tầm với của James Webb, dự kiến ra mắt vào năm 2020, cho thấy kính này có thể phát hiện các ngôi sao riêng lẻ trên một khoảng không gian và thời gian rộng lớn nhất định ngay từ sâu thẳm.