
Cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan mấy ngày qua là một điều hết sức “lạ lùng” vì những “diễn biến bất thường” của nó. Trước tiên là thông tin mới nhất, vào lúc 20.00 ngày 10/5, diễn biến mới nhất trên mặt trận Ấn Độ-Pakistan là cả hai bên đã nhất trí ngừng bắn ngay lập tức.

Liên quan đến vấn đề này, vào khoảng 10 giờ sáng ngày 10/5, tờ Qin'an Strategic đã đưa ra dự đoán rõ ràng: xung đột Ấn Độ-Pakistan sẽ sớm kết thúc. Sau khi Pakistan tuyến bố bắn hạ 5 máy bay chiến đấu. Có thể đây là lý do kết thúc xung đột.

Dưới sự trung gian hòa giải của một quốc gia thứ ba, xung đột Ấn Độ-Pakistan sẽ kết thúc. Ấn Độ ngay lập tức tuyên bố chiến thắng. Tất nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Trong trận không chiến ngày 7/5, phía Pakistan tuyên bố bắn hạ 5 máy bay chiến đấu và một UAV của Ấn Độ, điều này gây chấn động thế giới. Ngày 8/5, 77 UAV của Ấn Độ đã bị bắn hạ. Vào ngày 9/5, Không quân Ấn Độ tuyên bố rằng Pakistan đã sử dụng ít nhất 300 đến 400 UAV tấn công Ấn Độ vào sáng sớm ngày hôm đó.

Vào ngày 10/5, Pakistan chính thức tuyên bố phát động chiến dịch mang mật danh "Bức tường sắt" tấn công Ấn Độ và bắt đầu tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu gần thủ đô Ấn Độ.

Cùng lúc đó, Pakistan tuyên bố đã làm tê liệt 70% lưới điện của Ấn Độ, đây là cuộc tấn công mạng lớn nhất, làm ảnh hưởng đến dân số lớn nhất trong lịch sử thế giới. Đây cũng là điều mà giới quan sát không thể ngờ về năng lực tác chiến mạng của Pakistan lại mạnh đến vậy, khi Ấn Độ là cường quốc công nghệ thông tin.

Các cuộc tấn công bằng UAV và mạng đánh dấu giai đoạn thứ hai của cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan, với việc Pakistan tuyên bố tiếp tục giành chiến thắng. Sau đó dưới sự trung gian hòa giải của Tổng thống Mỹ Donal Trump, Ấn Độ và Pakistan đã đồng ý thực hiện "ngừng bắn hoàn toàn và ngay lập tức" sau một đêm đàm phán.

Điều nhận thấy cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan lần này, mở màn bằng cuộc tấn công của máy bay chiến đấu, tiếp sau là các phương tiện không người lái và chiến tranh mạng. Nói cách khác, sau khi máy bay chiến đấu bị bắn hạ, quân đội Ấn Độ đã không điều thêm máy bay chiến đấu. Thay vào đó, họ đã chọn tấn công bằng UAV và tấn công mạng.

Điều bất ngờ là các cuộc tấn công mạng của Pakistan lại mạnh đến vậy, nhưng phản ứng của Ấn Độ là “yếu ớt”. Nếu các cuộc phản công bằng UAV có thể thay thế máy bay chiến đấu, thì các cuộc tấn công mạng lại hoàn toàn khác với không chiến, đó là mặt trận không tiếng súng, nhưng độ “sát thương” không hề nhỏ.

Như chúng ta đã biết, Ấn Độ là quốc gia có số lượng nhân tài phần mềm lớn nhất và chiếm vị trí quan trọng trên thế giới. Lần này, 70% lưới điện đã bị tê liệt do cuộc tấn công mạng của Pakistan, điều này không kém phần bất ngờ so với việc 5 máy bay chiến đấu bị bắn hạ. Trên thực tế, cả Ấn Độ cũng xảy ra tình trạng hoảng loạn và người dân đã tích trữ hàng hóa.

Câu hỏi đặt ra là quân đội Ấn Độ đã chiến đấu như thế nào? Có phải điều Ấn Độ muốn làm nhất hiện nay là tìm ra lối thoát và nhanh chóng chấm dứt xung đột với tư cách là bên chiến thắng. Trên thực tế, lần xung đột gần đây nhất, Ấn Độ tuyên bố mình chiến thắng và cuộc xung đột kết thúc, sau khi Pakistan thả một phi công Ấn Độ bị bắt.

Tuy nhiên, các cuộc tấn công bằng UAV và các cuộc tấn công mạng, không có tính chất quyết định cho một chiến thắng. Do đó, Ấn Độ đã tiếp tục điều thêm máy bay chiến đấu vào ngày 10/5 tham chiến; do vậy giới phân tích cho rằng, xung đột Ấn Độ-Pakistan sẽ sớm kết thúc.

Một lý do khác khiến Ấn Độ sẵn sàng ngừng bắn khẩn cấp là vì cuộc tấn công bất ngờ của hải quân vào Pakistan. Mặc dù có vẻ như tàu sân bay Ấn Độ đang tiếp cận Pakistan, nhưng nếu Pakistan không kiềm chế, thế giới sẽ sớm biết cảnh tượng một tàu sân bay bị đánh chìm trông như thế nào, khi Pakistan có thể phóng hơn một trăm tên lửa chống hạm chỉ trong một loạt đạn và tàu sân bay của Ấn Độ sẽ không thể tìm thấy.

Xung đột Ấn Độ-Pakistan bùng phát từ hôm 7/5, khi Ấn Độ không kích nhiều địa điểm bên trong lãnh thổ Pakistan, mà New Delhi gọi là "trại khủng bố", nhằm trả đũa vụ tấn công khiến nhiều du khách theo đạo Hindu thiệt mạng ở vùng Kashmir, do Ấn Độ kiểm soát hồi tháng trước.

Pakistan phủ nhận mọi liên quan đến vụ việc, song từ đó đến nay, hai bên liên tục pháo kích qua biên giới, đồng thời sử dụng UAV và tên lửa, tấn công vào lảnh thổ của nhau, khiến khoảng 50 người thiệt mạng. Người dân ở các khu vực biên giới hai nước đã sơ tán hàng loạt, đổ xô đi mua nhu yếu phẩm, trong khi nhiều thành phố rơi vào tình trạng mất điện, còi báo động vang lên.

Theo truyền thông quốc tế, quân đội Ấn Độ đã sử dụng UAV do Israel sản xuất, trong khi Pakistan dựa vào công nghệ của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến lãnh thổ hai bên, trở thành nơi phô diễn vũ khí hiện đại. Việc sử dụng UAV tràn lan khiến các hoạt động quân sự trở nên khó lường hơn, gây ra sự tàn phá đáng kể và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Thông tin cập nhật cho biết, Ngoại trưởng Pakistan Ishaq Dar khẳng định, nước này và Ấn Độ đã đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn "với hiệu lực ngay lập tức", xác nhận thông báo trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên nền tảng Truth Social. (nguồn ảnh UPI, Al Jazeera, TASS).