Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Tại sao Iran lại có những chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ?

11/02/2025 20:15

Vào giữa thập niên 1970, khi Chiến tranh Lạnh đang ở đỉnh cao, Iran đã sở hữu một trong những máy bay chiến đấu hiện đại nhất thời bấy giờ, đó là F-14 Tomcat do Mỹ vừa phát triển và sản xuất.

Tiến Minh
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Vào giữa thập niên 1970, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh đang ở đỉnh cao và sự thay đổi liên minh ở Trung Đông, Cộng hòa Hồi giáo Iran - lúc đó là đồng minh chủ chốt của Mỹ, dưới sự cai trị của Shah Mohammad Reza Pahlavi - đã sở hữu một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thời bấy giờ, đó là F-14 Tomcat.
Vào giữa thập niên 1970, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh đang ở đỉnh cao và sự thay đổi liên minh ở Trung Đông, Cộng hòa Hồi giáo Iran - lúc đó là đồng minh chủ chốt của Mỹ, dưới sự cai trị của Shah Mohammad Reza Pahlavi - đã sở hữu một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thời bấy giờ, đó là F-14 Tomcat.
Quay lại bối cảnh Iran vào đầu những năm 1970, khi đó Iran đang nhanh chóng hiện đại hóa quân đội và được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn mạnh mẽ, nhằm tìm cách biến Iran thành “cảnh sát khu vực”, có khả năng thể hiện ảnh hưởng và ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng, bao gồm cả Liên Xô, quốc gia có chung đường biên giới dài với Iran.
Quay lại bối cảnh Iran vào đầu những năm 1970, khi đó Iran đang nhanh chóng hiện đại hóa quân đội và được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn mạnh mẽ, nhằm tìm cách biến Iran thành “cảnh sát khu vực”, có khả năng thể hiện ảnh hưởng và ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng, bao gồm cả Liên Xô, quốc gia có chung đường biên giới dài với Iran.
Vịnh Ba Tư, với các tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng, là khu vực có rủi ro cao, nơi Tehran muốn duy trì sự thống trị. Để đạt được những tham vọng này, vua Shah đã quyết tâm mua sắm những tiên tiến nhất hiện có, bao gồm nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại.
Vịnh Ba Tư, với các tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng, là khu vực có rủi ro cao, nơi Tehran muốn duy trì sự thống trị. Để đạt được những tham vọng này, vua Shah đã quyết tâm mua sắm những tiên tiến nhất hiện có, bao gồm nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại.
Đến năm 1973, Không quân Iran (Không quân vương quốc Iran hay IIAF), đã được biên chế máy bay chiến đấu F-4 Phantom II và F-5 Tiger do Mỹ chế tạo. Nhưng các mối đe dọa trên không đang phát triển nhanh chóng, đòi hỏi Tehran tìm loại vũ khí có khả năng hơn.
Đến năm 1973, Không quân Iran (Không quân vương quốc Iran hay IIAF), đã được biên chế máy bay chiến đấu F-4 Phantom II và F-5 Tiger do Mỹ chế tạo. Nhưng các mối đe dọa trên không đang phát triển nhanh chóng, đòi hỏi Tehran tìm loại vũ khí có khả năng hơn.
Vào thời điểm này, Mỹ vừa cho ra mắt hai loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 đầu tiên là F-15 Eagle và F-14 Tomcat. Cả hai đều đại diện cho công nghệ tiên tiến, nhưng chúng được thiết kế với những ưu tiên khác nhau.
Vào thời điểm này, Mỹ vừa cho ra mắt hai loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 đầu tiên là F-15 Eagle và F-14 Tomcat. Cả hai đều đại diện cho công nghệ tiên tiến, nhưng chúng được thiết kế với những ưu tiên khác nhau.
Máy bay chiến đấu F-15 chủ yếu làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, được tối ưu hóa cho các cuộc không chiến tầm gần; trong khi F-14, được phát triển cho Hải quân Mỹ, nổi trội với vai trò là máy bay đánh chặn tầm xa với khả năng đa nhiệm độc đáo.
Máy bay chiến đấu F-15 chủ yếu làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, được tối ưu hóa cho các cuộc không chiến tầm gần; trong khi F-14, được phát triển cho Hải quân Mỹ, nổi trội với vai trò là máy bay đánh chặn tầm xa với khả năng đa nhiệm độc đáo.
Sau khi thuê tư vấn đánh giá cẩn thận, vua Shah đã chọn F-14 là chiến đấu cơ chủ lực của mình vào năm 1973. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định này, chủ yếu là do sự kết hợp giữa hệ thống radar AN/AWG-9 và tên lửa AIM-54 Phoenix của F-14.
Sau khi thuê tư vấn đánh giá cẩn thận, vua Shah đã chọn F-14 là chiến đấu cơ chủ lực của mình vào năm 1973. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định này, chủ yếu là do sự kết hợp giữa hệ thống radar AN/AWG-9 và tên lửa AIM-54 Phoenix của F-14.
Sự kết hợp này, giúp F-14A khả năng chưa từng có trong việc phát hiện và tấn công nhiều mục tiêu trên không, ở cự ly tới 180 km. Đối với một quốc gia như Iran, nơi cần một chiến đấu cơ mạnh để bảo vệ không phận và vùng biển rộng lớn, khả năng của F-14 là vô song.
Sự kết hợp này, giúp F-14A khả năng chưa từng có trong việc phát hiện và tấn công nhiều mục tiêu trên không, ở cự ly tới 180 km. Đối với một quốc gia như Iran, nơi cần một chiến đấu cơ mạnh để bảo vệ không phận và vùng biển rộng lớn, khả năng của F-14 là vô song.
Vào tháng 1 năm 1974, Iran đã ký một thỏa thuận mang tính đột phá để mua 30 chiếc F-14 Tomcat, với tùy chọn mở rộng đơn đặt hàng lên 79 máy bay. Thỏa thuận này không chỉ bao gồm máy bay, mà còn bao gồm cả đào tạo mở rộng, hỗ trợ bảo dưỡng và nguồn tên lửa AIM-54 Phoenix.
Vào tháng 1 năm 1974, Iran đã ký một thỏa thuận mang tính đột phá để mua 30 chiếc F-14 Tomcat, với tùy chọn mở rộng đơn đặt hàng lên 79 máy bay. Thỏa thuận này không chỉ bao gồm máy bay, mà còn bao gồm cả đào tạo mở rộng, hỗ trợ bảo dưỡng và nguồn tên lửa AIM-54 Phoenix.
Việc giao hàng bắt đầu vào năm 1976, và các phi công Iran được huấn luyện tại Mỹ để sử dụng những chiếc chiến đấu cơ hiện đại này. Việc trang bị F-14, ngay lập tức đưa lực lượng không quân Iran trở thành một thế lực trong khu vực, có khả năng ngăn chặn và tuần tra bầu trời bằng công nghệ tiên tiến.
Việc giao hàng bắt đầu vào năm 1976, và các phi công Iran được huấn luyện tại Mỹ để sử dụng những chiếc chiến đấu cơ hiện đại này. Việc trang bị F-14, ngay lập tức đưa lực lượng không quân Iran trở thành một thế lực trong khu vực, có khả năng ngăn chặn và tuần tra bầu trời bằng công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, chỉ vài năm sau khi Iran nhận chiến đấu cơ F-14A, với cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, thì phi đội F-14 của Iran phải đối mặt với thách thức sinh tồn đầu tiên. Việc lật đổ vua Shah và thành lập Cộng hòa Hồi giáo, đã dẫn đến sự xấu đi nghiêm trọng trong quan hệ Mỹ - Iran.
Tuy nhiên, chỉ vài năm sau khi Iran nhận chiến đấu cơ F-14A, với cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, thì phi đội F-14 của Iran phải đối mặt với thách thức sinh tồn đầu tiên. Việc lật đổ vua Shah và thành lập Cộng hòa Hồi giáo, đã dẫn đến sự xấu đi nghiêm trọng trong quan hệ Mỹ - Iran.
Sau cuộc khủng hoảng con tin tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt toàn diện, bao gồm lệnh cấm vận vũ khí nghiêm ngặt, cắt đứt nguồn cung cấp phụ tùng thay thế và hỗ trợ bảo dưỡng cho phần cứng quân sự do Mỹ sản xuất của Iran, bao gồm cả máy bay F-14.
Sau cuộc khủng hoảng con tin tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt toàn diện, bao gồm lệnh cấm vận vũ khí nghiêm ngặt, cắt đứt nguồn cung cấp phụ tùng thay thế và hỗ trợ bảo dưỡng cho phần cứng quân sự do Mỹ sản xuất của Iran, bao gồm cả máy bay F-14.
Nhiều nhà quan sát vào thời điểm đó tin rằng, lệnh cấm vận của Mỹ sẽ khiến phi đội này trở thành “đống sắt vụn” chỉ trong vòng vài năm, vì các hệ thống phức tạp của F-14, đòi hỏi phải bảo dưỡng tỉ mỉ của nhà sản xuất và tiếp cận các phụ tùng chuyên dụng.
Nhiều nhà quan sát vào thời điểm đó tin rằng, lệnh cấm vận của Mỹ sẽ khiến phi đội này trở thành “đống sắt vụn” chỉ trong vòng vài năm, vì các hệ thống phức tạp của F-14, đòi hỏi phải bảo dưỡng tỉ mỉ của nhà sản xuất và tiếp cận các phụ tùng chuyên dụng.
Trái với suy nghĩ trên, Không quân Iran đã chứng minh được sự sáng tạo trong việc duy trì phi đội F-14 của mình. Các kỹ sư và kỹ thuật viên của Iran, đã sản xuất nhiều phụ tùng quan trọng, đồng thời khai thác các linh kiện từ máy bay bị loại biên và đã mua được phụ tùng thay thế trên thị trường chợ đen, qua những “công ty đặc biệt”.
Trái với suy nghĩ trên, Không quân Iran đã chứng minh được sự sáng tạo trong việc duy trì phi đội F-14 của mình. Các kỹ sư và kỹ thuật viên của Iran, đã sản xuất nhiều phụ tùng quan trọng, đồng thời khai thác các linh kiện từ máy bay bị loại biên và đã mua được phụ tùng thay thế trên thị trường chợ đen, qua những “công ty đặc biệt”.
Trong Chiến tranh Iran-Iraq (1980–1988), máy bay F-14 của Iran đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ không phận Iran. Bất chấp những thách thức về hậu cần, F-14A đã chứng tỏ hiệu quả cao trong việc đánh chặn máy bay Iraq, bao gồm cả MiG-25 Foxbats và MiG-21 do Liên Xô cung cấp.
Trong Chiến tranh Iran-Iraq (1980–1988), máy bay F-14 của Iran đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ không phận Iran. Bất chấp những thách thức về hậu cần, F-14A đã chứng tỏ hiệu quả cao trong việc đánh chặn máy bay Iraq, bao gồm cả MiG-25 Foxbats và MiG-21 do Liên Xô cung cấp.
Phi đội F-14 đã ghi được nhiều chiến công không chiến, với tên lửa Phoenix tầm xa, mang lại lợi thế quan trọng trong các cuộc giao tranh. Các phi công Iran đã thích nghi một cách sáng tạo, với những hạn chế do lệnh cấm vận áp đặt. Những thành công của họ trong chiến đấu, đã nhấn mạnh hiệu quả của chiến đấu cơ F-14.
Phi đội F-14 đã ghi được nhiều chiến công không chiến, với tên lửa Phoenix tầm xa, mang lại lợi thế quan trọng trong các cuộc giao tranh. Các phi công Iran đã thích nghi một cách sáng tạo, với những hạn chế do lệnh cấm vận áp đặt. Những thành công của họ trong chiến đấu, đã nhấn mạnh hiệu quả của chiến đấu cơ F-14.
Trong những thập kỷ sau chiến tranh, máy bay F-14 của Iran vẫn tiếp tục hoạt động sẵn sàng chiến đấu, minh chứng cho quyết tâm của quốc gia này trong việc duy trì số vũ khí phương Tây, bất chấp sự cô lập của quốc tế. Các kỹ sư Iran tiếp tục phát triển các giải pháp nội địa, để duy trì hoạt động của F-14A.
Trong những thập kỷ sau chiến tranh, máy bay F-14 của Iran vẫn tiếp tục hoạt động sẵn sàng chiến đấu, minh chứng cho quyết tâm của quốc gia này trong việc duy trì số vũ khí phương Tây, bất chấp sự cô lập của quốc tế. Các kỹ sư Iran tiếp tục phát triển các giải pháp nội địa, để duy trì hoạt động của F-14A.
Trong các giải pháp, đáng kể nhất là việc thay thế hệ thống điện tử hàng không cũ, bằng hệ thống điện tử hàng không hiện đại và sản xuất thành công tên lửa AIM-54 Phoenix. Sự sáng tạo này đã kéo dài tuổi thọ hoạt động của phi đội F-14A, vượt xa những gì nhiều người từng nghĩ là có thể.
Trong các giải pháp, đáng kể nhất là việc thay thế hệ thống điện tử hàng không cũ, bằng hệ thống điện tử hàng không hiện đại và sản xuất thành công tên lửa AIM-54 Phoenix. Sự sáng tạo này đã kéo dài tuổi thọ hoạt động của phi đội F-14A, vượt xa những gì nhiều người từng nghĩ là có thể.
Ngày nay, F-14 Tomcat vẫn là biểu tượng của sức mạnh không quân Iran và là di sản độc đáo của chương trình hiện đại hóa quân sự đầy tham vọng của vua Shah. Trong khi phần lớn số F-14A ban đầu đã được cho loại khỏi biên chế chiến đấu do hao mòn; nhưng một số chiếc F-14A vẫn đang hoạt động, và là chiến đấu cơ hiện đại nhất của IRIF, trước khi chúng được thay thế bằng những chiếc Su-35 của Nga. (nguồn ảnh IRNA, Wikipedia).
Ngày nay, F-14 Tomcat vẫn là biểu tượng của sức mạnh không quân Iran và là di sản độc đáo của chương trình hiện đại hóa quân sự đầy tham vọng của vua Shah. Trong khi phần lớn số F-14A ban đầu đã được cho loại khỏi biên chế chiến đấu do hao mòn; nhưng một số chiếc F-14A vẫn đang hoạt động, và là chiến đấu cơ hiện đại nhất của IRIF, trước khi chúng được thay thế bằng những chiếc Su-35 của Nga. (nguồn ảnh IRNA, Wikipedia).

Bạn có thể quan tâm

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus tham gia diễu binh 2/9

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus tham gia diễu binh 2/9

Xây dựng tượng đài chiến sĩ các nước giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến

Xây dựng tượng đài chiến sĩ các nước giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến

Nga lập kỷ lục phóng UAV "cảm tử" vào Ukraine trong một đêm

Nga lập kỷ lục phóng UAV "cảm tử" vào Ukraine trong một đêm

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam sẽ chế tạo đạn pháo thông minh

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam sẽ chế tạo đạn pháo thông minh

Người dân đội nắng xem bộ đội hợp luyện diễu binh, diễu hành

Người dân đội nắng xem bộ đội hợp luyện diễu binh, diễu hành

Ba Lan hạ thủy tàu do thám giám sát căn cứ nước ngoài ở Baltic

Ba Lan hạ thủy tàu do thám giám sát căn cứ nước ngoài ở Baltic

Mặt trận phía nam rung chuyển, Nga tấn công mạnh Zaporizhzhia

Mặt trận phía nam rung chuyển, Nga tấn công mạnh Zaporizhzhia

Thế giới sắp chứng kiến trận chiến giữa J-10C và F-35?

Thế giới sắp chứng kiến trận chiến giữa J-10C và F-35?

Nga điều chỉnh lực lượng trên chiến trường, phòng tuyến Ukraine chao đảo

Nga điều chỉnh lực lượng trên chiến trường, phòng tuyến Ukraine chao đảo

Đức chi 'núi tiền' mua 3.500 xe tăng, thiết giáp đối phó Nga

Đức chi 'núi tiền' mua 3.500 xe tăng, thiết giáp đối phó Nga

Lữ đoàn Azov chịu tổn thất nặng ở mặt trận Lyman

Lữ đoàn Azov chịu tổn thất nặng ở mặt trận Lyman

Tích hợp UAV vào đạn 155mm, pháo binh Trung Quốc nhân đôi sức mạnh

Tích hợp UAV vào đạn 155mm, pháo binh Trung Quốc nhân đôi sức mạnh

Top tin bài hot nhất

Mặt trận phía nam rung chuyển, Nga tấn công mạnh Zaporizhzhia

Mặt trận phía nam rung chuyển, Nga tấn công mạnh Zaporizhzhia

09/07/2025 13:38
Nga điều chỉnh lực lượng trên chiến trường, phòng tuyến Ukraine chao đảo

Nga điều chỉnh lực lượng trên chiến trường, phòng tuyến Ukraine chao đảo

09/07/2025 08:21
Thế giới sắp chứng kiến trận chiến giữa J-10C và F-35?

Thế giới sắp chứng kiến trận chiến giữa J-10C và F-35?

09/07/2025 08:50
Nga lập kỷ lục phóng UAV "cảm tử" vào Ukraine trong một đêm

Nga lập kỷ lục phóng UAV "cảm tử" vào Ukraine trong một đêm

09/07/2025 20:35
Công nghiệp quốc phòng Việt Nam sẽ chế tạo đạn pháo thông minh

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam sẽ chế tạo đạn pháo thông minh

09/07/2025 19:00

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status