Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, tốc độ gia tăng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân Đội (HoSE: MBB) vẫn chưa được kiểm soát.
Tín dụng tăng trưởng mạnh là động lực thúc đẩy lợi nhuận
Nhìn lại 9 tháng 2023, tổng thu nhập hoạt động của MBB đạt 35.556 tỷ đồng, tăng trưởng nhẹ 5,1% so cùng kỳ, được dẫn dắt chủ yếu nhờ thu lãi thuần tăng trưởng 12% (chiếm hơn 80% trong cơ cấu TOI).
Trong khi đó, NOII 9 tháng 2023 tăng trưởng âm (-19% so cùng kỳ) bởi nhiều nguồn thu bị ảnh hưởng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, dù đã ghi nhận sự thải thiện trong quý 3.
Chi phí tín dụng trong quý này tiếp tục tăng 20% so với quỹ trước khi tỷ lệ nợ xấu (NPL) đã tăng lên 1,9% từ mức 1,44% cuối quý 2/2023. Lũy kế 9 tháng 2023, lợi nhuận trước thuế của MBB ghi nhận 20.019 tỷ đồng (+10% so cùng kỳ).
Tăng trưởng tín dụng 9 tháng 2023 của MBB đạt 13,7% so đầu năm, trong khi tín dụng tính đến cuối tháng 6 tăng 10,6%, cho thấy giải ngân trong quý 3 có phần chậm lại so với quý trước.
KBSV cho rằng nguyên nhân đến từ cho vay khách hàng tăng chậm lại do bối cảnh nền kinh tế chưa có những tín hiệu hồi phục, trong khi tín dụng qua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vẫn tiếp nối diễn biến ảm đạm từ đầu năm.
Đây cũng là xu hướng chung diễn ra với các ngân hàng khác, và nhìn chung mức tăng trưởng tín dụng của MBB vẫn vượt trội so với mức trung bình 6,9% của toàn ngành.
KBSV kỳ vọng tốc độ giải ngân tín dụng được đẩy mạnh hơn trong giai đoạn cuối năm, MBB có thể hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng cả năm là 18-20%.
Cơ cấu tín dụng dịch chuyển sang nhóm KHDN (chiếm 49,7%) với lĩnh vực cho vay chính bao gồm kinh doanh bất động sản, thương mại bán buôn và bán lẻ, sản xuất chế biến. Cho vay KHCN (chiếm 43,2%) không ghi nhận mức tăng trưởng như các năm trước phần nào ảnh hưởng đến NIM của ngân hàng bởi phân khúc KHCN thường cho lợi suất cao hơn.
NIM quý 3/2023 đạt 5,31%, chỉ giảm nhẹ 6bps so với quý liền trước. Chi phí huy động vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể so với quý trước dù lãi suất huy động của ngân hàng đã giảm 1-2% ở hầu hết các kỳ hạn. Điều này có thể được giải thích bởi các khoản tiền gửi có kỳ hạn 6-12 tháng với lãi suất cao vẫn chưa đáo hạn hết.
Mặc dù vậy, MBB vẫn kiểm soát được ảnh hưởng từ CoF do ngân hàng phát huy lợi thế dẫn đầu về CASA. KBSV kỳ vọng MBB sẽ duy trì mức NIM cao như hiện tại và có thể sẽ cải thiện rõ rệt hơn trong năm 2024 nhờ: (1) chi phí vốn dần phản ánh những bước đi điều hành lãi suất, CASA cải thiện nhờ nhóm KHDN; trong khi (2) tốc độ giảm của lãi suất cho vay sẽ chậm hơn bởi các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu cho vay khiến thời gian tái định lãi suất cũng dài hơn.
Tốc độ gia tăng nợ xấu vẫn chưa được kiểm soát
Mặc dù dẫn đầu về tăng trưởng lợi nhuận so với các ngân hàng thương mại cổ phần, song tốc độ gia tăng nợ xấu cũng nhanh hơn trong quý này. Tỷ lệ nợ xấu tăng thêm 50bps so với quý trước lên mức 1.9%, trong đó tỷ trọng nợ nhóm 3 và nhóm 4 có mức tăng mạnh nhất (lần lượt 56% và 37% so quý trước).
Với tốc độ gia tăng của nợ xấu, MBB cũng đã tích cực trích lập trong quý này, chi phí tín dụng tăng 50% so cùng kỳ và 20% so quý trước. Dù vậy, tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn giảm về 122%, nhưng vẫn nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ bao phủ cao nhất hệ thống.
Điểm tích cực trong chất lượng tài sản của quý 3 là tỷ trọng nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ đã giảm về 2,97% từ mức 3,56% của quý trước. KBSV kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sẽ được kiểm soát tốt hơn trong các quý tới khi dòng tiền của khách hàng được cải thiện để hoàn thành nghĩa vụ nợ vay trong bối cảnh nền kinh tế ấm lên.
|
Dự phóng kết quả kinh doanh của |