Sửng sốt phát hiện hàng trăm thiên hà mới

(Kiến Thức) - Hàng trăm thiên hà mới vừa được phát hiện, trước giờ chúng bị dải ngân hà che phủ đang gây xôn xao giới thiên văn học.

Xem video: Sửng sốt phát hiện hàng trăm thiên hà mới
Lần phát hiện thiên hà mới này được đánh giá là khá quy mô, tỉ lệ phát hiện lên tới con số hàng trăm thiên hà nhờ kính viễn vọng radio của cơ quan thiên văn khí tượng Australia.
Sung sot phat hien hang tram thien ha moi
Chính xác là có 883 thiên hà mới ẩn sau dải ngân hà khổng lồ và các đám khí bụi của thiên hà Milky Way. 
Cụm thiên hà mới này cũng tràn đầy năng lượng, lực hấp dẫn và đẹp không thua kém gì thiên hà Milky Way đứng trước nó. Theo quan sát tìm hiểu thì có sự xuất hiện ba thiên hà mới (NW1, NW2 và NW3), 2 cụm (CW1 và CW2)….
Sung sot phat hien hang tram thien ha moi-Hinh-2
 
Một phát hiện khác khá thú vị đó là thiên hà Milky Way liên tục di chuyển xoay quanh cụm thiên hà này với tốc độ kinh khủng 2 triệu km/h, tác giả chính của cuộc nghiên cứu, ông Lister Staveley-Smith, giám đốc khoa học quốc tế Trung tâm Đài Thiên văn học nghiên cứu (ICRAR) cho biết trong một báo cáo.
Nghiên cứu này cũng vừa được trình bày chi tiết trên Tạp chí Thiên văn Quốc tế.
Theo Space

Choáng ngợp những ảnh thiên hà bí ẩn nhất vũ trụ (2)

(Kiến Thức) - Những bức ảnh thiên hà bí ẩn này là kết quả của sự khám phá của các nhà nghiên cứu vũ trụ trong suốt thế kỷ.

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (2)
Ảnh thiên hà bí ẩn AM 06441-741 tròn như một cái nhẫn, cách Trái đất khoảng 300 triệu năm ánh sáng. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (2)-Hinh-2
Hình ảnh cận cảnh của sao Hỏa, hành tinh gây tò mò lớn nhất cho nhân loại khi khám phá các bí ẩn vũ trụ.

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (2)-Hinh-3
Siêu tân tinh Cassiopeia A, phần còn lại của một khối sao đã nổ cách đây 330 triệu năm. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (2)-Hinh-4
Các cột sáng tạo (Pillars of Creation), ba cột bụi khí nổi tiếng trong tinh vân Đại Bàng.  

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (2)-Hinh-5
Tinh vân Hourglass, cách Trái đất khoảng 300 triệu năm ánh sáng. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (2)-Hinh-6
Thiên hà Sombrero nằm cách Trái đất 28 triệu năm ánh sáng. Nó được đặt tên Sombrero bởi vì hình dạng của nó trông giống chiếc mũ Sombrero rộng vành, chóp cao. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (2)-Hinh-7
Tinh vân Cone (chiếc nón) cách Trái đất 2600 năm ánh, có hình dạng ma quái và kết cấu kì lạ bắt nguồn từ bụi giữa. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (2)-Hinh-8
Hình ảnh bí ẩn của thiên hà Centaurus A, là thiên hà thấu kính cách Trái đất khoảng 11 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Centaurus. Nó là một trong những thiên hà radio gần Trái đất nhất. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (2)-Hinh-9
Các tháp nhọn khổng lồ trong tinh vân Carina, cách Trái đất 7.500 năm ánh sáng. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (2)-Hinh-10
Chóp sao trong tinh vân Đại Bàng (Eagle Nebula), cách Trái đất 7.000 năm ánh sáng. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (2)-Hinh-11
Tinh vân Con Cua là một tinh vân gió sao xung trong chòm sao Kim Ngưu. Tinh vân này là nguồn sáng bền vững có cường độ mạnh nhất trên bầu trời. Nằm ở khoảng cách khoảng 6.500 năm ánh sáng từ Trái đất. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (2)-Hinh-12
Đám mây Magellan lớn là một thiên hà vô định hình lùn trong nhóm láng giềng của Ngân Hà, là thiên hà lớn hơn trong nhóm hai thiên hà được đặt theo tên nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan. 

Thiên hà khổng lồ sát nhập dưới kính viễn vọng Hubble

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng Hubble vừa chứng kiến một vụ sát nhập hai thiên hà trung bình thành một thiên hà khổng lồ.

Cụ thể, hai thiên hà có kích thước trung bình đã va chạm và sát nhập vào nhau, tạo thành một khối elip khổng lồ, đó là dấu hiệu của một thiên hà mới sắp ra đời, các nhà khoa học gọi đó là thiên hà khổng lồ NGC 3597.
Thien ha khong lo sat nhap duoi kinh vien vong Hubble