Sửng sốt hơn 1.000 thiên hà tụ trong cụm sao khủng Coma

(Kiến Thức) - Cụm sao khủng Coma, cách Trái đất khoảng 32 triệu năm ánh sáng, bất ngờ lọt vào tầm ngắm của Kính viễn vọng Hubble của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cung cấp cái nhìn thú vị, đặc sắc.

Theo đó, vào ngày 19/9/2018, Kính viễn vọng Hubble của NASA có dịp khám sát vào vùng sâu trong không gian thì bất ngờ phát hiện cụm sao khủng Coma, cách Trái đất khoảng 32 triệu năm ánh sáng.
Sung sot hon 1.000 thien ha tu trong cum sao khung Coma
Nguồn ảnh: Phys. 
Được biết, cụm sao Coma này nằm trong chòm sao mẹ Coma Berenices.
Trong lần bắt gặp mới nhất, kính viễn vọng Hubble đã phát hiện một thiên hà xoắn ốc NGC 4858 (nằm bên trái). Bên phải là thiên hà hình elip NGC 4860.
 Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Ngoài ra, thú vị hơn có tổng cộng tới hơn 1000 thiên hà lùn, xoắn ốc, elip các loại cùng tồn tại, duy trì năng lượng, cấu tạo vật chất và ánh sáng ổn định cho cụm sao khồng lồ Coma suốt hàng triệu năm qua

Tiết lộ nguồn gốc mùi như trứng thối trên mây sao Thiên Vương

(Kiến Thức) - Những đám mây của sao Thiên Vương bao gồm hydrogen sulfide, có mùi giống như trứng thối, nghiên cứu mới của các nhà khoa học khi phân tích ánh sáng hồng ngoại của hành tinh băng khổng lồ này đã chỉ ra.

Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ những đám mây trên sao Thiên Vương có chứa hydrogen sulfide, nhưng đã không thể xác nhận điều này bởi vì phần lớn không khí bị mắc kẹt trong nội địa của hành tinh và khó phát hiện.
Thiên vương tinh cũng được bao bọc bởi một lớp sương mù, khiến cho hành tinh băng khổng lồ màu xanh khó nhìn xuyên qua. Tàu Voyager 2 của NASA bay quanh Thiên vương tinh vào năm 1986, nhưng không thể xác định thành phần của đám mây, khiến các nhà khoa học tranh luận xem liệu chúng có được tạo thành từ hydrogen sulfide hay amoniac hay không.

Phát hiện bất ngờ về kim loại trên siêu sao Mộc

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học tìm thấy sắt và titan trong bầu khí quyển của sao Mộc, một hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời. Hành tinh ngoại lai này có tên là KELT-9b, là hành tinh ngoại lai nóng nhất từng được phát hiện.

Được biết, KELT-9b cách khoảng 620 năm ánh sáng tính từ Trái đất, nằm trong chòm sao Cygnus. KELT-9b mang bản chất là một hành tinh khí khổng lồ tựa như sao Mộc nhưng nó có khối lượng lớn gấp ba lần và gấp đôi đường kính của sao Mộc, quỹ đạo rất gần với sao chủ của nó tên là KELT-9.
Được biết, bầu khí quyển của hành tinh này lên tới 4.300 độ C cực kỳ nóng, Kevin Heng, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Bern ở Thụy Sĩ tham gia vào nghiên cứu nói với Space.com.

Bí ẩn đằng sau những cú va chạm trên sao chổi 67P

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới cho thấy rằng sao chổi 67P bị phá hủy do tác động mạnh mẽ khiến nhiều vật liệu bay hơn. Kèm theo đó, có những mảnh chuyển động chậm nối với nhau để tạo ra hai thùy riêng biệt.

Khi tàu vũ trụ Rosetta của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đến thăm sao chổi 67P vào năm 2014, đầu dò nhìn thấy hai thùy đặc thù của 67P.
Hình dạng này không phải là duy nhất khi hơn một nửa số sao chổi được quan sát bởi tàu vũ trụ có hình dạng hai thùy, bao gồm sao chổi 103P / Hartley 2 và 19P / Borrelly.