Sửng sốt bầu khí quyển của hành tinh ngoại lai WASP-39b nóng

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã sử dụng Kính viễn vọng Không gian Hubble NASA / ESA để nghiên cứu bầu khí quyển của hành tinh ngoại lai WASP-39b nóng, thông tin chi tiết vừa được NASA công bố.

Bằng cách kết hợp dữ liệu mới này với các dữ liệu cũ hơn, họ đã tạo ra một nghiên cứu đầy đủ nhất về khí hậu hành tinh ngoại lai WASP-39b.
Thành phần khí quyển của WASP-39b gợi ý rằng quá trình hình thành các hành tinh ngoại lai này có thể rất khác so với các sao khổng lồ của Hệ mặt trời chúng ta.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Nhóm nghiên cứu Anh-Mỹ đã kết hợp các khả năng của Kính viễn vọng Không gian Hubble NASA / ESA với các kính thiên văn trên mặt đất và không gian để nghiên cứu chi tiết về hành tinh WASP-39b. Họ đã tạo ra quang phổ hoàn hảo nhất để thăm dò bầu khí quyển ngoài hành tinh ngoại lai với công nghệ tân tiến nhất.
WASP-39b đang quay quanh một ngôi sao giống Mặt trời, cách Trái đất khoảng 700 năm ánh sáng. Hành tinh ngoại lai này được phân loại như là một "sao Thổ nóng", phản ánh khối lượng của nó là tương tự như sao Thổ trong hệ mặt trời của chúng ta và cách tương tác các mặt trăng vệ tinh với sao mẹ tương tự như hệ thống Thổ tinh.
Điều ngạc nhiên nữa là kết hợp với sự phát hiện phong phú lượng nước, các chuyên gia còn tìm ra sự hiện diện của một lượng lớn các nguyên tố nặng hơn trong bầu khí quyển ngoại hành tinh. Điều này cho thấy rằng hành tinh này bị bắn phá bởi rất nhiều vật liệu đóng băng trong quá khứ.
Wakeford và nhóm của cô đã đo nhiệt độ của WASP-39b lên mức 476 độ C.
Xem thêm video: Hacker xâm nhập NASA khẳng định: Mỹ có tàu chiến không gian- Nguồn video: News TV.

Phát hiện thêm ngoại hành tinh có quỹ đạo lệch kỳ quái

(Kiến Thức) - Một ngoại hành tinh có động thái kỳ quái được tìm thấy trong không gian gây xôn xao.

Kính Viễn vọng Hubble của NASA phát hiện một ngoại hành tinh mới có tên khoa học là HD76920b, đang quay quanh một sao cổ ước tính đã hơn 2 tỷ năm tuổi.

Phat hien them ngoai hanh tinh co quy dao lech ky quai
Nguồn ảnh: theconversation. 

Có gì đặc biệt ở bốn hành tinh ngoại lai mới phát hiện?

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học do Joao Bento thuộc Đại học Quốc gia Úc (ANU) dẫn đầu tìm ra các hành tinh ngoại lai khác khi sử dụng kính viễn vọng HATsouth. Họ thấy tín hiệu chuyển tiếp trong bốn ngôi sao, cụ thể: HATS-39, HATS-40, HATS-41 và HATS-42.

Cả bốn hành tinh ngoại lai mới được phát hiện đều chuyển hóa qua các dạng sao lùn sáng lóa vừa phải, thuộc loại F và được phân loại là "Sao Mộc nóng" với thời gian quỹ đạo nhỏ hơn 10 ngày. Chúng có nhiệt độ bề mặt cao khi chúng bay quanh sao mẹ chặt chẽ.