Sữa nhiễm nhôm: đã có kết quả kiểm nghiệm

(Kiến Thức) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông báo, đã có kết quả kiểm nghiệm mẫu sữa công thức cho trẻ nhỏ có xuất xứ từ Vương quốc Anh.

Kết quả kiểm nghiệm do Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cung cấp cho thấy: trong các mẫu kiểm nghiệm, hàm lượng nhôm trong sản phẩm dao động từ 3,0 - 3,44 mg/kg.
Thông tin sữa nhiễm nhôm khiến người tiêu dùng lo lắng.

Thông tin sữa nhiễm nhôm khiến người tiêu dùng lo lắng.

Tuy nhiên, liên quan đến mức giới hạn tối đa an toàn của nhôm trong thực phẩm, Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm của quốc tế (CODEX) và các quốc gia (trong đó có Việt Nam) chưa quy định, ngay cả đối với các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ. Năm 2011, trên cơ sở các nghiên cứu về độc học, Ủy ban hỗn hợp chuyên gia của FAO và WHO về phụ gia thực phẩm (JECFA) đã thiết lập mức ăn vào hằng tuần có thể chấp nhận được (Provisional Tolerable Weekly Intake) đối với phơi nhiễm nhôm qua thực phẩm là 2 mg/kg thể trọng/tuần.
Căn cứ theo kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và lượng ăn vào của trẻ, chúng tôi đã ước tính lượng nhôm phơi nhiễm tối đa có thể có đối với trẻ nhỏ khi sử dụng hoàn toàn sản phẩm dinh dưỡng (0,49 - 0,56 mg/kg thể trọng/tuần) là thấp hơn so với ngưỡng an toàn của JECFA nêu trên.
Trên thực tế, trẻ dưới 1 tuổi thường ăn sữa mẹ là chủ yếu và một số trẻ có thể sử dụng thêm sản phẩm dinh dưỡng công thức khi không đủ sữa mẹ. Do vậy, trong trường hợp này, mức phơi nhiễm nhôm vào cơ thể trẻ sẽ thấp hơn mức ước tính nêu trên.
Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ, Cục An toàn thực phẩm tiếp tục chỉ đạo các cơ quan kiểm nghiệm tiến hành lấy mẫu trên diện rộng để kiểm nghiệm hàm lượng nhôm đối với các sản phẩm Aptamil xuất xứ Anh đang lưu thông trên thị trường. Đồng thời, ngày 16/10/2013 Cục đã gửi văn bản chính thức tới Đại sứ quán Anh tại Hà Nội để yêu cầu cung cấp thông tin có liên quan và các biện pháp mà Cơ quan thẩm quyền của Anh đã áp dụng để kiểm soát nguy cơ này.
Trước đó, khi có thông tin về một số sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ nhỏ được sử dụng phổ biến ở Vương quốc Anh có hàm lượng nhôm cao, Cục An toàn thực phẩm đã tiến hành rà soát các sản phẩm dinh dưỡng công thức nhập khẩu từ Anh đã công bố sản phẩm tại Cục.
Cục đã chủ động liên hệ ngay với Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh (FSA) và Cơ quan An toàn thực phẩm của Châu Âu (EFSA) để có thông tin chính thức về vấn đề này, đồng thời yêu cầu Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm hàm lượng nhôm đối với các sản phẩm Aptamil có xuất xứ từ Vương quốc Anh đang lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Sai phạm động trời tại BV Nguyễn Tri Phương

(Kiến Thức) - Không đủ điều kiện thầu vẫn cho trúng thầu, rút ruột bệnh viện, nâng giá dịch vụ để trục lời... là hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM).

Tháng 10/2013, thanh tra sở y tế TP HCM đã phát hiện một loạt các sai phạm nghiêm trọng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 

Biển thủ thuốc men, tăng giá dịch vụ trục lợi cá nhân

Thanh tra phát hiện bác sĩ Tạ Quang Luyện (Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh) và kỹ thuật viên trưởng Nguyễn Hiền đã “ăn” 25.020 tấm phim chụp thô và 136 lọ thuốc cản quang với tổng giá trị gần 1,318 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khoa Mắt của bệnh viện này, bác sĩ Lê Thanh Hải - trưởng đơn vị Mắt, cũng đã biển thủ 851 hộp chất nhầy phục vụ trong mỗi ca mổ Phaco trị giá hơn 505 triệu đồng. Các cá nhân có lên quan này đã buộc phải hoàn trả đầy đủ số tiền thất thoát và chịu xử lí kỷ luật.

Không chỉ “rút ruột” trang thiết bị, thuốc men, bệnh viện Nguyễn Tri Phương còn bị phát hiện có sự không rõ ràng trong công tác điều trị công và dịch vụ. Theo kết luận của thanh tra sở y tế năm 2011 và 2012, bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã mở thêm 21 dịch vụ khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu bệnh nhân và nâng cao đời sống công nhân viên bệnh viện.

Tuy nhiên con số khám dịch vụ này không dừng lại ở con số 21 mà còn vống lên rất nhiều so với dự tính ban đầu và với các ca điều trị công tại bệnh viện. Chiếm 53% (2011) và 47% (2012) trên tổng số ca phẫu thuật thủ thuật toàn bệnh viện cả trong và ngoài giờ hành chính.

Tỉ lên phân chia tiền công phẫu thuật của kíp mổ với bệnh viện không đồng đều trong khi trang thiết bị máy móc đều là của bệnh viện. Nhiều ca cấp cứu nguy hiểm như viêm ruột thừa cấp, viêm ruột thừa vơ, u nang buồng trứng vỡ…các bác sĩ ở đây vẫn đưa vào mổ dịch vụ.

Hơn nữa phí dịch vụ được tăng lên gấp nhiều lần so với quy định nhằm trục lợi cá nhân. Năm 2011 và 2012 bệnh viện còn thu viện phí đối với hoạt động chụp MSCT (chụp cắt lớp) cao hơn quy định 100.000 đồng/ca (quy định 700.000 đồng, bệnh viện thu 800.000 đồng/ca). Trong hai năm 2011-2012 (tính đến tháng 5-2012), bệnh viện chỉ định chụp MSCT 16.325 ca với tổng số tiền cao hơn quy định trên 1,632 tỉ đồng. Những số tiền dôi ra trong các trường hợp đó được chi trả và bồi dưỡng cho các bác sĩ chỉ định, bác sĩ đọc kết quả, nhân viên khoa chấn thương chỉnh hình, bổ sung vào thu nhập của bệnh viện.

Khai khống trang thiết bị, không đủ điều kiện vẫn trúng thầu

Về trang thiết bị khám chữa bệnh cũng tồn tại nhiều vấn đề bất cập, khó giải thích. Năm 2011, bệnh viện này đã mua 137 loại máy móc với số tiền hơn 29 tỉ đồng. Năm 2012 tiếp tục mua thêm hơn 90 loại máy tổng giá trị hơn 29 tỉ đồng. Những công ty thiết bị y tế không đủ điều kiện, năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu như Công ty TNHH Thành An (HN) vẫn được bệnh vện Nguyễn Tri Phuơng cho trúng thầu.

Qua kiểm tra một số hồ sơ dự thầu thuốc, Thanh tra thành phố phát hiện một số nhà thầu tham gia dự đấu thầu không có kho thuốc nhưng bệnh viện vẫn chấm điểm kỹ thuật (5 điểm). Ngoài ra, còn có hơn chục mặt hàng thuốc trúng thầu vào bệnh viện nhưng tại thời điểm bệnh viện xét thầu thì giấy phép lưu hành sản phẩm của các thuốc này đã... hết hạn. Đáng lưu ý, bệnh viện xây dựng kế hoạch mua sắm thuốc hằng năm còn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng dẫn đến phải mua sắm bổ sung thuốc với số lượng lớn: năm 2011 phải mua bổ sung 527 mặt hàng, trị giá hơn 65,8 tỉ đồng; năm 2012 mua bổ sung 643 mặt hàng, trị giá hơn 47 tỉ đồng.

Năm 2011 thu nhập từ hoạt động liên kết của bệnh viện được 4,255 tỉ đồng và năm 2012 được hơn 5,1 tỉ đồng. Thanh tra thành phố chỉ kiểm tra một đề án liên kết đặt máy chụp cộng hưởng từ giữa bệnh viện và Công ty CP Cẩm Hà, và thấy một số chi phí không được xây dựng trong đề án liên kết này nhưng lại được thỏa thuận trong hợp đồng giữa bệnh viện và công ty như tiền tư vấn bác sĩ 120.000 đồng/ca, phí dự phòng sửa chữa 56.000 đồng/ca, chi phí khấu hao máy 105.000 đồng/ca. 

Bệnh viện cũng thỏa thuận với Công ty CP Cẩm Hà chia thu nhập trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, dẫn đến công ty này chưa kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu từ hoạt động liên kết với bệnh viện gần 960 triệu đồng.

“Sát thủ” giấu mặt chực chờ hại người Việt

(Kiến Thức) - Những đồ dùng thông dụng như: kem đánh răng, nước súc miệng, túi nilon đều chứa hóa chất hại có thể gây bệnh cho con người...

Thuốc nhuộm tóc: Trong thuốc nhuộm tóc chứa một loại hoá chất có tên là p-phenylenediamine, chất này giúp màu sắc, màu tóc tươi sáng nhưng nó cũng có thể gây dị ứng da và thậm chí cả ung thư. P-phenylenediamine cũng dễ gây ung thư da, ung thư bàng quang. Tốt nhất, khi nhuộm tóc nên hạn chế tiếp xúc thuốc với phần da đầu.
Thuốc nhuộm tóc: Trong thuốc nhuộm tóc chứa một loại hoá chất có tên là p-phenylenediamine, chất này giúp màu sắc, màu tóc tươi sáng nhưng nó cũng có thể gây dị ứng da và thậm chí cả ung thư. P-phenylenediamine cũng dễ gây ung thư da, ung thư bàng quang. Tốt nhất, khi nhuộm tóc nên hạn chế tiếp xúc thuốc với phần da đầu. 
Nước súc miệng: Nước súc miệng giúp làm sạch răng và miệng, mang lại hơi thở thơm tho. Nhưng một trong những thành phần thiết yếu của nước súc miệng - rượu, có thể làm cho cơ thể bị thiệt hại gây ung thư. Nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Úc công bố năm 2009 cho thấy, nồng độ cồn của nước súc miệng là 25% hoặc cao hơn, tỷ lệ đó có liên quan với các bệnh ung thư miệng, lưỡi và cổ họng.
 Nước súc miệng: Nước súc miệng giúp làm sạch răng và miệng, mang lại hơi thở thơm tho. Nhưng một trong những thành phần thiết yếu của nước súc miệng - rượu, có thể làm cho cơ thể bị thiệt hại gây ung thư. Nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Úc công bố năm 2009 cho thấy, nồng độ cồn của nước súc miệng là 25% hoặc cao hơn, tỷ lệ đó có liên quan với các bệnh ung thư miệng, lưỡi và cổ họng.