Sự thật về mức độ nguy hiểm khi trẻ thiếu kẽm

(Kiến Thức) - Không thể xem thường tình trạng trẻ thiếu kẽm, bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. 

Hỏi: Cháu trai nhà tôi được 3 tuổi rồi nhưng rất khảnh ăn. Cháu lại hay mắc bệnh về đường tiêu hóa, tóc rụng nhiều và rất còi. Tôi đi khám, bác sĩ nói cháu bị thiếu kẽm và cho uống sirô, bổ sung cốm kẽm. Xin hỏi trẻ thiếu kẽm có nguy hiểm không? Ngoài thuốc tôi cần bổ sung kẽm cho cháu bằng cách nào? - Phạm Thị Huệ (Hải Dương).
Sụ thạt vè múc dọ nguy hiẻm khi trẻ thieu kem
Ảnh minh họa. 
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Thiếu kẽm gây ra sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn. Dấu hiệu sinh hóa của tình trạng thiếu kẽm bao gồm giảm nồng độ kẽm trong huyết thanh (< 70mcg/dl hay < 10.7micromol/L), giảm alkaline phosphatase, alcohol dehydrogenase trong võng mạc, giảm testosterone trong huyết tương và suy giảm chức năng hoạt động của tế bào lymphô T, giảm tổng hợp collagen dẫn tới vết thương lâu liền và giảm hoạt động của RNA polymerase. 
Vì thiếu kẽm, cháu nhà bạn 3 tuổi sẽ cần khoảng 10mg kẽm/ngày. Ngoài các loại siro, cốm kẽm mà bác sĩ đã kê nên lựa chọn một số thực phẩm nhiều kẽm cho cháu như tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng...), giá đỗ. Nếu cháu biếng ăn có thể dùng thêm sữa công thức, bột dinh dưỡng, bánh bích quy có bổ sung kẽm.

10 thần dược sức khỏe từ các loại cuống và củ

(Kiến Thức) - Ít nhất mỗi tuần một lần, bạn nên ăn các loại cuống và củ (như măng, cần, tỏi...) vì chúng là những thực phẩm tốt cho sức khỏe tuyệt vời. 

10 thuc pham tot cho suc khoe tu cuong va cu
 Măng tây. Phần cuống của măng tây giàu protein và vitamin K, C, là thực phẩm tốt cho sức khỏe hàng đầu. Cuống măng tây cũng rất lý tưởng cho những người muốn giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu. Chính vì vậy, các bà nội trợ không nên lãng phí bỏ đi phần này.

Cách bổ sung kẽm bằng thực phẩm

(Kiến Thức) - Vitamin A, C và kẽm đều là những vi chất quan trọng giúp nâng cao miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, tăng cường sức đề kháng và chống lại các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, thủy đậu, rubella...

Hỏi: Tôi nghe nói kẽm rất tốt để phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, rubella, thủy đậu... nên muốn bổ sung cho gia đình nhưng không biết nên bổ sung bao nhiêu cho phù hợp? Các thực phẩm nào chứa nhiều kẽm? - Lê Hải Thanh (Đống Đa, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.