
Xác ướp động vật là một đặc điểm quan trọng trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại, đặc biệt là từ năm 600 Trước Công nguyên đến năm 250 Sau Công nguyên. Ảnh: @Đại học Cairo.

Người Ai Cập cổ đại tin vào nhiều vị thần và liên hệ các loài động vật khác nhau này với những vị thần đó. Ảnh: @Đại học Cairo.

Hàng triệu xác ướp mèo, chó, cò quăm đã được phát hiện trong các hầm mộ trên khắp Ai Cập và hiện được trưng bày tại các bảo tàng trên khắp thế giới. Ảnh: @Đại học Cairo.

Giáo sư Salima Ikram thuộc Đại học Cairo, Ai Cập, tác giả chính của nghiên cứu này cho biết, ở Ai Cập cổ đại, người ta thường chế biến các loài chim làm lễ vật cúng tế, bằng cách moi ruột và phơi khô, sau đó nhúng vào nhựa nóng chảy và gói lại rồi đem đi dâng tế. Ảnh: @Đại học Cairo.

Tuy nhiên, đôi khi những con chim không bị moi ruột, mà được đem đi ướp xác, tạo cơ hội cho Giáo sư Ikram và các đồng tác giả có cái nhìn thoáng qua về cuộc sống của một con chim cụ thể trước khi nó chết. Ảnh: @Đại học Cairo.

Các nhà khoa học đã tiến hành khám nghiệm tử thi trên một xác ướp chim săn mồi, được dán nhãn SACHM 2575. SACHM 2575 được quét bằng phương pháp chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) và các nhà nghiên cứu đã tạo ra hình ảnh ba chiều về con chim này. Ảnh: @Đại học Cairo.

Dựa trên hình thái, số đo chân, chi và hình dạng mỏ, họ xác định đây là một con chim cắt châu Âu đực (Falco tinnunculus). Chim cắt Falco tinnunculus được cho là có liên quan đến thần Mặt trời Re, theo tín ngưỡng của Ai Cập cổ đại. Ảnh: @Đại học Cairo.

Vì con chim không bị moi ruột trước khi ướp xác, nên các nhà khoa học cũng có thể quan sát đường tiêu hóa của nó để xem bữa ăn cuối cùng của nó thực sự là gì. Ảnh: @Đại học Cairo.

Họ tìm thấy đuôi của một con chuột nhà non (Mus musculus). Khi xem xét kỹ hơn phần mề và dạ dày, họ phát hiện thêm nhiều mảnh xương chuột khác, bao gồm 27 chiếc răng nhỏ, cho thấy con chim cắt này đã ăn nhiều con chuột trước đó trong ngày. Họ cũng tìm thấy các bộ phận của một con chim sẻ nhỏ. Ảnh: @Đại học Cairo.

Giáo sư Ikram cho biết: "Khi chúng tôi chứng kiến lượng thức ăn khổng lồ trong con chim cắt này, nhiều khả năng người Ai Cập cổ đại đã nuôi nhốt loài chim này, trước khi ướp xác chúng để dâng tế trong các nghi lễ”. Ảnh: @Đại học Cairo.

Nghiên cứu này lần đầu tiên đưa ra bằng chứng mạnh mẽ về việc người Ai Cập cổ đại nuôi nhốt các loài chim săn mồi, với khả năng họ cũng đã thiết lập một chương trình nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt, ưu tiên cung cấp chim trống hơn chim mái. Ảnh: @Đại học Cairo.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.