Sự soi mói của mẹ chồng khiến ngộp thở những ngày nghỉ dịch

Quan hệ mẹ chồng nàng dâu vừa mới êm ấm chẳng được bao lâu, giờ chẳng khác như có chiến tranh từ khi Hồng về ở cùng những ngày nghỉ dịch. Sự soi mói của mẹ chồng khiến cô ngộp thở.

Hồng là giáo viên mầm non tư thục, chồng cô là kĩ sư xây dựng. Bình thường hai vợ chồng vẫn ở Hà Nội. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID – 19, Hồng phải nghỉ việc không lương mà các con cũng phải nghỉ học dài ngày. Trong khi đó, chồng của Hồng đang đi công trình xa.

Khi thấy con cháu nghỉ ở nhà nhiều và nghe thông tin dịch ở Hà Nội phức tạp có mấy ca mắc COVID- 19, bố mẹ chồng ở quê suốt ngày gọi điện lên giục về cho ông bà vui. Ban đầu, Hồng lưỡng lự không muốn về do không hợp với mẹ chồng. Quan hệ hai mẹ con mới êm ấm chẳng được bao lâu. Cô chỉ sợ về rồi mẹ con lại căng thẳng với nhau. Nhưng khi Hưng – chồng cô thuyết phục, Hồng mới chịu đưa cậu con trai 1 tuổi về quê.

Su soi moi cua me chong khien ngop tho nhung ngay nghi dich

Ảnh minh họa

Bố chồng Hồng là người rất hiền, tâm lý nhưng không có tiếng nói trong nhà. Ngược lại mẹ chồng gần như làm chủ gia đình, chỉ tội khắt khe và thích săm soi. Ngày xưa trước khi về làm dâu, Hồng đã nghe mọi người nói về tiếng ghê gớm trong làng của bà. Có không ít người khuyên Hồng suy nghĩ về làm dâu nhà Hưng vì sợ khó sống với mẹ chồng soi mói nhiều như vậy. Nhưng Hồng cứ gạt đi tất cả để đi đến quyết định của mình. Nghĩ rằng sống tốt, hết trách nhiệm và thương mẹ chồng thì ắt hẳn chẳng có bà mẹ chồng nào lại ghét bỏ mình cả, Hồng tự tin về làm dâu.

Ngày mới làm dâu, Hồng giữ mọi nhẽ để không làm mẹ chồng phật ý. Dẫu vậy cũng không tránh khỏi những lúc mẹ chồng nóng mặt, xét nét. May là thời gian ở cùng với bố mẹ chồng không nhiều, hai vợ chồng ra Hà Nội phải đi làm.

Ở xa nhau, mối quan hệ của hai mẹ con cải thiện hơn chút, tình cảm cũng có gắn kết hơn. Vậy mà quan hệ mẹ con vừa mới êm ấm chẳng được bao lâu, giờ lại như có chiến tranh từ khi về ở cùng những ngày nghỉ dịch COVID – 19. Sự soi mói đủ thứ chuyện của mẹ chồng khiến Hồng ngộp thở.

Hồng kể, về làm dâu đã một năm mà Hồng cảm thấy như mới về khi mẹ chồng "chỉ bảo" từng việc. Từ việc nấu ăn thế nào, dọn dẹp, rửa bát xong để bát đũa ra sao trên trạn. Có hôm, vừa dọn dẹp xong, Hồng đang vắt cái rẻ lau để lau thì mẹ chồng đứng đằng sau bảo "Vắt phải gập nó lại mới hết nước. Vắt như thế đầy nước ra, lau chỉ thêm bẩn".

Chưa hết, ở quê không chỉ có con của mình, hàng ngày anh chị chồng cũng gửi con sang. Vậy là, Hồng trông thêm mấy đứa nhỏ. Thỉnh thoảng, đám nhóc chúng nó chí chóe, mẹ chồng Hồng lại chạy vào khó chịu "Cô nuôi dạy trẻ mà trông con, trông cháu cũng không xong, để chúng nó khóc suốt thế đau hết đầu".

Có khách vào chơi là bà lại giảng giải, nào là làm việc này việc kia còn chưa được, phải sửa như thế này. Nhiều khi Hồng muối mặt vì sự chê bai của mẹ chồng trước mọi người.

Cuối tuần, khi chồng Hồng về, mẹ chồng được thể xả với chồng cô nào chẳng biết làm gì, nhà cửa bừa bộn, cơm nước không biết nấu rồi trông có mấy đứa nhỏ mà cũng để chúng nó đánh nhau cả ngày. Ông bà bận việc đồng áng mà vẫn phải vào hỗ trợ. Nghe vậy, Hồng biết nói lại kiểu gì cũng to chuyện nên nhín nhịn.

Vợ chồng tâm sự với nhau, Hồng tưởng chồng sẽ hiểu. Nào ngờ anh lại bảo vợ không làm tốt, mẹ chồng góp ý nên lắng nghe và rút kinh nghiệm. Bình thường mẹ vẫn làm mọi việc, sao em lại không làm được?. Đi làm vất vả rồi về chơi với con có ngày mà không được nghỉ ngơi, hết mẹ đến vợ tra tấn".

Những câu nói của chồng như sát muối vào Hồng khiến cô tủi thân vô cùng. Khi thấy hai vợ chồng to tiếng, mẹ chồng lại nói vào "ở nhà không kiếm ra tiền thì im cái miệng đi". Hồng biết, lương giáo viên mầm non tư thục của mình chẳng được bao nhiêu, giờ nghỉ dịch ở nhà lại chẳng có lương. Mọi chi phí sinh hoạt chung của gia đình giờ phụ thuộc vào lương của chồng. Sự tham gia của mẹ chồng khiến cô càng khó chịu thêm.

Hồng nghĩ chỉ vì ảnh hưởng của dịch mới phải ở nhà. Hơn nữa nếu không vì chồng thuyết phục về quê cho ông bà vui thì có lẽ hai mẹ con cô vẫn ở trên Hà Nội. Và có nhẽ, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không tới mực tệ như hiện giờ.

Một tháng ở nhà với mẹ chồng mà Hồng thấy như một cực hình, ra vào là chạm mặt với mẹ chồng khó tính. Sự soi mói của mẹ chồng khiến ngộp thở những ngày nghỉ dịch COVID – 19, Hồng chỉ muốn ôm con đi ngay lập tức. Song vì chồng cô lại dặn mình nín nhịn ở nhà. Giờ Hồng chỉ mong sao dịch sớm ổn định để có thể đi làm trở lại, ít va chạm với mẹ chồng sẽ ổn như những ngày trước.

Chiêu giảng hòa mâu thuẫn mẹ chồng và em gái chồng

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng “ưu ái” chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.
 

 Cuộc sống với gia đình chồng không bao giờ giống như tưởng tượng của chị em trước khi xuất giá, có lúc xảy ra những vấn đề khiến bạn thật khó có thể xử lý như việc phải đứng giữa chiến tuyến giữa mẹ chồng và em gái chồng.

Tại sao mẹ con ruột lại cãi nhau?

Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh (Học viện Vera), trên thực tế không chỉ mẹ chồng nàng dâu mới có mâu thuẫn mà chuyện đó cũng diễn ra ngay cả với mẹ chồng và em gái, hoặc chị gái chồng. Bởi, cho dù là mẹ con ruột đi chăng nữa, đã là người của hai thế hệ, khó lòng tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn về tư duy.

Mẹ luôn là người luôn muốn dành toàn bộ những điều tốt đẹp nhất bà có cho đứa con thân yêu của mình, bao gồm cả kho kiến thức dân gian, kinh nghiệm bà góp nhặt từ bao đời. Còn con gái, phần ỷ lại vào mẹ mình, phần có tầm nhìn rộng rãi hơn về thế giới quan thông qua các phương tiện đại chúng hiện đại, sẽ có lúc không đồng ý với mẹ mà đưa ra lời phản bác. Dĩ nhiên, vì cô là con ruột nên dù nói gì làm gì đi nữa cũng sẽ dễ dàng thẳng thắn và trực tiếp hơn so với cuộc tranh đấu truyền kỳ giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Khi làm dâu, gặp cảnh mẹ chồng và em chồng hoặc chị chồng có mâu thuẫn, bỗng dưng chị em bị đẩy và tình thế khó xử. Không ít người cũng bị cuốn vào cuộc tranh cãi của hai mẹ con nhà chồng và họ luôn phải đặt ra câu hỏi cần phải ứng xử ra sao cho đúng.

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng "ưu ái" chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.

Tại sao lại cần bạn vào lúc này?

Thật ra trong vấn đề này, chuyện bạn là người đứng giữa, chịu trách nhiệm hòa giải cho hai mẹ con họ và là tấm bia đỡ đạn mà cả hai trưng dụng cũng là có lý do. Bởi trong gia đình, bạn là người duy nhất để mẹ và em chồng có thể nhờ cậy bởi những lý do sau:

Đầu tiên, bạn là người phụ nữ duy nhất còn lại trong nhà để họ nhờ cậy. Bởi lúc này, chồng bạn đã "trốn" đi, bởi đàn ông rất sợ bị lôi vào cuộc chiến của những người phụ nữ.

Chieu giang hoa mau thuan me chong va em gai chong
Ảnh minh họa 

Mẹ chồng gọi điện kể tội con dâu lười, bẩn; thông gia nói lạ

Mẹ chồng em tính tình khó chịu, mặt mũi lúc nào cũng nhăn nhó buồn phiền. Nhiều khi em nghĩ mãi cũng không hiểu vì sao cùng là phận phụ nữ, bà cũng từng đi làm dâu mà với em, bà không tỏ ra thông cảm, thấu hiểu cho con dâu dù chỉ một chút.

Mẹ chồng em quen kiểu chỉ tay 5 ngón. Trong nhà còn bố chồng nhưng ông chẳng quyết được việc gì, cái gì cũng nhất nhất phải nghe lời mẹ chồng. Em về làm dâu, từ cơm nước quần áo, nhà cửa mình em lo liệu hết.

Nàng dâu ngỡ ngàng phát hiện mẹ chồng vào nhà nghỉ với nhân tình

Hàng ngày, mẹ chồng luôn rao giảng tôi về đạo đức làm vợ, phải biết hi sinh, chung thủy với chồng nhưng một ngày, tôi bất ngờ khi gặp bà vào nhà nghỉ với nhân tình.

Mẹ chồng tôi kết hôn, sinh con sớm nên ở tuổi 48, bà đã lên chức bà nội. Bà khá khó tính, khắt khe với con dâu. Bất cứ việc gì, bà đều yêu cầu một cách hoàn hảo.