Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Sốc với loài sinh vật sống dai nhất quả đất

09/01/2016 09:00

(Kiến Thức) - Tồn tại được đến hơn 10.000 năm, sinh vật này đủ khả năng đánh bật mọi ứng cử viên cho danh hiệu sinh vật sống dai nhất quả đất.

Nhung Hoàng (theo BBC)
theo BBC

Ghê người xem những loài sứa độc nhất thế giới

Xem sinh vật biển đáng sợ như ở ngoài hành tinh

Trong một lần nạo vét Hồ Muối Lớn tại Utah (Mỹ), các nhà khoa học đã khám phá ra một khối nang trứng của tôm Artemia bên dưới lớp muối dưới đáy hồ. Đây là một loài tôm chuyên sống ở các vùng nước mặn. Khối nang trứng vẫn còn đang trong tình trạng “chờ” để nở. Sau khi chụp và quét bằng tia carbon phóng xạ, các nhà khoa học đã không khỏi bất ngờ khi xác định tuổi thọ của khối nang trứng này lên tới 10.000 năm. Sinh vật này đủ khả năng đánh bật mọi ứng cử viên cho danh hiệu sinh vật sống dai nhất quả đất.
Trong một lần nạo vét Hồ Muối Lớn tại Utah (Mỹ), các nhà khoa học đã khám phá ra một khối nang trứng của tôm Artemia bên dưới lớp muối dưới đáy hồ. Đây là một loài tôm chuyên sống ở các vùng nước mặn. Khối nang trứng vẫn còn đang trong tình trạng “chờ” để nở. Sau khi chụp và quét bằng tia carbon phóng xạ, các nhà khoa học đã không khỏi bất ngờ khi xác định tuổi thọ của khối nang trứng này lên tới 10.000 năm. Sinh vật này đủ khả năng đánh bật mọi ứng cử viên cho danh hiệu sinh vật sống dai nhất quả đất.
Tôm Artemia không hẳn là một loài tôm nhưng cũng là một loài động vật giáp xác. Mỗi chú tôm Artemia có kích thước vô cùng nhỏ, với chiều dài trung bình khoảng 15mm. Loài tôm này tuy có một tên gọi khác là “khỉ biển” nhưng lại không sống ở biển. Môi trường sống của Tôm Artemia thường ở các vũng hay hồ nước mặn.
Tôm Artemia không hẳn là một loài tôm nhưng cũng là một loài động vật giáp xác. Mỗi chú tôm Artemia có kích thước vô cùng nhỏ, với chiều dài trung bình khoảng 15mm. Loài tôm này tuy có một tên gọi khác là “khỉ biển” nhưng lại không sống ở biển. Môi trường sống của Tôm Artemia thường ở các vũng hay hồ nước mặn.
Tôm Artemia thường trôi nổi theo dòng nước bằng cách bơi ngược, ăn tảo biển và sinh vật phù du để sống. Một đặc điểm thú vị của tôm Artemia đó là những cá thể tôm cái có thể tự mình sinh sản mà không cần sự giúp đỡ từ tôm đực.
Tôm Artemia thường trôi nổi theo dòng nước bằng cách bơi ngược, ăn tảo biển và sinh vật phù du để sống. Một đặc điểm thú vị của tôm Artemia đó là những cá thể tôm cái có thể tự mình sinh sản mà không cần sự giúp đỡ từ tôm đực.
Tôm Artemia có khả năng sinh tồn rất giỏi, chúng có thể sống trong môi trường nước có nồng độ muối lên tới 50%. Bên cạnh đó, loài tôm này có thể chịu đựng những sự tra tấn kinh khủng nhất như bị sấy khô, hơ trên lửa, nhúng ngập trong rượu. Chưa hết, tôm Artemia cũng có thể sống sót khi bị chiếu trực tiếp bằng ánh sáng cực tím, bị đun sôi ở 105 độ C, hoặc ở nhiệt độ gần như bằng 0.Thậm chí vào năm 1972, chúng còn được đưa lên... vũ trụ mà vẫn không hề hấn gì.
Tôm Artemia có khả năng sinh tồn rất giỏi, chúng có thể sống trong môi trường nước có nồng độ muối lên tới 50%. Bên cạnh đó, loài tôm này có thể chịu đựng những sự tra tấn kinh khủng nhất như bị sấy khô, hơ trên lửa, nhúng ngập trong rượu. Chưa hết, tôm Artemia cũng có thể sống sót khi bị chiếu trực tiếp bằng ánh sáng cực tím, bị đun sôi ở 105 độ C, hoặc ở nhiệt độ gần như bằng 0.Thậm chí vào năm 1972, chúng còn được đưa lên... vũ trụ mà vẫn không hề hấn gì.
Khả năng chịu đựng của tôm Artemia chưa dừng lại ở đó. Loài tôm này có thể tồn tại trong dung dịch pH với độ axit cao đến mức làm tan rã thịt người, “tắm” trong thuốc trừ sâu, tồn tại trong môi trường chân không và trong áp suất ở độ sâu 6.000 mét dưới đáy biển.
Khả năng chịu đựng của tôm Artemia chưa dừng lại ở đó. Loài tôm này có thể tồn tại trong dung dịch pH với độ axit cao đến mức làm tan rã thịt người, “tắm” trong thuốc trừ sâu, tồn tại trong môi trường chân không và trong áp suất ở độ sâu 6.000 mét dưới đáy biển.
Đối với một cơ thể bình thường, nước có vai trò rất quan trọng. Không chỉ duy trì sự tươi mát trong cơ thể, nước còn giúp nuôi dưỡng các bộ phận khác như các phân tử protein, đường hay các nhiễm sắc thể. Con người vẫn có thể trụ được khi cơ thể bị mất đến 15% lượng nước, còn động vật nói chung vẫn sống được khi nước trong cơ thể chỉ còn 50%. Thế nhưng đối với tôm Artemia, dù cho lượng nước trong cơ thể chỉ còn 3% cũng không phải là một vấn đề lớn.
Đối với một cơ thể bình thường, nước có vai trò rất quan trọng. Không chỉ duy trì sự tươi mát trong cơ thể, nước còn giúp nuôi dưỡng các bộ phận khác như các phân tử protein, đường hay các nhiễm sắc thể. Con người vẫn có thể trụ được khi cơ thể bị mất đến 15% lượng nước, còn động vật nói chung vẫn sống được khi nước trong cơ thể chỉ còn 50%. Thế nhưng đối với tôm Artemia, dù cho lượng nước trong cơ thể chỉ còn 3% cũng không phải là một vấn đề lớn.
Khối nang trứng của tôm Artemia được nạp bởi một loại đường đặc biệt có tên gọi “trehalose”, tạo thành một khối chất rắn như thủy tinh. Trehalose là một chất tồn tại trong nhiều loài nấm và cỏ, giúp nấm và cỏ sống sót qua những mùa đông lạnh giá. Hệ thống này sẽ duy trì protein, dựng nên một lớp màng để “bảo quản” trứng hiệu quả.
Khối nang trứng của tôm Artemia được nạp bởi một loại đường đặc biệt có tên gọi “trehalose”, tạo thành một khối chất rắn như thủy tinh. Trehalose là một chất tồn tại trong nhiều loài nấm và cỏ, giúp nấm và cỏ sống sót qua những mùa đông lạnh giá. Hệ thống này sẽ duy trì protein, dựng nên một lớp màng để “bảo quản” trứng hiệu quả.
Tôm Artemia có thể “sống dai” một phần cũng chính nhờ khả năng “tự làm khô” mình, tránh khỏi những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe do lượng nước bên trong. Bên cạnh đó, loài tôm Artemia còn có một khả năng đặc biệt khi chúng có thể tự sửa chữa các cấu trúc protein bị hỏng.
Tôm Artemia có thể “sống dai” một phần cũng chính nhờ khả năng “tự làm khô” mình, tránh khỏi những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe do lượng nước bên trong. Bên cạnh đó, loài tôm Artemia còn có một khả năng đặc biệt khi chúng có thể tự sửa chữa các cấu trúc protein bị hỏng.
Hiện nay, loài tôm này đã tiến hóa đến mức sở hữu một sức chịu đựng phi thường để sống trong những môi trường nước “siêu mặn”, “siêu” khắc nghiệt mà không một kẻ săn mồi nào có thể đụng tới chúng.
Hiện nay, loài tôm này đã tiến hóa đến mức sở hữu một sức chịu đựng phi thường để sống trong những môi trường nước “siêu mặn”, “siêu” khắc nghiệt mà không một kẻ săn mồi nào có thể đụng tới chúng.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

07/05/2025 08:30
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

19/04/2025 08:30
"Tiên nữ tắm suối" Quảng Ninh tái xuất khiến ai ngắm cũng mê

"Tiên nữ tắm suối" Quảng Ninh tái xuất khiến ai ngắm cũng mê

24/04/2025 07:45

Bạn có thể quan tâm

Sắc hồng muồng hoa đào rực rỡ trên quốc lộ 20 Lâm Đồng

Sắc hồng muồng hoa đào rực rỡ trên quốc lộ 20 Lâm Đồng

Em gái Công Vinh giao diện quý cô thanh lịch, body miễn chê

Em gái Công Vinh giao diện quý cô thanh lịch, body miễn chê

“Thánh nữ lắc hông” diện váy lụa mỏng manh gây thương nhớ

“Thánh nữ lắc hông” diện váy lụa mỏng manh gây thương nhớ

Mỹ nhân "gái 1 con" mặc yếm hờ hững khi đi du lịch

Mỹ nhân "gái 1 con" mặc yếm hờ hững khi đi du lịch

Hot girl gây chú ý với trang phục bó sát đi cắm hoa

Hot girl gây chú ý với trang phục bó sát đi cắm hoa

Hồ Quỳnh Hương tung loạt ảnh cưới đẹp như cổ tích

Hồ Quỳnh Hương tung loạt ảnh cưới đẹp như cổ tích

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status