Số doanh nghiệp thành lập mới tăng 14% trong nửa đầu năm 2022

(Vietnamdaily) - Theo thông tin từ Tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm ghi nhận 116.900 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2022 là 76.233 doanh nghiệp, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2021. Cũng phải nhắc lại số doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2021 cũng là mức cao nhất trong giai đoạn 6 tháng đầu năm. Nếu tính trung bình giai đoạn 2017-2021 thì con số này cũng gấp 1,2 lần.
Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên số doanh nghiệp thành lập mới trong giai đoạn 6 tháng đầu năm vượt mốc 70.000 doanh nghiệp và cũng là mức kỷ lục trong giai đoạn này.
Về số vốn, dù có giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2021, với giá trị 882.122 tỷ đồng, nhưng vẫn gấp 1,2 lần so với trung bình giai đoạn 2017-2021 (749.019 tỷ đồng.
So doanh nghiep thanh lap moi tang 14% trong nua dau nam 2022
 Doanh nghiệp thành lập mới tăng trong nửa đầu năm.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 là 40.667 doanh nghiệp, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,9 lần so với trung bình giai đoạn 2017-2021 (20.949 doanh nghiệp).
Các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 là: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (15.381 doanh nghiệp, chiếm 37,8%); Xây dựng (5.015 doanh nghiệp, chiếm 12,3%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (4.493 doanh nghiệp, chiếm 11,0%).
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở 17/17 lĩnh vực, mức tăng cao nhất ghi nhận ở một số lĩnh vực như: Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (652 doanh nghiệp, tăng 222,8%); hoạt động dịch vụ khác (1.124 doanh nghiệp, tăng 202,2%); kinh doanh bất động sản (1.409 doanh nghiệp, tăng 69,6%); bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (15.381 doanh nghiệp, tăng 68,2%); giáo dục và đào tạo (977 doanh nghiệp, tăng 67,6%) và dịch vụ lưu trú và ăn uống (2.362 doanh nghiệp, tăng 63,5%).
6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận tới 83.570 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19,0% so với cùng kỳ năm 2021 (thấp hơn mức tăng 24,9% của 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020).
Trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh (50.909 doanh nghiệp, chiếm 60,9%).
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể và đã giải thể có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chủ yếu thuộc các lĩnh vực: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (18.417 doanh nghiệp, chiếm 36,2%); Xây dựng (7.206 doanh nghiệp, chiếm 14,2%) và Công nghiệp chế biến, chế tạo (5.948 doanh nghiệp, chiếm 11,7%).

Cục thuế TP HCM công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ đợt 2/2022

Ngày 15/5, Cục thuế TP HCM công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ đợt 2/2022. Theo đó, có 30 doanh nghiệp nợ thuế, với tổng số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp lên đến 1.911 tỷ đồng.

Loạt doanh nghiệp địa ốc nợ thuế trăm tỷ

Đáng chú ý, trong danh sách này có nhiều doanh nghiệp địa ốc, đứng đầu là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI), với số nợ thuế 404,5 tỷ đồng. Đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp này bị bêu tên nợ thuế.

Một doanh nghiệp điện bị Cục thuế Sơn La truy thu thuế

(Vietnamdaily) - Vừa qua, CTCP Đầu tư và Phát triển Điện Tây Bắc (NED) nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Tổng số tiền NED bị phạt và truy thu là hơn 387 triệu đồng.

NED đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hơn 255 triệu đồng, gồm thuế GTGT và thuế TNCN của năm 2020 và 2021.

Đồng thời, Công ty cũng không nộp phụ lục theo quy định với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (năm 2021) kèm tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Để khắc phục, Cục thuế tỉnh Sơn La yêu cầu NED nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách tổng cộng hơn 287,5 triệu đồng, trong đó gồm 255 triệu đồng tiền thuế GTGT và 32,5 triệu đồng tiền thuế TNCN.

Bên cạnh đó, NED cũng cần nộp phạt vi phạm hành chính vì khai sai thuế 57,5 triệu đồng; nộp phạt hành chính vào ngân sách Nhà nước 11,5 triệu đồng; nộp tiền chậm thuế 30,825 triệu đồng. Tổng cộng là 99,83 triệu đồng.

Tổng số tiền NED bị phạt và truy thu là hơn 387 triệu đồng.

Mot doanh nghiep dien bi Cuc thue Son La truy thu thue
 

Được biết năm 2022, NED đặt mục tiêu tổng doanh thu và thu nhập hợp nhất dự kiến đạt hơn 89 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 15 tỷ đồng, lần lượt giảm mạnh 31% và 63% so với kết quả 2021.

Về sản xuất, NED chú trọng việc sửa chữa bảo dưỡng định kỳ cho nhà máy. Công ty sẽ tập trung quản lý, khai thác 3 nhà máy hiện tại, phát triển bất động sản khu công nghiệp để đón đầu làn sóng FDI.

Doanh nghiệp lên phương án cân đối tài chính để trả nợ ngân hàng, nhà thầu nhằm giảm áp lực nợ vay, tiết kiệm chi phí, cân đối vốn sau tái cơ cấu,...

Đến thời điểm hiện tại, NED đang sở hữu 39,3% vốn điều lệ Công ty TNHH Trường Đại Lộc, tương đương 80,5 tỷ VNĐ. Công ty TNHH Trường Đại Lộc là Chủ đầu tư dự án Cụm công nghiệp Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích quy hoạch 72,23 ha. Theo kế hoạch tiến độ dự án sẽ hoàn thành vào ngày 30/9/2022.

FLC, ROS hút tiền trước thềm Đại hội bất thường vào đầu tháng 7

(Vietnamdaily) - Các cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC, ROS của Xây dựng FLC Faros và HAI của Nông dược HAI đều tím trần nhiều phiên liền và hút tiền mạnh trước thềm ĐHĐCĐ bất thường.
 

Phiên giao dịch 28/6 chứng kiến phiên thứ 5 liên tiếp FLC, ROS đóng cửa trong sắc tím và dư mua giá trần hàng triệu đơn vị, cổ phiếu HAI cũng kết phiên ở mức gần trần, trước đó HAI cũng có 4 phiên tím trần.

FLC tăng một mạch từ 3.400 đồng/cổ phiếu lên 5.290 đồng/cổ phiếu kết phiên giao dịch 28/6. Còn ROS tăng từ 1.800 đồng lên 3.000 đồng/cổ phiếu.