Vụ 32 ha đất công ở Phước Kiển: Sẽ xem xét xử lý trách nhiệm TGĐ Công ty Quốc Cường Gia Lai

(Vietnamdaily) - Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xem xét xử lý trách nhiệm đối với bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai trong vụ sai phạm trong chuyển nhượng 32 ha đất công ở Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM.

Cơ quan an ninh điều tra Công an TP HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung lần 2, chuyển hồ sơ tới VKS cùng cấp đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang (cựu phó Bí thư Thành ủy TP HCM) cùng 9 bị can, trong vụ sai phạm trong chuyển nhượng 32 ha đất công ở Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM.

Theo Báo Pháp Luật TP HCM, kết luận điều tra bổ sung lần này nêu: Đối với bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xem xét xử lý trách nhiệm sau trên cơ sở kết luận giám định của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và kết quả điều tra.

Đồng thời, truy thu số tiền hơn 21,2 tỉ đồng Công ty CP Quốc Cường Gia Lai nhận của Công ty Tân Thuận khi hai Công ty thỏa thuận hủy hợp đồng số 203/HĐKT/2017 ngày 05-6-2017 và 03 Phụ lục hợp đồng kèm theo khi chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại dự án Khu dân cư Phước Kiển.

Trước đó, Viện KSND TP HCM đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung 5 vấn đề của vụ án. Trong đó có nội dung làm rõ trách nhiệm của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai trong việc ký hợp đồng chuyển nhượng đất Phước Kiển từ Công ty Tân Thuận; xác định trách nhiệm của bà Thái Thị Bích Liên (nguyên Chánh văn phòng Thành ủy TP HCM) và ông Phạm Nhớ Hồng Thương (Phó trưởng phòng Quản lý Đầu tư - Kinh doanh vốn).

Vu 32 ha dat cong o Phuoc Kien: Se xem xet xu ly trach nhiem TGD Cong ty Quoc Cuong Gia Lai
 Lô đất 32 ha ở huyện Nhà Bè.

Kết luận điều tra lần 1 nêu rõ, việc chuyển nhượng khu đất đã đền bù ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và chuyển nhượng một phần dự án Khu dân cư Ven Sông Tân Phong, quận 7 theo quy định pháp luật hiện hành là không bắt buộc phải đấu giá, việc đấu giá chỉ là một trong những căn cứ để bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch mang lại lợi ích cao nhất cho công ty và chủ sở hữu.

Công ty Tân Thuận không thực hiện đúng quy định về xây dựng giá, dẫn đến chuyển nhượng thấp, gây thất thoát nguồn vốn của Đảng bộ TP HCM tại Công ty Tân Thuận.

Bênh cạnh đó, không có quy định nào bắt buộc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (bên nhận chuyển nhượng) phải biết giá của Công ty Tân Thuận được xây dựng đúng hay sai. Kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ trong vụ án đến nay chưa có cơ sở xác định bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai có sự thông đồng, cấu kết với các cá nhân trong Công ty Tân Thuận để có lợi trong việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng nên không có cơ sở xử lý trách nhiệm đối với bà Loan.

Đối với yêu cầu xem xét trách nhiệm của bà Thái Thị Bích Liên, kết luận điều tra xác định hành vi của nguyên Chánh văn phòng Thành ủy TP HCM thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự.

Còn về ông Thương được xác định người này đã làm theo chỉ đạo của cấp trên. Ngoài ra, ông này không tham mưu, đề xuất các tờ trình. Do đó,  không có căn cứ để xét xét trách nhiệm hình sự.

Vì sao không xử lý hình sự TGĐ Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan vụ mua rẻ 32 ha đất công?

(Vietnamdaily) - Cơ quan điều tra cho rằng không có cơ sở xác định lãnh đạo Công ty Quốc Cường Gia Lai thông đồng, để hưởng lợi trong việc chuyển nhượng 32 ha đất Phước Kiển (Nhà Bè, TP HCM).

Cơ quan An ninh điều tra Công an TP HCM vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận, 100% vốn Nhà nước) bán rẻ 32ha đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và 169.229m2 đất của dự án Khu dân cư Ven Sông Tân Phong, quận 7 cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.

Trước đó, Viện KSND TP HCM từng trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung 5 vấn đề. Trong đó có nội dung làm rõ trách nhiệm của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai trong việc ký hợp đồng chuyển nhượng đất Phước Kiển từ Công ty Tân Thuận; xác định trách nhiệm của bà Thái Thị Bích Liên (nguyên Chánh văn phòng Thành ủy TP HCM) và ông Phạm Nhớ Hồng Thương (Phó trưởng phòng Quản lý Đầu tư - Kinh doanh vốn).

Quốc Cường Gia Lai phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Phước Kiển lại từ đầu

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 vào ngày 31/12/2021, bà Nguyễn Thị Như Loan – Tổng Giám đốc CTCP Quốc Cường Gia Lai đánh giá cao về lợi nhuận mà dự án Phước Kiển có thể đem lại.

Quoc Cuong Gia Lai phai xin chap thuan chu truong dau tu du an Phuoc Kien lai tu dau

ĐHĐCĐ thường niên 2021 của QCG được tổ chức vào chiều ngày 31/12/2021

Tiến độ của dự án Phước Kiển vẫn còn bỏ ngỏ

Trả lời cổ đông về tiến độ dự án Phước Kiển 51 ha liên quan đến Công ty Tân Thuận, bà Loan cho biết chủ trương đầu tư của dự án đã hết hạn từ tháng 8/2020 và QCG sẽ phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư lại từ đầu.

Giải thích về nguyên nhân dự án này bị đình trệ suốt những năm qua, bà Loan cho biết năm 2017, QCG có gửi văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu giao đất để thực hiện dự án do đền bù theo dạng hạ tầng đã đạt 100% nhưng phía Sở đã không có phản hồi chính thức.

Đến năm 2020, khi chủ trương đầu tư hạ tầng đã hết hạn, phía cơ quan chức năng đề nghị sẽ giao đất cho QCG, tuy nhiên, Nhà nước sẽ không hoàn lại tiền đầu tư. Đồng thời, do mục đích sử dụng đất chuyển từ dạng đất thô sang dạng có hạ tầng nên tiền sử dụng đất mà QCG phải đóng cũng sẽ tăng gấp 10 lần.

Ngoài ra, muốn đạt được chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án trên 50ha như Phước Kiển thì chủ đầu tư dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên điều kiện là dự án phải hoàn thành đền bù 100%. Hiện tại, dự án Phước Kiển vẫn còn 5% diện tích chưa đền bù do người dân đòi bồi thường quá cao. Phía QCG có khả năng tập trung nguồn lực tài chính để giải quyết chuyện đền bù nhưng áp lực trả lãi vay sẽ rất lớn trong bối cảnh vấn đề pháp lý vẫn còn bỏ ngõ.

Nhận định về dự án, bà Loan cho rằng dự án Phước Kiển mang lại giá trị rất lớn, nếu dự án được hoàn thành thì giá cổ phiếu QCG có thể lên 100,000-200,000 đồng/cp. Còn trong tương lai gần, bà Loan hứa chắc chắn QCG sẽ thực hiện chia cổ tức năm 2022.

Vụ kiện với Sunny sẽ sớm có kết quả

Đối với vụ kiện với Sunny Island liên quan đến dự án Phước Kiển 91.6 ha, bà Loan cho biết phía Sunny đã đầu tư 2,882 tỷ đồng vào dự án Phước Kiển nhưng thời hạn thanh toán không đúng theo hợp đồng nên QCG có quyền kiện ra VIAC. Phía VIAC đã tổ chức tranh tụng lần thứ nhất nhưng do vấn đề dịch bệnh nên ngày tổ chức tranh tụng lần hai vẫn chưa được quyết định, dự kiến phán quyết sẽ được đưa ra trước hoặc sau Tết Nguyên Đán.

Bà Loan cho biết thêm trước khi đưa ra VIAC, QGC đã đề nghị trả lại toàn bộ phần vốn đầu tư của Sunny nhưng đơn vị này muốn lấy phần đất tại dự án Phước Kiển có diện tích tương ứng số tiền đã đầu tư (19% tổng diện tích). Tuy nhiên, phía QGC không đồng ý do việc chia đất sẽ ảnh hưởng đến các tiện ích có sẵn tại dự án.

Theo hợp đồng giữa hai bên, nếu lỗi thuộc về QCG, Công ty sẽ phải trả lại toàn bộ số tiền Sunny đã đầu tư cộng thêm 50%, tương đương khoảng 4,200 tỷ đồng. Ngược lại, nếu lỗi thuộc về Sunny, đơn vị này chỉ được lấy lại 50% số tiền đã đầu tư, tương đương hơn 1,400 tỷ đồng.

Ngoài những dự án Phước Kiển, “vận rủi” của QCG còn xuất hiện ở một số dự án khác. Đối với dự án Khu dân cư 6B Phạm Hùng (huyện Bình Chánh, TP.HCM), hiện QCG chỉ mới xây dựng một block chung cư có diện tích 3,500 m2, vẫn còn 76 nền đang chờ đợi chỉ đạo của cơ quan chức năng để chuyển thành nhà ở xã hội hoặc nhà ở thương mại.

Trong khi đó, dự án Long Phước, quận 9 do bị hút trộm cát nên diện tích đã giảm đáng kể, hiện đang trong tình trạng đã hoàn thiện pháp lý nhưng không có đất để làm. QCG đã làm thủ tục khôi phục lại phần đất và đang chờ phản hồi từ phía cơ quan quản lý.

Chia sẻ về các mảng kinh doanh khác ngoài bất động sản, bà Loan cho biết hiện nay, mảng thủy điện hàng năm đóng góp 10% lợi nhuận c QCG, tuy nhiên phần lợi nhuận này sẽ dùng để trả nợ gốc các khoản vay thực hiện dự án. Trong 3 nhà máy thủy điện của QCG, hiện đã có 1 nhà máy hoàn tất trả nợ, 2 nhà máy còn lại dự kiến sẽ hoàn tất trả nợ trong 5-6 năm nữa.

Còn với mảng cao su, những năm trước thua lỗ nhưng từ năm 2020 đến nay đã khả quan hơn và có lãi. Về triển vọng của mảng này, bà Loan cho biết do diện tích trồng cao su hiện nay đã bị thu hẹp do nông dân dần chuyển sang trồng các loại cây khác nên QCG có thể sẽ hướng đến việc bán gỗ và sử dụng đất để kinh doanh bất động sản.

Trong năm 2022, QCG dự kiến cho phát hành gần 62 triệu cp theo dạng phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông và hoán đổi công nợ, giá phát hành 11,000 đồng/cp. Bà Loan cho biết mục đích tăng vốn là để giảm áp lực lãi vay, hạ mức nợ vay để thu hút đầu tư. Khi hành lang pháp lý tại các dự án được giải quyết, QCG sẽ tiếp tục tổ chức tăng vốn.

Năm 2021, ĐHĐCĐ QCG đã thông qua mục tiêu doanh thu đạt 1,000 tỷ đồng và lãi trước thuế 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 9 tháng đầu năm, Công ty chỉ mới đem về 774 tỷ đồng doanh thu và 53 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương hơn 77% và 53% kế hoạch.

Như vậy, để hoàn thành mục tiêu đề ra, QCG cần có doanh thu ít nhất 226 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 47 tỷ đồng trong quý cuối năm. Con số 47 tỷ đồng tương đối thách thức nếu nhìn vào kết 8 quý gần đây đều không vượt quá 40 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế 8 quý gần đây của QCG. Đvt: Tỷ đồng

Quoc Cuong Gia Lai phai xin chap thuan chu truong dau tu du an Phuoc Kien lai tu dau-Hinh-2

 

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều giao dịch chuyển nhượng bất động sản kê khai giá thấp

(Vietnamdaily) -Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khuyến nghị các tổ chức, cá nhân khi phát sinh hoạt động mua, bán, chuyển nhượng bất động sản phải thực hiện các thủ tục kê khai cẩn thận, đúng giá, chính xác, trung thực…

Theo Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, bất động sản là tài sản lớn, lâu dài đối với mỗi cá nhân, tổ chức, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ dựa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Khi chuyển nhượng, kinh doanh bất động sản, tổ chức, cá nhân phải thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng bất động sản. 

Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều giao dịch chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn tỉnh kê khai giá trị bất động sản trên hợp đồng công chứng thấp hơn so với giá giao dịch thực tế trên thị trường. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả bên mua và bên bán và vi phạm về pháp luật thuế, hành vi trốn thuế.