Sau mưa lớn cần cẩn thận với loài động vật này

Ốc sên hay còn gọi là ốc ma là loại động vật phát triển mạnh sau cơn mưa. Loài động vật này có thể mang theo cả những vi khuẩn, giun sán trên cơ thể.

Nhầy nhớt ốc sên bám trên rau có thể có độc tố
Thời gian gần đây, cộng đồng mạng chia sẻ thông tin ăn các loại rau khi ốc sên đã từng ăn hoặc bò qua có nguy cơ bị nhiễm độc rất cao. Vào mùa mưa, ốc sên thường xuất hiện nhiều và người dân phải hết sức cảnh giác.
Để hiểu rõ hơn về nguy cơ có thể nhiễm độc tố từ nhầy nhớt ốc sên để lại sau khi ăn rau, củ, quả… phóng viên đã nhờ tới sự tư vấn của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện nghiên Cộng nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội).
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay, ốc sên nói riêng và ốc nói chung là động vật nhuyễn thể một mảng vỏ, sống trên cạn và dưới nước. Riêng đối với ốc sên sống trên cạn thường tàn phá cây cối, rau, cỏ, hoa vào ban đêm. Ban ngày ốc sên thường ẩn kín trong các khe, bụi cây, hốc cây hoặc chui xuống đất. Đặc biệt vào mùa mưa, ốc sên phát triển rất nhanh và nguy cơ gieo rắc nhiều bệnh tật nguy hiểm cho con người.
Sau mua lon can can than voi loai dong vat nay
Ốc sên không có độc nhưng có nguy cơ bị nhiễm độc tố thuốc sâu, kim loại nặng từ môi trường bên ngoài. Trong chất nhầy của ốc tiết ra khi bám vào rau, quả sẽ có độc tố và cả ký sinh trùng gây hại cho cơ thể. 
Người làm nông nghiệp thường phải diệt ốc sên với hai mục đích bảo vệ mùa màng và phòng chống nguy cơ cây cỏ nhiễm độc tố.
Xét về bản chất ốc sên không phải là động vật chứa độc tố nhưng do nó là động vật ăn tạp, ăn mọi thứ gặp trên đường đi. Cho nên, loài động vật này có thể ăn cả những cây cỏ có chứa thuốc bảo vệ thực vật, nấm độc, độc tố kim loại nặng trong đất.
“Do thường bò dưới đất nên ốc sên có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, giun sán rất cao”, PGS.TS Thịnh nói.
Sau trời mưa, ốc sên thường bò ra để kiếm ăn. Khi ốc sên ăn rau, bò trên cây thường để lại một lượng nhầy nhớt nhất định. Nhầy nhớt của ốc sên có đặc tính bám dính rất chắc vào rau, cây, quả. Trong nhầy nhớt của ốc sên thường có chứa các ký sinh trùng, vi khuẩn độc tố kim loại nặng. Có thể gây ra những bệnh cấp tính cho con người.
“Khi chất nhớt bám vào rau thường rất khó rửa đặc biệt là đối với các loại rau ăn sống, nguy cơ bị nhiễm độc tố, ký sinh trùng từ ốc sên là cao”, PGS.TS Thịnh cho hay.
Chú ý giun mạch ở ốc sên
GS.TS Phạm Nhật An, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho hay, đối với động vật nhuyễn thể cần lưu ý tới loại giun mạch ký sinh.
Trong các loại ấu trùng thì giun mạch xếp ở vị trí hàng đầu gây ra bệnh cho con người. Ấu trùng giun mạch có ở ốc sên khá phổ biến.
Ốc sên có ký sinh trùng do bò khắp nơi, những nơi nó đi qua có thể để lại ấu trùng giun. Người ăn phải thức ăn có nhiễm ký sinh trùng từ ốc sên, ấu trùng sẽ đi vào đường tiêu hóa, xuyên qua thành ruột, vào máu, di chuyển đến các mô, tổ chức khắp cơ thể, đặc biệt tập trung ở não gây ra gây ra tổn thương não, màng não, thần kinh trung ương, mạch máu đáy mắt và dẫn đến viêm não, màng não cấp tính.
Các chuyên gia khuyến cáo, nên hạn chế ăn rau sống để phòng tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng không chỉ từ ốc mà còn từ các loại động vật, côn trùng khác. Riêng đối với ốc sên, tuyệt đối không nên dùng để chế biến món ăn hay bài thuốc chữa bệnh, đắp mặt làm đẹp…

5 món ăn nhất định phải thử trong tháng 8

(Kiến Thức) - Những món ăn nghe tên đã thèm này, nhất định bạn phải thử trong tháng 8. Nếu không có dịp thưởng thức ngoài hàng, bạn có thể tự chế biến cho mình và gia đình.

5 mon an nhat dinh phai thu trong thang 8
 1. Nem chua. Nguyên liệu: Thịt lợn, bì lợn, tiêu hạt giã to, bột tiêu, đường, nước mắm, bột nêm, tỏi băm, ớt, gia vị làm nem chua. Bì lợn cạo rửa sạch, luộc chín với sả đập dập, hành tây và hoa hồi, vớt ra ngâm nước đá, bỏ hết phần mỡ rồi thái sợi nhỏ. Ảnh: bep360.net.

Giới trẻ Hà Thành phát sốt với kem ốc quế dài ngoằng

(Kiến Thức) - Món kem ốc quế dài ngoằng đang được xem là xu hướng kem mới khiến giới trẻ Hà Nội phát cuồng trong thời gian gần đây.

Được biết, món kem ốc quế dài ngoằng này có nguồn gốc từ Nhật Bản và thời gian gần đây mới được du nhập về Hà Nội. Ảnh: diadiemanuong.com
 Được biết, món kem ốc quế dài ngoằng này có nguồn gốc từ Nhật Bản và thời gian gần đây mới được du nhập về Hà Nội. Ảnh: diadiemanuong.com

4 thực phẩm “trắng” mà bệnh nhân tiểu đường cần phải bỏ ngay

Đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường ngoài việc ăn bổ sung các loại rau củ, trái cây tươi..thì việc loại bỏ 4 thực phẩm "trắng" này rất quan trọng.

Đường tinh luyện ở đây chính là đường trắng là một disacarit (glucose + fructose) có công thức phân tử C12H22O11. Loại đường này cũng có trong các loại thực phẩm tự nhiên như mía, củ cải… Sau khi được tinh chế loại đường này được dùng để chế biến các loại nước ngọt, bánh kẹo…
4 thuc pham “trang” ma benh nhan tieu duong can phai bo ngay
 Ảnh minh họa đường tinh luyện, nguồn: Sức khỏe & Đời sống
Cơ thể chúng ta hấp thụ đường vào máu từ các loại thực phẩm ăn vào là khác nhau. Đường trắng trong nước ngọt, bánh kẹo sẽ bắn thẳng vào trong máu, đường trong sữa sẽ đi từng dòng vào trong máu, đường từ tinh bột sẽ chảy từ từ vào trong máu, đường trong trái cây sẽ vào máu theo kiểu nhỏ giọt và đường trong rau củ sẽ thẩm thấu từ từ vào máu.
Như vậy, đường vào máu càng chậm, càng tốt, bởi hậu quả của việc tăng đường huyết sẽ dẫn đến nhiều vấn để về sức khỏe, gây ra và làm trầm trọng hơn đối với người bị bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh tiểu đường. Để tiêu hóa được đường tinh luyện cơ thể phải tốn nhiều Calci, Natri, Kali, Magie, Crom lấy từ các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Và hậu quả là cơ thể sẽ bị thiếu hụt những vi chất thiết yếu đó.
Dưới đây là một số tác hại của đường tinh luyện:
- Đường gây tăng Glucose trong máu, suy nhược và mệt mỏi.
- Đường làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.
- Đường làm suy giảm hệ miễn dịch.
- Đường đẩy nhanh quá trình lão hoá.
- Đường gây sâu răng, làm xấu da.
- Đường ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng.
- Đường gây stress.
Đường rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của con người nhưng đó là đường ở dạng tự nhiên chứa trong rau củ, trái cây chứ không phải là đường tinh luyện.
Muối
Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ muối là có thể duy trì một sức khỏe tốt, rất hữu ích cho tế bào thần kinh. Muối ở dạng tự nhiên có chứa trong các loại rau củ như: Hành tây, Khoai tây, Cà chua… là đủ để giúp chúng ta khỏe mạnh.
Trong muối ăn NaCl là hợp chất vô cơ có liên kết ion bền vững khác muối trong rau củ, cho nên cơ thể dễ dàng sử dụng các muối hữu cơ có liên kết cộng hóa trị này.
Việc sử dụng quá nhiều muối sẽ dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu trong máu, tăng gánh nặng cho tim và thận, dẫn đến hàng loạt bệnh về huyết áp, tim mạch, thận, xương khớp, ung thư… Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc hạn chế muối ăn càng cần thiết hơn bởi những nguy cơ mắc những bệnh trên càng tăng cao hơn.
Lượng muối thích hợp đưa vào trên bệnh nhân tiểu đường thường dưới 5g/ngày, tốt nhất nên sử dụng muối tự nhiên chứa trong rau củ và trái cây. Tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn như Pizza, thịt hộp, cá muối, snack,… vì chúng chứa rất nhiều muối và các chất phụ gia độc hại khác.
Ngũ cốc tinh chế
Bột mì trắng và gạo trắng là hai loại ngũ cốc tinh chế được dùng phổ biến nhất hiện nay. Đối với lúa mì và lúa gạo thì phần dinh dưỡng chứa nhiều Enzyme, Acid amin, Vitamin, chất xơ nhất lại nằm ở lớp vỏ cám bên ngoài và mầm của nó. Thế nhưng ngũ cốc tinh chế lại được chà sát hết lớp vỏ nâu ấy để tăng vị ngon và tăng thời gian sử dụng. Đặc biệt khi dùng các món ăn được chế biến từ bột mì và gạo trắng làm cơ thể chúng ta bị thiếu hụt Vitamin nhóm B (đó là những loại Vitamin cần thiết cho việc tiêu hóa và chuyển hóa các chất đường bột), chúng ta phải huy động nguồn Vitamin B lấy ra từ các bộ phận khác trong cơ thể và dẫn đến hàng loạt rối loạn như: Kích thích thần kinh, rối loạn tiêu hóa, mỏi cơ, thiếu máu, giảm thị lực, rối loạn nhịp tim, tăng đường huyết…
4 thuc pham “trang” ma benh nhan tieu duong can phai bo ngay-Hinh-2
 
 Thay vì sử dụng ngũ cốc tinh chế làm nguồn lương thực chính hãy sử dụng ngũ cốc thô, nguyên cám như: Yến mạch, Gạo lứt… với hàm lượng Vitamin, Amino acid, Enzyme, chất xơ cao sẽ giúp cho bệnh nhân dễ dàng hấp thu chống béo phì và ngăn chặn các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư, tim mạch…

Vấn để đối với bệnh nhân tiểu đường không phải là lượng Carbohydrate đưa vào mà là nguồn Carbohydrate được lấy từ đâu. Những loại ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau củ là nguồn Carbohydrate có ích cho bệnh nhân tiểu đường.

Sữa

Sữa là sản phẩm tự nhiên mà tạo hóa ban tặng cho động vật có vú để nuôi con. Tuy nhiên nó chỉ thật sự tốt cho chính loài đó và trong giai đoạn đầu đời khi trẻ chưa có khả năng hấp thụ các chất khác. Việc con người uống sữa của loài động vật khác là một hình thức phá vỡ quy luật tự nhiên bởi loài người không có những Enzyme tiêu hóa sữa các các loài khác.

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã tìm ra mối liên quan giữa sữa bò và bệnh đái tháo đường type 1. Hệ miễn dịch của con người đã nhận lầm Protein trong sữa bò (Casein) với các tế bào β của cơ thể, và sẽ tấn công các tế bào đó và gây ra bệnh tự miễn và đái tháo đường Type 1. Ngoài ra, sữa nguyên kem còn chứa lượng lớn chất béo, chúng sẽ gây ra béo phì và hàng loạt rối loạn chuyển hóa khác.